Thứ bảy, 23/09/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyến đi ‘ba trong một’ của Thủ tướng tới Hoa Kỳ và những suy nghĩ về thương hiệu quốc gia Việt Nam

Huyền Trang
- 17:30, 18/05/2022

(DNTO) - Một chuyến đi thành công tốt đẹp với 60 hoạt động song phương, đa phương của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc, đã khẳng định thương hiệu quốc gia Việt Nam vượt qua phạm vi khu vực, bước đầu phủ sóng mạnh mẽ hơn trên toàn cầu.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Nhà Trắng, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Nhà Trắng, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Trưa 18/5, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam rời Hoa Kỳ, kết thúc chuyến công tác “ba trong một” của đoàn Việt Nam, vừa tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ, vừa thăm và làm việc tại Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc.

Chuyến đi của đoàn Việt Nam khép lại với hơn 60 hoạt động song phương kết hợp đa phương, ở cả tầm khu vực ASEAN cũng như tầm quốc tế. Ngoài ra là hơn 40 cuộc làm việc của các lãnh đạo bộ ngành tháp tùng với các đối tác Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực như tài chính, thương mại, quốc phòng, chuyển đổi số, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, biến đổi khí hậu…

Đáng chú ý, trong chuyến đi lần này, Việt Nam được phía Chính phủ Hoa Kỳ nói chung và các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn nói riêng, đánh giá là một quốc gia có nền chính trị ổn định, nền kinh tế năng động, ngày càng thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ Hoa Kỳ và các tập đoàn sở tại bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam để phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chuyển đổi năng lượng bền vững.

Về phía Việt Nam, một khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc gặp với Quỹ đầu tư lớn nhất toàn cầu Warburg Pincus, đã cho thấy cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho “đại bàng” đến “làm tổ”: "Tôi muốn giải quyết dứt điểm những băn khoăn của ngài, kể cả tại dự án cụ thể mà ngài nêu ra. Nếu ngài bước ra khỏi phòng này mà còn tiếp tục băn khoăn thì tôi còn băn khoăn hơn ngài. Nếu ngài còn tiếp tục băn khoăn, chúng ta có thể tiếp tục gặp nhau tại Hà Nội".

Các cán bộ chiến sĩ Việt Nam lên đường đến Cộng hòa Nam Sudan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc năm 2021. Ảnh: Duyên Phan/Tuổi trẻ.

Các cán bộ chiến sĩ Việt Nam lên đường đến Cộng hòa Nam Sudan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc năm 2021. Ảnh: Duyên Phan/Tuổi trẻ.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát thành công tốt đẹp, đã khẳng định vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế và cho thấy Việt Nam đã thành công khi xây dựng và nâng tầm thương hiệu quốc gia.

Trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập ở quy mô toàn cầu, thương hiệu quốc gia được đánh giá là tài sản vô giá. Giới chuyên gia đều nhận định rằng, thương hiệu quốc gia sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hành vi của chính khách, nhà đầu tư, nhân tài, khách du lịch, khách hàng quốc tế về quốc gia đó.

Đối với Việt Nam, năm 2021, thương hiệu quốc gia của Việt Nam được định giá đạt 388 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2020, duy trì thứ hạng 33 thế giới và nằm trong nhóm các thương hiệu mạnh, theo báo cáo từ Brance Finance.

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, giảng viên về quản trị thương hiệu và marketing (Đại học Thương mại) nhận định, trong năm 2022, với sự điều chỉnh chiến lược thích ứng với đại dịch, Việt Nam từng bước mở cửa thị trường, trong khi có khá nhiều quốc gia chậm hơn. Cùng với đó, trong hai năm đại dịch, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tái cơ cấu, điều chỉnh chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, đặc biệt là chiến lược, thương hiệu ra thị trường quốc tế. Đây là cơ hội rất tốt cho Việt Nam có thể thu hút đầu tư, kêu gọi các đối tác nước ngoài đến Việt Nam và cũng là cơ hội để Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.

