Thứ ba, 26/09/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bơm tiền cho nền kinh tế phục hồi: Đừng rón rén đợi 'gục' rồi lại bơm tiếp

Bạch Dương
- 14:45, 28/06/2022

(DNTO) - PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, dòng tiền vào bất động sản là vấn đề mấu chốt về mặt vĩ mô, không chỉ cứu ngành bất động sản mà còn tạo động lực cho nền kinh tế. Do đó, phải mạnh dạn bơm tiền cho nền kinh tế trên tình thần phục hồi, phát triển, đừng rón rén, ngắt quãng, đợi “gục” rồi lại bơm tiếp.

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, thời gian tới, chúng ta không được sợ lạm phát, phải tin vào năng lực quốc gia, phải bơm máu cho nền kinh tế. Ảnh: TL.

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, thời gian tới, chúng ta không được sợ lạm phát, phải tin vào năng lực quốc gia, phải bơm máu cho nền kinh tế. Ảnh: TL.

Nêu quan điểm tại Hội thảo “Dòng tiền và xu thế bất động sản cuối năm 2022”, PGS.TS Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định, Việt Nam đã đứng trước những thách thức rất lớn khi nền kinh tế có độ mở cao, lệ thuộc vào nước ngoài rất nhiều như Mỹ, Trung Quốc… Tuy nhiên không thể phủ nhận Việt Nam vẫn có thể trụ vững bởi có khát vọng trỗi dậy mạnh mẽ.

“Thế giới đã có một năm rơi xuống -5% GDP toàn cầu, đây là “cú ngã” mạnh nhất từ trước tới giờ. Nhưng cũng đứng dậy mạnh mẽ ngay sau đó khi chuyển dịch cấu trúc phát triển toàn cầu với thời đại công nghệ mới, hệ thống kinh tế thị trường toàn cầu hiện đại và phát triển. Không phải chỉ có tăng trưởng giảm đi, lạm phát tăng lên rất khó để trở lại như bình thường”, ông Thiên cho biết.

“Vậy liệu Việt Nam có thể làm gì trước những thách thức đó?”, ông Thiên đặt vấn đề và cho rằng, để có thể phát triển kịp với thế giới, Việt Nam phải nắm được những bài học “tốc hành”.

Cụ thể, đó chính là bài học về toàn cầu hóa với rủi ro toàn cầu, hỗ trợ lẫn nhau, liên kết để cùng tồn tại, còn một người mắc Covid-19, thế giới chưa an toàn. Bài học về “luật chơi”, không nên tự cô lập mình. Bài học về “lợi thế đi sau” là sự tích cực phát triển kinh tế số và công nghệ cao để thoát khỏi rủi ro, tận dụng xu thế thời đại. Bài học chuẩn bị năng lực đón đầu xu thế.

“Một thế giới bất thường mang đến nhiều thách thức, rủi ro khó lường và ngoài tầm kiểm soát. Việt Nam là một đất nước có nền tảng tốt, có đà phát triển, có khát vọng nên không thể để lãng phí cơ hội”, ông Thiên nhấn mạnh.

Chủ động cho việc lạm phát tăng 5-6% thì “bơm tiền” sẽ mạnh dạn hơn

Trước câu hỏi, "Ở Việt Nam có lạm phát hay không? Việc siết dòng tiền đầu tư ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế"?- ông Thiên cho hay, theo dự báo từ các tổ chức quốc tế, tăng trưởng GDP 2022-2023 của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên theo thời gian trong khi kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gặp khó khăn với nỗi lo lạm phát.

Việt Nam mấy năm nay kiểm soát lạm phát tốt, chưa bao giờ Chính phủ Việt Nam có năng lực kiểm soát ổn định vĩ mô và lạm phát tốt như bây giờ. Ông Thiên đề nghị việc bơm tiền vẫn phải tiếp tục, những khả năng nào để kéo lạm phát chi phí đẩy xuống phải tung ra hết.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn theo tư duy tăng cường sức mạnh ngân sách hơn là củng cố các công cụ tăng trưởng. Vốn công hiện đang giải ngân rất chậm, trong khi vốn tư lại cực kỳ linh hoạt. Một nền kinh tế chỉ tăng trưởng 5% mà vốn tư lại tăng trưởng ghê gớm, trong khi cùng một cơ chế. Điều này đặt ra câu chuyện các dòng vốn quốc gia đang vận động lệch pha, đáng lẽ ra phải thúc vốn công thì lại chậm.

Ông Thiên nhấn mạnh, thời gian tới, chúng ta không được "sợ" lạm phát, phải tin vào năng lực quốc gia, phải bơm máu cho nền kinh tế. Trong đó, dòng tiền vào bất động sản là vấn đề mấu chốt về mặt vĩ mô, không chỉ cứu ngành bất động sản mà còn tạo động lực cho nền kinh tế. Tôi vẫn tin rằng, phải tiếp tục câu chuyện bơm tiền cho nền kinh tế trên tinh thần phục hồi và phát triển, không phải rón rén, ngắt quãng, đợi “gục” rồi lại bơm tiếp.

Ông Thiên phân tích, thị trường bất động sản chỉ chiếm khoảng 20% tổng số dư nợ tín dụng, chứ không phải quá nhiều, con số này so với thế giới vẫn chưa có gì để gây đe dọa. Trong thị trường đó, phần nhà ở, giao dịch thông thường không có tính ảnh hưởng đến cấu trúc vốn chiếm khoảng 65-70%, còn lại kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 30-35%.

