Thứ năm, 27/06/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chờ động lực mới từ cơ chế đặc thù để tạo đột phá cho phát triển logistics xuất khẩu 

Hồng Gấm
- 16:18, 27/06/2024

(DNTO) - Doanh nghiệp logistics Việt đang có nhiều cơ hội để tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, cơ hội sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều nếu như các điều kiện về thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh và quy định pháp luật không tạo ra vướng mắc. 

Việt Nam chỉ có 5.000 doanh nghiệp thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chiếm 0,001% tổng doanh nghiệp trên cả nước. Ảnh: TL.

Việt Nam chỉ có 5.000 doanh nghiệp thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chiếm 0,001% tổng doanh nghiệp trên cả nước. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp luôn ở thế bị động 

Hiện cả nước có gần 1 triệu doanh nghiệp, nhưng số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chiếm 0,001% tổng doanh nghiệp trên cả nước. Như vậy, sau gần 40 năm phát triển doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam thực sự trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu là rất thấp. 

Phân tích con số “mỏng” trên, TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, đã chỉ ra một số khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt đang gặp phải khi gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Đó là việc đáp ứng những yêu cầu hết sức khắt khe, yêu cầu cao về phương diện kỹ thuật, quản trị và thời gian giao hàng của doanh nghiệp đầu chuỗi. 

"Họ yêu cầu doanh nghiệp Việt phải thiết lập hệ thống công nghệ đáp ứng yêu cầu về sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, lao động, điều kiện về vệ sinh an toàn lao động. Những yêu cầu này không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được", ông Bình nêu thực tế. 

Cùng với đó là yêu cầu về sản xuất xanh từ thị trường quốc tế ngày càng cao, buộc các quốc gia khác khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu phải đẩy nhanh quá trình xanh hoá sản xuất. Để đáp ứng những yêu cầu trên, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều, trong khi đầu tư đòi hỏi nguồn vốn rất lớn và phải liên tục đáp ứng yêu cầu của đầu chuỗi.  

Hơn nữa, để bỏ ra số tiền vốn lớn, doanh nghiệp phải có niềm tin rất lớn vào môi trường kinh doanh, khi họ đầu tư sẽ là an toàn, sẽ không có quá nhiều sự thay đổi về cơ chế chính sách, không có sự thay đổi về quy định pháp luật. 

Đặc biệt, cho đến nay chính sách thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng thực thi không hiệu quả. Chưa có những cơ chế, chính sách riêng cho khuyến khích phát triển logistics xuất khẩu. Đó là lý do khiến chuỗi sản xuất, xuất khẩu còn gặp vướng mắc theo các quy định của pháp luật hiện hành. Nhận thức và năng lực thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu từ phía các doanh cũng là hạn chế.  

Chia sẻ tại Diễn đàn Đa dạng hoá chuỗi cung ứng, phát triển thị trường, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp” chiều 26/6, bà Bùi Thị Việt Lâm, đại diện Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) cho biết, năm nào phái đoàn cấp cao Mỹ cũng đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ có thể kéo dài 1 - 2 năm, dòng vốn đầu tư cùng các nhà đầu tư cũng có hạn bởi Việt Nam không phải là nước có lợi thế duy nhất trong khu vực. 

Bà Lâm dẫn chứng, một năm trở lại đây thấy rõ sự thay đổi nhanh chóng trong thu hút đầu tư của Malaysia, Indonesia, Singapore; trong khi nhiều nhà đầu tư đã tìm hiểu Việt Nam nhưng sau đó cũng đã chuyển hướng để đầu tư ở thị trường khác.  

“Điều đáng tiếc là con số đầu tư đó lớn mà khi họ lựa chọn đầu tư ở nước khác, sẽ thu hút các doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái tại quốc gia đó”, bà Lâm nêu rõ.  

Một thách thức nữa là hầu hết doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập khẩu các nguyên liệu tinh từ nước ngoài. Đây là lý do khiến giá trị gia tăng ngành công nghiệp của Việt Nam còn thấp. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử lớn, nhưng lợi nhuận từ gia công là thấp. Việc gia công sản xuất điện tử chủ yếu đến từ các nhà sản xuất linh kiện lớn. 

