Thứ sáu, 03/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sự thật thừa điện vẫn không thể giảm giá

Lương Bằng
- 19:00, 19/05/2021

(DNTO) - Chuyện thừa điện vài tháng nay được nói đến nhiều. Đó là thực tế. Nhưng nói đầy đủ phải là thừa điện ở một số thời điểm trong ngày và thừa điện mặt trời với mức giá cao. Cho nên việc giảm giá điện là điều không dễ.

Thừa điện giá cao ở một số thời điểm

Báo cáo mới nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy: Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến nhu cầu sử dụng điện giảm. Sản lượng điện thực tế năm 2020 là 247 tỷ kWh, tăng trưởng phụ tải ở mức 3%.

Đó là con số rất thấp. Các năm trước đây, khi không xảy ra dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng phụ tải thông thường ở mức 9-10%.

Trong khi đó, năm 2020 chứng kiến sự bùng nổ của điện tái tạo. Cả năm 2020, sản lượng điện năng lượng tái tạo khai thác được là 12 tỷ kWh, cho dù kế hoạch ban đầu chỉ là trên 10 tỷ kWh.

Ảnh: Lương Bằng.

Ảnh: Lương Bằng.

Sang năm 2021, Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện. Việc cung ứng điện từ nay đến hết năm 2021 phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh và chính sách của Chính phủ. Song, nguồn năng lượng tái tạo vẫn được huy động ở mức cao. Cụ thể, theo ước tính của A0, năm 2021 có thể khai thác 32 tỷ kWh điện tái tạo, gấp nhiều lần năm 2020.

Với tình hình dịch bệnh đang diễn ra nghiêm trọng ở một số tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang hiện nay, du lịch vẫn “đóng băng”, nhu cầu sử dụng điện khó có thể hồi phục nhanh. Hồi tháng 3, EVN từng dự báo nguy cơ thừa nguồn toàn hệ thống có thể trở nên trầm trọng hơn.

Vấn đề tiết giảm phát năng lượng tái tạo cũng như các nguồn các nguồn khác là tình trạng khách quan không mong muốn. Nguyên nhân chính là nhu cầu sử dụng điện tăng thấp do chưa đồng bộ đầu tư các công trình lưới, kinh tế chững lại và ảnh hưởng sâu rộng bởi dịch bệnh.

Nói về việc giảm phát các dự án năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam, cho rằng do Covid-19 nên nhu cầu dùng điện cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ giảm, dẫn tới xảy ra việc thừa điện ở một số thời điểm và đây chỉ là nhất thời. “Cho nên phải thông cảm EVN hơn là trách móc họ”, ông Tiến nhấn mạnh.

Ông cũng không quên lưu ý, khi nhu cầu dùng điện tăng trở lại thì việc quá tải đường dây cũng có thể xảy ra, dẫn đến việc cắt giảm công suất.

Điện mặt trời, điện gió tăng nhanh trong thời gian ngắn. 

Điện mặt trời, điện gió tăng nhanh trong thời gian ngắn. 

Hiện nay, mức giảm công suất phát vẫn trong khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tiếp tục giảm trong thời gian dài doanh thu sẽ không đảm bảo được dòng tiền trả lãi ngân hàng hoặc các doanh nghiệp phải cơ cấu lại thời gian trả nợ, thay vì trả 7 năm thì kéo dài lên 11 năm.

Mua giá cao, khó giảm giá

Trước vấn đề “thừa điện”, một số ý kiến cho rằng tại sao cung tăng cầu giảm lại không thể giảm giá điện? Như trên đã nói, việc thừa điện “chỉ xảy ra ở một số thời điểm”, nhất là buổi trưa, các ngày cuối tuần, nghỉ lễ tết. Đó là thời điểm lượng điện mặt trời phát hết công suất, trong khi nhu cầu dùng điện xuống thấp.

Để có thể tải được lượng điện mặt trời sản xuất ra, EVN phải giảm huy động các nguồn điện truyền thống như điện than, khí, thủy điện; đặc biệt lượng điện than giảm đáng kể. Ngay cả các thủy điện nhỏ cũng phải nhường giờ phát cao điểm để đảm bảo cho việc tiêu thụ điện mặt trời của các nhà máy.