Đặc biệt, chuyên gia cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia. Trong những năm qua, cộng đồng Việt kiều hỗ trợ rất lớn trong việc đưa các loại hàng hóa, đặc biệt là nông sản, hàng tiêu dùng của Việt Nam ra quốc tế. Đó cũng là lý do trong chuyến công du vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành tới 3 buổi gặp mặt cộng đồng kiều bào tại các khu vực ở Hoa Kỳ.

“Cộng đồng người Việt ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của Việt Nam. Chúng ta phải khai thác thế mạnh của cộng đồng doanh nhân nước ngoài để không chỉ là quảng bá sản phẩm mà còn thu hút công nghệ hiện đại từ nước ngoài về Việt Nam để nâng cao năng lực sản xuất; học tập cách quản trị, xây dựng thương hiệu và thu hút đầu tư. Điều này cũng sẽ cải thiện hình ảnh của đất nước Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đó cũng là tiêu chí của chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng hình ảnh Việt Nam tốt hơn trên thị trường quốc tế”, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh nhấn mạnh.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế mất rất nhiều thời gian, nhưng mang lại nhiều cơ hội cho đất nước, chính doanh nghiệp và mỗi người dân trong việc thu hút đầu tư, hấp dẫn khách du lịch... Dẫu vậy, việc giữ gìn hình ảnh đẹp đó còn khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu quốc gia không chỉ đến từ các chính khách, doanh nghiệp mà còn phụ thuộc rất lớn vào cộng đồng người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Hồ Ngọc Hà được công nhận danh xưng Friend of House của thương hiệu thời trang danh tiếng toàn cầu, một lần nữa khẳng định vị thế của mình.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá cả dao động đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp, nhưng nó vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Đặc biệt là khi vẫn tồn tại một "vết nhơ" trong ngành bán vé sự kiện.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo các chuyên gia, khi chuyển sang điện xanh, việc tăng giá điện sẽ không tránh khỏi. Người dân, doanh nghiệp phải sớm có phương án sử dụng hợp lý và sẵn sàng chấp nhận. Cơ quan quản lý phải phải xem xét lộ trình để tránh gây xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) cho rằng, không phải doanh nghiệp Việt muốn chậm lớn, có rất nhiều doanh nghiệp chân chính muốn lớn và trưởng thành một cách bài bản nhưng bị vướng cơ chế, thiếu các chính sách mang tính chiến lược, bền vững.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Lượng hóa các động lực tăng trưởng mới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dù khơi thông các nguồn lực, giải ngân hết 95% vốn đầu tư công, dự báo kinh tế năm nay cao nhất đạt 6%, tức không đạt mục tiêu 6,5%.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đi lên từ con số 0, chỉ sau một đêm Quang Hà đã vụt sáng thành sao khi được ghi nhận với bản hit Ngỡ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng “nghịch lý”: Doanh nghiệp Việt giỏi chống chịu, "sống dai" nhưng chậm lớn; nền kinh tế “khát vốn” nhưng lại khó hấp thụ vốn; tăng trưởng GDP cao nhưng lạm phát thấp; lạm phát thấp nhưng lãi suất cao...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia nhận định, CASA cải thiện phản ánh từ việc chính sách tiền tệ nới lỏng đang phát huy tác dụng. Tài khoản thanh toán "rủng rỉnh" hơn so với trước đây và tính thanh khoản của nền kinh tế dần hồi phục. Tỷ lệ CASA có thể đã tạo đáy, liệu sẽ "lội ngược dòng" trở lại thời hoàng kim thời gian tới?
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo chuyên gia, nhiều nhà đầu tư lo ngại việc Bộ Công thương giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán khung giá điện khó đảm bảo tính khách quan.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng yêu cầu tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao... có nguy cơ cháy, nổ cao để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 12/9, tại Thanh Hóa, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Hội khoá VI, triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần là hài hòa lợi ích Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp, hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm cho doanh nghiệp.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ, Joe Biden, ăn mừng mối quan hệ ngoại giao mới với Việt Nam bằng một loạt thỏa thuận hợp tác củng cố chuỗi cung ứng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, xuất khẩu Việt Nam sẽ có thêm những cơ hội phát triển mới sau chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ. Doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường này.
1 tuần