"Trong khi đó, tính kết nối của doanh nghiệp nội với các nhà sản xuất FDI chưa cao. Doanh nghiệp Việt Nam luôn ở thế bị động, thiệt thòi trong đàm phán đơn hàng và giá cả. Nhiều chính sách của Chính phủ vẫn chưa đi sâu vào với doanh nghiệp" bà Lâm cho biết và kiến nghị Chính phủ cần có chính sách để tạo sự bứt phá trong ngành chế biến chế tạo.  

Tư duy hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần đổi mới, bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp một cách trọng tâm, trọng điểm hơn nữa. Ảnh: TL.

Tư duy hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần đổi mới, bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp một cách trọng tâm, trọng điểm hơn nữa. Ảnh: TL.

Chính sách hỗ trợ cần có tính chất trọng tâm, trọng điểm  

Các chuyên gia nhận định, doanh nghiệp logistics Việt Nam đang có nhiều cơ hội để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ Chính phủ đang quyết tâm tập trung cao độ trong việc giải quyết các “nút cổ chai” của nền kinh tế là kết cấu hạ tầng. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp cần nỗ lực trong việc nắm bắt các xu thế như tín chỉ xanh, kinh tế số…, tạo thế mạnh về cạnh tranh. Tuy nhiên, những nỗ lực tự thân đó sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều nếu như các điều kiện về thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh và quy định pháp luật không tạo ra vướng mắc. 

Nêu quan điểm, TS Lê Duy Bình cho rằng, đứng trước yêu cầu mới về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cần hành động cấp bách để xác lập vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, và khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục trở lại, cần trả lại không gian cho thị trường và cho các nguyên tắc của cơ chế thị trường.

 Các biện pháp mang tính chất bao cấp, hỗ trợ, miễn, giảm đã được thực hiện quá dài cũng phải được “thu lại” hoặc thu hẹp dần về quy mô hay cường độ, nhờ đó thị trường sẽ quay trở lại vận hành đúng như quy luật vốn có của nó… 

Ông Bình nhấn mạnh, việc thu lại dần những biện pháp hỗ trợ không có nghĩa là nhà nước không tiếp tục có những biện pháp kiến tạo cho doanh nghiệp phát triển. Thay vì các biện pháp hỗ trợ như miễn, giảm, giãn, hoãn trên diện rộng thì nguồn lực từ ngân sách nhà nước đáng lẽ để dành cho việc này có thể được sử dụng để đầu tư, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cho các doanh nghiệp.

Thể chế cần đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai về kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, các doanh nghiệp, các tổ chức trong các hệ sinh thái của các ngành công nghiệp mới trong tương lai như chất bán dẫn, chip, phương tiện vận tải điện, năng lượng sạch, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo. 

“Đặc biệt là giảm bớt hình thức trợ cấp, hỗ trợ sẽ nâng cao tinh thần tự lực, tự cường của cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp tiên phong, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám dấn thân vào các lĩnh vực mới mà nền kinh tế thực sự cần…”, ông Bình nêu quan điểm.    

Bà Bùi Thị Việt Lâm, đại diện USABC cũng cho rằng doanh nghiệp không thể tự làm một mình, doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế không thể so sánh với các “gã khổng lồ”. Ví dụ như các thành viên trong chuỗi giá trị của Apple hiện cũng chưa có nhiều doanh nghiệp Việt.  

Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách đột phá đồng bộ, nhất là khi các quốc gia xung quanh có chính sách mạnh mẽ và táo bạo. Chẳng hạn như cho phép thử nghiệm các sandbox tạo thu hút trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Luật khuyến khích công nghiệp công nghệ số, Chiến lược phát triển ngành bán dẫn,…

"Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi hiệu quả hơn, nguồn lực cần phải "ra tấm ra món” để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đáp ứng các điều kiện của nhà sản xuất lớn thì mới có thể tham gia chuỗi cung ứng. Tiếp tục cải cách thủ tục, phê duyệt hồ sơ nhanh, kịp thời là cần thiết bởi đơn đặt hàng của doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu đúng hạn, thời gian thực hiện từ 2-3 tháng để sản phẩm đáp ứng", bà Lâm nhấn mạnh. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp logistics Việt đang có nhiều cơ hội để tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, cơ hội sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều nếu như các điều kiện về thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh và quy định pháp luật không tạo ra vướng mắc. 
10 phút
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội nghị sữa toàn cầu 2024 diễn ra tại London (Anh Quốc), với sự tham dự của đại diện duy nhất từ Việt Nam là Vinamilk. Tham luận về chiến lược đổi mới và phát triển bền vững với nhiều bước tiến lớn, Vinamilk đã tạo ấn tượng với hội nghị về sự phát triển của ngành sữa Việt Nam.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 26/6, Chi hội Tạp chí Điện tử Doanh nhân trẻ tổ chức Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2026. Đại hội đã tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ vừa qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới và bầu ra Ban Thư ký Chi hội mới có đủ năng lực, phẩm chất để tiếp tục lãnh đạo Chi hội.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp lo ngại việc đầu tư tái chế sớm có thể khiến họ phát sinh nhiều chi phí khi chưa có quy định xác định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng trải nghiệm qua nhiều dòng xe rồi đổi sang VinFast VF 7, nhiều khách hàng có chung nhận định rằng đây là mẫu xe vượt trội cả về thiết kế, vận hành và công nghệ trong phân khúc và tầm giá.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù thoát khỏi cảnh ‘ăn đong’ từng đơn hàng nhưng đơn giá vẫn thấp hơn 20-50% so với năm trước dịch. Doanh nghiệp muốn giữ được lợi nhuận buộc phải tìm mọi giải pháp để tiết giảm tối đa chi phí đầu vào.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thay vì cào bằng mức thuế 20% như hiện hành, Bộ Tài chính vừa đề xuất doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (doanh thu dưới 50 tỷ đồng/năm) có thể được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15 - 17%, tuỳ theo doanh thu năm trước liền kề.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinamilk nằm trong nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên của danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024 do Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố lần đầu tiên, cũng là doanh nghiệp sữa duy nhất của Việt Nam trong bảng xếp hạng này.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Lo ngại về suy thoái kinh tế, mất việc làm khiến người tiêu dùng giảm mua sắm, sử dụng các dịch vụ không thiết yếu. Điều này tác động trực tiếp tới doanh thu của các nhãn hàng phục vụ tiêu dùng. Doanh nghiệp cần biết khách hàng muốn gì, cần gì để có chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm phù hợp.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn hóa của hãng Nvidia đã tăng gấp 9 lần kể từ cuối 2022, nay vượt qua cả Microsoft để trở thành công ty có giá trị cao nhất trên thị trường chứng khoán thế giới.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhằm đẩy mạnh kinh doanh và tăng cường phát triển công nghệ số tại ngân hàng, Sacombank đang tuyển dụng hơn 130 nhân sự làm việc tại nhiều vị trí chủ chốt ở Hội sở chính (266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Lộ trình thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của doanh nghiệp điển hình, Vinamilk, đang không chỉ giúp doanh nghiệp có những bước đi đầu tiên bài bản, mà đã dần tạo ra tác động lên cả “hệ sinh thái” khi thay đổi tư duy về sản xuất xanh, nông nghiệp bền vững bên ngoài phạm vi các nhà máy, trang trại…
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhiều giao dịch trên thị trường carbon thực hiện qua hình thức bán tiền mặt có thể làm giảm giá cả và hiệu quả và tính minh bạch của thị trường carbon. Thị trường cần thêm chuẩn mực kế toán và các vấn đề pháp lý mới để hoàn thiện.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chưa đầy 10 tháng từ ngày triển khai, hệ sinh thái nơi khoanh nuôi cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã tái sinh một cách kì diệu. Bên trong hàng rào bảo vệ 25ha rừng, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự nổi lên của các nhà đầu tư trong nước, sự mở đường khi nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ sẽ giúp thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) tại Việt Nam có thêm nhiều người mua mới, sôi động hơn.
1 tuần
Xem thêm