Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi… và sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời đã khiến thị phần của chợ truyền thống bị thu hẹp là nỗi lo của các tiểu thương. Làm sao để chợ truyền thống vẫn giữ được “chỗ đứng” trong thời đại công nghiệp 4.0?
Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi xuống thấp ở mức kỷ lục, nhiều địa phương chỉ còn giá 46.000 – 49.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi kiệt sức vì thua lỗ. Nếu không có chính sách tháo gỡ kịp thời, người dân không tái đàn, nguy cơ khủng hoảng thiếu và giá heo hơi sẽ tăng đột biết thời gian tới là điều rất dễ xảy ra.
86% trong tổng số 8.500 chợ truyền thống là chợ hạng 3, hiện đang xuống cấp trầm trọng nhưng khó thu hút nhà đầu tư tư nhân vì lợi nhuận chưa hấp dẫn.
Tại các chợ truyền thống ở TP.HCM, giá một số mặt hàng rau củ đã dần hạ nhiệt, có loại giảm mạnh đến 20.000 đồng/1kg, giá thịt heo cũng được điều chỉnh nhưng chỉ giảm thấp, chưa đáng kể.
Trong vòng 25 ngày qua, giá heo hơi vụt tăng rồi hạ nhiệt, từ mức 59.000 đồng/kg ngày 3/7 lên 70.000 - 72.000 đồng/kg vào ngày 20/7 và hạ dần, mỗi ngày một giá, tới hôm nay (28/7) thì còn 67.000 – 68.000 đồng/kg heo hơi. Tuy nhiên, giá heo mảnh tại các chợ vẫn neo ở mức cao.
Thời gian gần đây, giá xăng đã giảm mạnh nhưng giá hàng hóa chưa “hạ nhiệt”, nhiều tiểu thương đưa ra lý giải cho vấn đề này. Theo đó, chủ yếu do nguồn hàng từ nhà cung cấp giảm, giá vật tư nuôi trồng tăng, thiệt hại do thời tiết khiến giá hàng hóa vẫn ở mức cao.
Trước tình hình thời tiết mưa bão đang diễn ra làm cho chuỗi cung ứng thực phẩm bị ảnh hưởng, kéo theo đó giá cả các mặt hàng cũng tăng theo, đặc biệt là rau củ.
Chương trình khuyến mại tập trung – mùa mua sắm 2022 năm nay, các doanh nghiệp sẽ được phép khuyến mãi 100%. Có 245 chợ truyền thống cũng tham gia chương trình.
Sau thời gian dài “ngủ đông” vì dịch Covid-19, hiện nay, hoạt động kinh doanh tại các chợ truyền thống ở TP.HCM đã khởi sắc hơn. Những chợ sỉ, chợ thường đón khách du lịch cũng có sinh khí hơn so với trước.
Tưởng chừng sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các tiểu thương tại các chợ truyền thống sẽ dần trở lại được kinh doanh bình thường mới. Thế nhưng, việc trở lại đã không như trước, nhiều tiểu thương đóng cửa vì lỗ vốn, hộ mua bán cầm chừng chờ cơ hội.
Trước áp lực giá xăng dầu tăng liên tiếp 7 lần, giá gas và nguyên vật liệu cũng tăng, hiện nay các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đều rủ nhau tăng giá.
Giá xăng dầu tăng mạnh trong thời gian qua và có khả năng cao tiếp tục tăng trong thời gian tới đã tác động nhiều tới doanh nghiệp logistic, buộc họ phải tăng giá dịch vụ cung ứng, từ đó tác động ít nhiều đến doanh nghiệp sản xuất.
Hôm nay, 25/1, một tuần trước Tết Nguyên đán 2022, ghi nhận tại hệ thống các siêu thị, sức mua bắt đầu tăng. Tại chợ truyền thống, không khí mua sắm khá trầm lắng.
Theo thống kê của Sở Công thương TP.HCM, tính đến ngày 17/1, trên địa bàn thành phố có 3/3 chợ đầu mối và 211/233 chợ truyền thống hoạt động; chỉ còn 22/233 chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động.
Giữa tháng 12 vừa qua, UBND quận 1 đã kiến nghị UBND TP.HCM, Sở Công thương, Sở Tài chính chấp thuận chính sách hỗ trợ chấm dứt hoạt động chợ Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé. Nếu được chấp thuận, UBND quận 1 dự kiến dừng hoạt động chợ Tôn Thất Đạm trong quý 2/2022.