Vậy người làm chính sách phải tính đến khối lượng và hiệu ứng dây chuyền trong khuôn khổ hệ thống. Có những vấn đề nhỏ nhưng dư luận xã hội lại rất ồn ào, nhiều ý kiến đánh giá và phản ứng thái quá dội vào thị trường, khuếch đại thông tin lên thì phải kiểm soát để tác động đến hành vi chính sách một cách hợp lý.

“Còn nếu diễn dịch chính sách theo tinh thần dư luận, làm thị trường cảm thấy mất an toàn, nhất là trong lúc đang kiểm tra kiểm điểm thì sẽ rất bất lợi. Cho nên, phải phân tích từ cấu trúc thị trường, tình thế và nhấn mạnh về nguyên tắc “bình tĩnh”.

Thị trường bất động sản phải được xem như một trong những yếu tố có tác động rất mạnh đến khả năng phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, nếu không, sự ổn định vĩ mô trong 6 - 7 năm qua, cùng với tăng trưởng đang khôi phục lại vì những câu chuyện bên trong - bên ngoài bóp méo là không đúng với tinh thần quản lý”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

"Tôi tin lạm phát ở Việt Nam năm nay sẽ giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực – thực phẩm. Vì thế, Chính phủ nên có những động thái tích cực cho 6 tháng cuối năm để tận dụng những thời cơ. Có thể chủ động cho việc lạm phát tăng 5-6% thì cách tiếp cận “bơm tiền” sẽ mạnh dạn hơn", ông Thiên nhận định.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Hình ảnh VF 6 bản hoàn thiện xuất hiện tại Mỹ cách đây ít ngày gây bất ngờ với nhiều người, thoạt nhìn có nhiều điểm tương đồng với mẫu xe thương mại vừa rò rỉ hình ảnh mới đây trên đường phố Việt. Liệu đây có phải phiên bản thương mại của “tân binh” nhà VinFast sẽ ra mắt ngày 29/9 tới đây?
21 giờ
Tài chính - Thị Trường
"Ấm dần lên" đang là tín hiệu vui cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là khi Mỹ đã bắt đầu tăng đặt hàng trở lại cho những tháng cuối năm và đầu vụ xuân hạ 2024. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu xuất khẩu, đòi hỏi các ngành hàng phải "bén" vượt qua “cửa ải”, đủ điều kiện tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ. 
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán ngày 25/9 giảm mạnh hơn 39 điểm, đồ thị của chỉ số VN-Index đổ đèo theo chiều thẳng đứng khi hơn 170 mã chứng khoán rơi xuống giá sàn.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia dự báo lãi suất cho vay có thể giảm 100-150 điểm cơ bản trong những tháng cuối năm 2023, do chi phí vốn của các ngân hàng thương mại đang giảm nhờ tác động từ việc NHNN cắt giảm lãi suất trong 6 tháng năm 2023, và NHNN ban hành Thông tư 02 cho phép gia hạn trích lập dự phòng nợ xấu.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhận định của giới phân tích, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 đang đến gần với kỳ vọng cải thiện tích cực hơn (tăng trưởng dương so với cùng kỳ trong quý 3/2023 so với tăng trưởng âm trong nửa đầu năm nay), sẽ là yếu tố hỗ trợ cho thị trường trong những tuần giao dịch mới.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động làm việc tại Apple đã yêu cầu Apple tăng 7% lương để phù hợp với chi phí sinh hoạt leo thang. Tuy nhiên, Apple chỉ đồng ý mức tăng lương dưới 4,5%.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, với doanh nghiệp bất động sản, khi huy động trái phiếu lãi suất 15% nhưng dự án họ kiếm lợi nhuận 30% thì lãi suất đó không cao, thậm chí huy động 20% là chuyện bình thường.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu trong kỳ điều hành 21/9 đồng loạt tăng, tăng mạnh nhất là xăng Ron95 với mức tăng 877 đồng/lít.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Những ngày qua, "nương" theo tỷ giá VND/USD, giá vàng trong nước đang neo ở mức cao nhất kể từ đầu năm 2203. Tuy nhiên, ngay sau khi Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ (Fed), công bố giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 9, thị trường đã chứng kiến cú "quay xe" của giá vàng SJC, vàng nhẫn, cũng như USD.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xuất khẩu tiếp tục cho thấy những tín hiệu phục hồi trong tháng 8/2023. Dù con số tăng trưởng chưa thật sự ấn tượng, song đây là những tín hiệu vui và được các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam - một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, sẽ tăng tốc trong những tháng cuối năm.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành cho rằng, để giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cần phải có cách nhìn và giải pháp tổng thể cả trong hệ thống kinh tế cũng như trong hệ thống ngân hàng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
“Tăng giá đột biến” là một mô hình giá cả không mới, nhưng nay nó đang “xâm lược” ra khắp các ngành nghề.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là một thực trạng rất day dứt. Thống kê giai đoạn 2016 - 2022, con số này lên đến 3,5 triệu người, thường rơi vào các trường hợp đóng dưới 5 năm. 
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự tinh vi của các công cụ tài chính khiến sở hữu chéo ngân hàng ngày càng phức tạp hơn khi không chỉ cho vay trực tiếp mà còn sử dụng công cụ để tài trợ lẫn nhau. Theo đó rất khó có thể xử lý triệt để chỉ bằng một quy định, mà phải nằm ở nhiều luật, chính sách, lĩnh vực khác...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dự báo năm 2023 chỉ hoàn thành 10/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra. Theo đó, bên cạnh việc khơi thông dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp, theo các chuyên gia, giai đoạn nước rút hiện nay cần "cân đong" đẩy mạnh chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để phục hồi tổng cầu, đưa nền kinh tế vượt khó.
1 tuần