Thứ bảy, 28/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chợ truyền thống chấp nhận số hóa hay đối đầu với các ông lớn?

Tiến Dũng
- 12:10, 06/01/2021

(DNTO) - Sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng tiện lợi đã đẩy chợ truyền thống vào 2 lựa chọn sống còn: hoặc sống chung, hoặc thay đổi.

Từ sự thất thế của chợ truyền thống

Dạo quanh một số khu vực chợ truyền thống lớn trên địa bàn TP.HCM như chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), chợ Nguyễn Văn Trỗi (Q.3), chợ Tân Định (Q.1), không khó để bắt gặp các cửa hàng tiện lợi thuộc chuỗi bán lẻ đình đám như Satrafood, Co.op Food hay Bách Hóa Xanh ở gần bên. Những năm gần đây, thay vì kinh doanh độc lập, các cửa hàng tiện lợi này đã "tấn công" và cạnh tranh trực tiếp ngay tại chợ truyền thống.

Cửa hàng tiện lợi

Cửa hàng tiện lợi "bủa vây" chợ truyền thống. Ảnh:Trần Linh.

Điều này tạo nên nhiều sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng khi mua sắm, thay vì chỉ đến chợ mua đồ như trước nay. Tuy nhiên, về phía các thương nhân tại chợ, đây lại là sự cản trở lớn. 

Nhiều tiểu thương bán các loại thực phẩm như đồ tươi sống hay rau củ quả cho biết doanh thu của họ giảm rõ rệt sau khi xuất hiện các cửa hàng tiện lợi tại chợ. "Nhiều người bắt đầu ưu tiên mua đồ tại cửa hàng, cái gì không có mới quay ra chợ mua", một tiểu thương cho biết.

Điều này có thể lý giải được là do tâm lý người tiêu dùng có phần tin tưởng vào nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm tại cửa hàng tiện lợi, phần nữa do các cửa hàng này thường đặt tại những vị trí đắc địa, tiện lợi cho người tiêu dùng mua sắm.

Chưa đến 100m qua chợ Hiệp Bình (TP.Thủ Đức) có đến 2 cửa hàng Bách Hóa Xanh và 1 cửa hàng Co.op Food. Ảnh:Trần Linh.

Chưa đến 100m qua chợ Hiệp Bình (TP.Thủ Đức) có đến 2 cửa hàng Bách Hóa Xanh và 1 cửa hàng Co.op Food. Ảnh:Trần Linh.

Một lợi thế khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng tiện lợi là giá thành và chi tiêu. Giá thành tại cửa hàng tiện lợi chưa hẳn rẻ hơn chợ nhưng người mua sẽ được chủ động chi tiêu. Đơn cử như với rau muống, ở chợ thường bán theo bó với giá gần 10.000 đồng/bó. Trong khi đó khi mua tại cửa hàng, người mua có thể mua lẻ với vài nghìn đồng.

Đáng nói, ý thức về sức khỏe của người dân Việt Nam đã chuyển thành hành động, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành khiến việc tiếp xúc bị hạn chế. Điện thoại di động thúc đẩy việc sử dụng internet và người tiêu dùng Việt Nam tìm đến những trải nghiệm mới thay vì trung thành với một việc mua sắm truyền thống tại chợ.

Đến đòi hỏi chuyển đổi số bằng cách thích nghi

Có thể thấy thị trường bán lẻ là một miếng bánh màu mỡ mà các chợ truyền thống đã chiếm lĩnh lâu nay. Theo các báo cáo của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ và 9.000 chợ truyền thống với doanh thu dao động khoảng 10 tỷ USD mỗi năm, chiếm thị phần 75%. Theo số liệu từ Kantar Worldpanel, tạp hóa và chợ truyền thống vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, việc thích mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa đã ăn sâu vào thói quen của người dân các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo một khảo sát, có đến 32% người Việt Nam thích mua sắm tại cửa hàng tiện ích. So với toàn cầu tỷ lệ này là 22%. Đây chính là dư địa phát triển của cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa và siêu thị mini.

Những hãng công nghệ lớn như Grab, be, Now cũng nhanh chóng nhảy vào thị trường béo bở này với vai trò nhà logistics, tạo cơ hội cho các tiểu thương truyền thống chuyển đổi số và thích nghi với hoàn cảnh mới.

35-40% hàng hoá đang lưu thông qua chợ truyền thống, nhưng tốc độ tăng trưởng của kênh này chậm dần vì sức ép từ các mô hình bán lẻ hiện đại.

35-40% hàng hoá đang lưu thông qua chợ truyền thống, nhưng tốc độ tăng trưởng của kênh này chậm dần vì sức ép từ các mô hình bán lẻ hiện đại.

Tuy vậy do khá mới mẻ nên nhiều tiểu thương vẫn chưa thể thích nghi với công nghệ. Trên các trang thương mại điện tử có dịch vụ liên kết với chợ truyền thống, còn khá ít gian hàng đăng ký kinh doanh. Các tiểu thương cho biết họ đa phần là dân lao động nên khó tiếp cận với công nghệ. Thêm nữa muốn "bắt tay" với các dịch vụ số trung gian phải đáp ứng đủ các quy định, thủ tục giấy tờ và đặc biệt là tốn thêm chi phí chiết khấu.

2021 sẽ là năm bùng nổ xu hướng tiện lợi dành cho cả người mua và người bán. Các hình thức thanh toán scan barcode đã phổ biến tại chuỗi siêu thị Vinmart hoặc sử dụng ví diện tử để thanh toán. Tại Lotte Mart còn có dịch vụ mua hàng tại cửa hàng và vận chuyển tận nhà thông qua ứng dụng Speed L. Những thành tựu công nghệ được áp dụng mạnh mẽ trong năm qua và sắp tới sẽ càng mang đến sự tiện lợi cho tất cả mọi người như phần mềm quản lý bán hàng, máy POS, máy quét mã vạch.

Có thể thấy, Covid-19 đã tạo ra sự thay đổi lớn về cách tiêu dùng của người dân; buộc các nhà bán lẻ truyền thống phải có động thái phù hợp, trong đó, kênh bán hàng online đã được nhiều nhà bán lẻ phát huy hiệu quả. Để có thể duy trì hoạt động, chợ truyền thống không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp cận với các hình thức kinh doanh số để cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn ngành bán lẻ.

Sự bùng nổ của loại hình cửa hàng tiện lợi bắt đầu từ năm 2016, khi Chính phủ giảm bớt những rào cản đối với cửa hàng có diện tích dưới 500 m2. Một trong những lợi thế tại Việt Nam là mật độ các cửa hàng tiện lợi trên dân số hiện hữu hiện vẫn còn rất ít và chưa được phân bố đồng đều ở các địa phương.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm