Thứ bảy, 04/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Hiện chi phí logistics mảng nông nghiệp ở Việt Nam cao hơn Singapore khoảng 300%, việc thiết lập chuỗi logistics có tính liên kết giữa khu vực sản xuất với các đầu mối giao thương là yêu cầu cấp thiết để nông sản Việt không bị lép vế vì chi phí logistics đắt đỏ.
Hàng tỷ USD dồn dập đổ về với sự mở rộng sản xuất của loạt tập đoàn đa quốc gia, khiến giá thuê bất động sản công nghiệp tăng vọt tới 30%. Dù là "miếng bánh" hấp dẫn, song dự báo mức thuế tối thiểu toàn cầu và phí logistics cao sẽ là trở ngại hút vốn vào phân khúc này trong thời gian tới.
Hiện, chi phí logistics trong giá thành sản phẩm nông nghiệp của nước ta chiếm từ 12-38%, đây là con số rất cao so với các nước trong khu vực. Điều này đòi hỏi hệ thống logistics phải sớm hoàn thiện rộng khắp.
Hiện việc ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp logistics mới chỉ chiếm gần 40%. Điều đó đặt ra thách thức cho Việt Nam là cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để tận dụng nền tảng kỹ thuật số trong sản xuất và phân phối hàng hóa, tạo bước phát triển đột phá cho ngành logistics.
Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp (3PL,4PL) tại Việt Nam chỉ chiếm 16%, còn lại rơi vào tay các doanh nghiệp ngoại, là một trong những nguyên nhân khiến giá cước vận chuyển trong nước vẫn cao hơn so với khu vực.
Cũng giống như đại dịch Covid-19 và sự đứt gãy kinh tế do đại dịch đem đến, khủng hoảng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển toàn cầu sẽ vẫn làm chậm quá trình vận chuyển hàng toàn cầu, và sẽ đẩy lạm phát tăng cao cho đến năm 2023.
Logistics đang dần chuyển dịch khi có đến trên 50% hợp đồng phục vụ cho thị phần tiêu thụ nội địa, đi theo sự tăng trưởng đột biến của thương mại điện tử.
Ngày 10/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh có văn bản số 4812/BCT-XNK gửi các bên liên quan xem xét giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi để chia sẻ khó khăn cho các doanh nghiệp trong dịch Covid-19.
Trước thực trạng chi phí logistics leo thang gây ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải thành lập Tổ công tác liên bộ để rà soát và tháo gỡ các khó khăn…
Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB), cộng đồng doanh nghiệp trong năm qua gặp khó khăn chưa từng thấy do tác động của dịch Covid-19.
Phát triển ngành dịch vụ logistics (các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hóa) trong chế biến và tiêu thụ nông sản sẽ giúp các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nâng cao giá trị.