Song, việc phát hết điện mặt trời là điều không tưởng bởi có thể gây rủi ro cho hệ thống điện. Ngoài ra, việc vận hành hệ thống điện vẫn phải đảm bảo yếu tố thị trường điện, bao tiêu cho các nhà máy điện BOT, các hợp đồng ký Nam Côn Sơn, Tây Nam bộ,... Ngoài ra, thủy điện lớn phải đảm bảo cấp nước hạ du, tưới tiêu.

Cũng vì ưu tiên phát năng lượng tái tạo, cho nên các tổ máy thủy điện phải thay đổi linh hoạt công suất để bù đắp thay đổi năng lượng tái tạo và phạm vi mực nước giới hạn, ảnh hưởng an ninh cấp điện cuối mùa khô. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện phải tăng số lần khởi động/thay đổi công suất các tổ máy nhiệt điện than/tuabin khí làm tăng nguy cơ sự cố tổ máy (sự cố Phú Mỹ 2.2, Bà Rịa,... ).

Thống kê của A0 cho thấy, năm 2019 có 4.500MW điện mặt trời vào vận hành thì số lần khởi động tổ máy nhiệt điện do thừa nguồn năng lượng tái tạo là 74 lần; năm 2020 tăng lên 192 lần; còn 4 tháng đầu năm 2021 là 334 lần. Điều này khiến nhiều nhà máy điện BOT “kêu rất nhiều”.

Đáng lưu ý, điện mặt trời lại có giá cao hơn nhiều thủy điện, nhiệt điện (điện mặt trời có giá từ 1.644-2.100 đồng/kWh chưa kể phí truyền tải), trong khi giá thủy điện, nhiệt điện trung bình thấp hơn nhiều.

Sản lượng điện năng lượng tái tạo dự kiếm chiếm 12,2% sản lượng điện toàn hệ thống.

Sản lượng điện năng lượng tái tạo dự kiếm chiếm 12,2% sản lượng điện toàn hệ thống.

Tại cuộc họp mới đây tại EVN, có đại biểu đặt ra câu hỏi: Sản lượng điện mặt trời và điện gió tăng cao như vậy ảnh hưởng thế nào đến tài chính của EVN?

Có thể lý giải được rằng, việc mua điện mặt trời, điện gió cao hơn giá bán lẻ điện bình quân tất yếu ảnh hưởng đến tài chính của EVN, làm lợi nhuận giảm đi. Lợi nhuận giảm đi khiến cơ hội giảm giá càng khó khăn bởi việc duy trì được giá điện như hiện nay đã là một thách thức.

Đặc biệt là khi năm 2020, EVN đã dành ra khoảng 12.300 tỷ đồng trong hai đợt giảm giá điện với tổng thời gian giảm lên tới 6 tháng (đợt 1 hơn 9.300 tỷ đồng giảm trực tiếp cho khách hàng trong kỳ hóa đơn từ tháng 4 đến tháng 6; đợt 2 số tiền giảm lên trên 3.000 tỷ đồng).

Trong trung hạn, Việt Nam vẫn có nhu cầu lớn về điện, nguy cơ thiếu điện vẫn có thể xảy ra nếu không đầu tư thêm nguồn điện. Theo EVN, trong giai đoạn 2021-2025, phụ tải tăng trưởng khoảng 8,9%/năm, tương đương nhu cầu cung cấp điệđiện mặt trờin tăng khoảng 23,6-30,5 tỷ kWh/năm. Sản lượng các nguồn mới bổ sung chỉ đạt 6,1-16,7 tỷ kWh/năm, thấp hơn rất nhiều sovới nhu cầu. Nguyên nhân do nhiều nguồn nhiệt điện có rủi ro trễ tiến độ và tiến độ năng lượng tái tạo sau khi kết thúc cơ chế FIT 2 vào tháng 10/2021.

Sản lượng năng lượng tái tạo đóng góp hàng năm lên tới 32-50 tỷ kWh/năm, chiếm tỷ trọng về sản lượng từ 12-14% nhu cầu toàn hệ thống điện.Theo tính toán, năm 2022-2023, EVN phải huy động các nguồn dầu trong giai đoạn 2021-2023 để đáp ứng về mặt công suất hệ thống điện vào cao điểm chiều khi các nguồn điện mặt trời đã giảm công suất, nguồn điện khác chưa kịp tăng để đáp ứng nhu cầu phụ tải.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
3 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
20 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
20 giờ
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
22 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 tuần
Xem thêm