Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các làng nghề gỗ đang kiệt sức, cần 'thở oxy' để vượt qua Covid-19

Hương Giang
- 10:00, 23/09/2021

(DNTO) - Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, các làng nghề gỗ truyền thống bị ảnh hưởng rất lớn, sản phẩm tiêu thụ của các làng nghề giảm 80-90%. Để duy trì hoạt động, có tới 70% số hộ tại các làng nghề vay vốn để sản xuất kinh doanh, thậm chí nhiều hộ phải chấp nhận đi vay tín dụng đen…

Làng nghề gỗ truyền thống đang lao đao vì dịch Covid-19. Ảnh: T.L

Làng nghề gỗ truyền thống đang lao đao vì dịch Covid-19. Ảnh: T.L

Theo TS. Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends, các biện pháp giãn cách nhằm kiểm soát dịch Covid-19 thời gian gần đây có tác động rất lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ làng nghề.

Theo khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) tại 6 làng nghề sản xuất gỗ truyền thống vùng Đồng bằng sông Hồng (Đồng Kỵ - Bắc Ninh; Hữu Bằng - Hà Nội; La Xuyên - Nam Định; Liên Hà - Hà Nội; Thụy Lân - Hưng Yên và Vạn Điểm - Hà Nội), cho thấy năng lực sản xuất của các hộ làng nghề gỗ đã giảm 62%. Phần còn lại (38%) mới được phục hồi sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách trong một vài tuần trở lại đây.

Hiện đã có khoảng 46% số hộ tại các làng nghề gỗ đã quay trở lại sản xuất, tuy nhiên các hoạt động này chỉ mang tính chất cầm chừng với mục đích làm để giữ thợ và lấy công làm lãi mà không có lợi nhuận. Làng có số hộ quay lại sản xuất cao nhất đạt 80% (La Xuyên) và làng thấp nhất chỉ đạt 30% (Đồng Kỵ).

Kết quả khảo sát cũng đưa ra những con số không khỏi giật mình: Đầu ra sản phẩm của các hộ giảm khoảng 76%, thu nhập của hộ giảm gần 90%; thậm chí một số nơi như Đồng Kỵ, Liên Hà, La Xuyên lượng sản phẩm bán ra giảm 80-90%.

Điều đáng lo ngại, hiện có trên 70% số hộ ở 6 làng nghề trên phải vay vốn để sản xuất kinh doanh. Trước sức ép trả lãi suất ngân hàng và để tránh rơi vào danh sách hộ nợ xấu, một số hộ phải đi vay tín dụng đen với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng để trả lãi và các khoản vay đến hạn phải trả, trước khi có được các khoản vay mới từ ngân hàng. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn.  

Theo TS. Tô Xuân Phúc, điều khiến các cơ sở sản xuất trong các làng nghề gỗ truyền thống đau đầu chính là chi phí nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất tăng. Giãn cách làm cước vận chuyển và giá phụ liệu tăng bình quân khoảng 20-25%, trong khi chi phí gỗ nguyên liệu đầu vào tăng khoảng 5-10%.

Đặc biệt, chi phí vận chuyển đứng thứ 2 về tốc độ tăng, bình quân khoảng 23% so với trước giãn cách. Theo các hộ tham gia làm nghề, gia tăng chi phí vận chuyển chủ yếu là bởi chi phí phát sinh về kiểm tra xét nghiệm Covid-19 của chủ phương tiện vận chuyển, thời gian và công sức mà họ bỏ ra để xin giấy phép di chuyển giữa các địa bàn khi vận chuyển hàng hóa. 

Chia sẻ về những khó khăn mà làng nghề gỗ đang gặp phải, bà Nguyễn Thị Bảy, đại diện làng nghề gỗ Hữu Bằng (Hà Nội), cho biết, làng nghề gỗ Hữu Bằng chủ yếu sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ gia dụng. Từ khi đại dịch Covid-19 kéo đến, làng nghề gần như co lại, không hoạt động, cuộc sống các hộ dân làng nghề gặp nhiều khó khăn. Hiện bà con đang cố gắng vượt qua giai đoạn này.

Nhằm hỗ trợ bà con làng nghề có chiếc phao cứu sinh để chống chọi với “cơn lũ”, bà Bảy đề xuất được hỗ trợ vốn, giảm thuế, mở cửa thị trường... “Tôi rất mong Hiệp hội gỗ kết hợp sản phẩm làng nghề với các công ty xuất khẩu khác để làng nghề chúng tôi được tham gia vào chuỗi sản xuất hàng xuất khẩu. Ví dụ như gia cố một công đoạn nào đó cho các đơn vị bạn, chúng tôi làm phôi gỗ, làm phần xẻ sấy... theo yêu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Việc này sẽ giúp làng nghề có thêm việc làm, thêm đầu ra và thêm thu nhập”, bà Bảy nói.

Đại diện nhiều làng nghề mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành gỗ nhằm biến các hộ của làng nghề trở thành một bộ phận của chuỗi cung. Ảnh: T.L

Đại diện nhiều làng nghề mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành gỗ nhằm biến các hộ của làng nghề trở thành một bộ phận của chuỗi cung. Ảnh: T.L

Ông Vũ Quốc Vương, Chủ tịch Hội gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) cho biết, hàng hóa của Đồng Kỵ chủ yếu là hàng chất lượng cao được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, thị trường này gần như đóng cửa nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề khá khó khăn.

Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, các làng nghề tập trung kiến nghị tháo gỡ 3 vấn đề chính gồm: Các khoản vốn vay, thuê đất và phát triển đầu ra sản phẩm, chuyển hướng kinh doanh.

Giảm lãi suất, cho phép đáo hạn hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay đã tới hạn trả nợ là kiến nghị quan trọng, cấp thiết, phổ biến nhất đối với hầu hết các hộ tại các làng nghề khảo sát.

TS. Tô Xuân Phúc cho hay, từ đầu tháng 7 năm 2021 đến nay Chính phủ ban hành hai Nghị quyết hỗ trợ các nhóm đối tượng chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, các hộ sản xuất tại các làng nghề khảo sát đều khẳng định không tiếp cận được với nguồn hỗ trợ này.

Nguyên nhân chính là bởi các hộ không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế, do vậy các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ không được các cơ quan quản lý công nhận một cách chính thức. 

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFOREST nhấn mạnh, tiềm năng phát triển của các làng nghề gỗ còn rất lớn, với trình độ tay nghề của công nhân ngày càng cao, do vậy ông kiến nghị Chính phủ nên điều chỉnh lại các tiêu chí hỗ trợ theo hình thức bao trùm hơn, đảm bảo các hộ tại làng nghề có thể tiếp cận được với các nguồn hỗ trợ này và không bị bỏ lại phía sau như mục tiêu mà Chính phủ đề ra.

Trong tương lai, Chính phủ nên đẩy mạnh việc trợ giúp các hộ chuyển đổi từ hình thức không chính thức như hiện nay sang hình thức chính thức, giúp hộ có vị thế pháp lý rõ ràng…

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
22 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, cho vay đang vào kỳ tăng mạnh, song ngân hàng thương mại khó giảm thêm lãi suất vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của ĐBQH về lý do tại sao ngân hàng chỉ bán vàng ra mà không mua lại của người dân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước biến động giá vàng rất cao nên các ngân hàng, doanh nghiệp phải cân nhắc việc mua bán để phòng ngừa rủi ro.
1 tuần
Xem thêm