Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cấp tín dụng vượt khung cho dự án Nhiệt điện: Rủi ro nào đang chờ Vietcombank?

Huyền Trang
- 14:35, 20/05/2021

(DNTO) - Sau khi 3 ngân hàng khác là Vietinbank, BIDV, Agribank rút lui, một mình Vietcombank sẽ thu xếp 27.100 tỷ đồng vốn đầu tư cho Dự án nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1. Theo chuyên gia Phạm Xuân Hòe, ngân hàng này sẽ phải đối diện với nhiều rủi ro đang trực chờ phía trước.

Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ được một mình Vietcombank tham gia thu xếp vốn lên tới 27.100 tỷ đồng. Ảnh: T.L.

Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ được một mình Vietcombank tham gia thu xếp vốn lên tới 27.100 tỷ đồng. Ảnh: T.L.

Dự án nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư sau thuế là 42.022 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 27.100 tỷ đồng, sẽ do một mình ngân hàng Vietcombank thu xếp sau khi 3 ngân hàng khác là Vietinbank, BIDV, Agribank rút lui.

Tuy nhiên, theo Luật Các tổ chức tín dụng, Vietcombank không thể cho EVN vay quá 15% vốn tự có, và quá 25% cho EVN và bên có liên quan. Nếu muốn giải ngân nguồn vốn khủng cho EVN, Vietcombank cần được Thủ tướng đồng ý.

Hồi cuối tháng 3, theo quyết định Số: 483/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Vietcombank được cho phép cấp tín dụng vượt khung, giúp tăng hạn mức của EVN tại ngân hàng này lên 37.402 tỷ đồng, EVN và bên có liên quan lên 51.630 tỷ đồng, chỉ áp dụng cho EVN với dự án Quảng Trạch 1.

Tuy nhiên, Quyết định của Thủ tướng cũng chỉ rõ, Vietcombank sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về đánh giá, thẩm định dự án, khả năng trả nợ của EVN, các rủi ro; được tự quyết định việc cấp tín dụng đối với EVN để thực hiện dự án và đảm bảo thu nợ.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm thanh tra, giám sát theo quy định pháp luật việc cấp tín dụng vượt giới hạn của Vietcombank đối với EVN và người có liên quan để thực hiện dự án, và mức độ tập trung tín dụng của EVN cùng các doanh nghiệp liên quan tại các tổ chức tín dụng, để kịp thời phát hiện, cảnh báo và có biện pháp xử lý rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.

Với việc một dự án nguồn điện đầu tiên của EVN được thu xếp 100% vốn vay từ ngân hàng trong nước và không có bảo lãnh của Chính phủ, đặc biệt lại là nhiệt điện than, ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, cho biết, ở góc độ kinh tế vĩ mô, nếu các ngân hàng tiếp tục “đổ” tiền vào các dự án nhiệt điện than sẽ đe dọa đến rủi ro của hệ thống tài chính.

Nguyên nhân là để xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện 600 MW cần hơn 1 tỷ USD, mà vốn tự có của ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay chỉ hơn 3 tỷ USD. Trong khi đó, vốn từ các tổ chức tài chính được xem là một “vòi” bơm tiền quan trọng của nền kinh tế, chiếm tới 70% tổng tài sản, tài chính của nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, nếu tiếp tục dồn tiền cho các dự án nhiệt điện than vay, hệ thống tài chính quốc gia sẽ bị ảnh hưởng.

Đối với Vietcombank, khi ngân hàng này “bơm” vốn “khủng” cho EVN sẽ phải đối diện với rủi ro chiến lược. Bởi theo ông Hòe, nếu một ngân hàng muốn vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam buộc phải áp dụng các thông lệ quốc tế, tức doanh nghiệp phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG), như khi bỏ vốn đầu tư không được gây rủi ro về môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống người dân…

“Theo đánh giá của Tổ chức Quốc tế bảo tồn thiên nhiên WWF, việc tuân thủ tiêu chuẩn ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất thấp so với các ngân hàng trong khu vực ASEAN. Như vậy đến khi nào ngân hàng Việt Nam mới có thể trở thành tầm cỡ khu vực?”, ông Hòe đặt vấn đề.

Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cảnh báo Vietcombank nên cân nhắc kĩ về việc đảm bảo tín dụng khi cho EVN vay tiền để đầu tư nhiệt điện than. Ảnh: T.L.

Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cảnh báo Vietcombank nên cân nhắc kĩ về việc đảm bảo tín dụng khi cho EVN vay tiền để đầu tư nhiệt điện than. Ảnh: T.L.

Hiện nhiều tổ chức tài chính trên thế giới đã quyết định ngừng đổ vốn vào nhiệt điện than. Một báo cáo của Viện Phân tích kinh tế và tài chính năng lượng (IEEFA) cho biết, nhiều tổ chức tín dụng lớn (có tổng tài sản đang quản lý đạt trên 10 tỉ USD) tuyên bố ngừng, hoãn, hạn chế đầu tư cho điện than cũng như hoạt động hợp tác với các đối tác có tham gia sản xuất điện than. Danh sách này đến nay đã đạt tới con số 132 và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng.

Cùng với đó, gần 700 nhà đầu tư trên thế giới cũng đang đề nghị các chính phủ lên kế hoạch loại bỏ dần nhiệt điện than bằng việc chấm dứt hoàn toàn trợ cấp cho nguyên liệu hóa thạch và đánh thuế phát thải.

Do vậy, theo ông Hòe, Vietcombank hay các ngân hàng vẫn đang rót vốn cho các dự án nhiệt điện than sẽ phải đối mặt với rủi ro về uy tín, bởi xu thế hiện nay, các cổ đông chiến lược và cổ đông nhỏ lẻ của ngân hàng hay kể cả người gửi tiền đang có xu thế thoái vốn khỏi các định chế tài chính cho vay nhiều vào nhiệt điện than.

Mặc dù các nhà đầu tư Việt Nam hiện nay ít quan tâm đến chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết, nhưng đối với nhà đầu tư nước ngoài, họ quá hiểu câu chuyện này. Đối với một nhà đầu tư nước ngoài, người ta bỏ tiền mua trái phiếu của một ngân hàng, người ta phải đánh giá lại xem doanh nghiệp có thực hiện trách nhiệm với xã hội hay không.

“Hiện giá cổ phiếu của doanh nghiệp ngân hàng đang rất hot, nhưng rất có thể khi thị trường minh bạch hơn, yếu tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn, sẽ là câu chuyện khác”, ông Hòe nhấn mạnh và không quên cảnh báo, lãnh đạo ngân hàng Vietcombank phải tiếp cận với xu thế của thế giới để có quyết định thông minh hơn khi đầu tư vào các dự án nhiệt điện than.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
7 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thông tin từ HoSE, ngày 5/5 tới, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mùa công bố kết quả kinh doanh chuẩn bị khi quý 1 đã chính thức khép lại. Ngành bất động sản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư với nhiều dự báo được đưa ra.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều cổ phiếu cao su từng tăng bốc đầu hơn 20% kể từ đầu năm, tuy nhiên vài phiên trở lại đây nhóm này lại đồng loạt giảm mạnh khi khá nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Lực bán mạnh trước tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đã khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, lùi gần về mốc 1.300 điểm, sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc thuế đối ứng có thể nhắm vào tất cả các quốc gia.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều công ty chứng khoán đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt hai con số, cao vượt bậc so với nhiều năm qua.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Quyết định của Tổng thống Donald Trump vào ngày 26/3 về việc áp dụng mức thuế 25% với ô tô nhập khẩu xuất phát từ một mục tiêu chính trị rõ ràng: bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kết quả của chính sách này không hoàn toàn mang lại những lợi ích như kỳ vọng mà kéo theo hàng loạt hệ lụy tiêu cực.
1 tuần
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tiền xuất hiện ở cả khối nội và khối ngoại chung tay bắt đáy giúp ORS bật tăng sau chuỗi ngày nằm sàn liên tiếp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
PDR chào phiên đầu tuần ngay giá sàn. Nhà đầu tư rũ hàng mạnh, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy đã phần nào cản lực rơi của cổ phiếu này.
1 tuần
Xem thêm