Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bất động sản sẽ là lực kéo tăng trưởng tín dụng khi cơ hội tiếp cận vốn vay sẽ cởi mở hơn 

Hồng Gấm
- 17:02, 16/07/2024

(DNTO) - Bức tranh hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ sáng hơn trong nửa cuối năm khi các tổ chức tín dụng dự kiến nới lỏng điều kiện cho vay theo hướng tập trung thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, vay mua bất động sản để ở.

6 tháng cuối năm nhu cầu vay vốn được kỳ vọng tăng bởi tình hình kinh tế vĩ mô và năng lực vay vốn của người dân sẽ tích cực hơn. Ảnh: TL.

6 tháng cuối năm nhu cầu vay vốn được kỳ vọng tăng bởi tình hình kinh tế vĩ mô và năng lực vay vốn của người dân sẽ tích cực hơn. Ảnh: TL.

Áp lực tăng trưởng tín dụng của các nhà băng

Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế trong nửa đầu năm nay tương đối thấp. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng 2 tháng đầu năm của ngành ngân hàng tăng trưởng âm và chỉ bắt đầu tăng trưởng từ quý 2/2024.    

Chia sẻ tại Hội nghị tín dụng mới đây, ông Nguyễn Thanh Tùng, tổng giám đốc Vietcombank, cho hay tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank đến hết tháng 6 mới chỉ tăng 2,4% so với cuối năm 2023. Nguyên nhân tăng trưởng tín dụng chậm là do tình hình kinh tế thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến nhu cầu mua hàng trên toàn cầu sụt giảm. Qua đó, nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng FDI, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu… bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, dư nợ tiêu dùng cho vay bất động sản chiếm phần lớn. Thời gian qua, khó khăn về pháp lý, cung bất động sản ra thị trường hạn chế, thu nhập người dân bị giảm... dẫn đến người dân e dè trong việc đầu tư mua sắm.  

Ông Trịnh Bằng Vũ, Trưởng khối khách hàng cá nhân Ngân hàng Shinhan Việt Nam nhận định, một số yếu tố vĩ mô quan trọng có ảnh hưởng đến ngành ngân hàng như các chỉ số lạm phát, tỷ giá, tăng trưởng GDP… của nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động khó lường làm cho việc duy trì mức lãi suất thấp như hiện nay hoặc tiếp tục giảm trong thời gian tới sẽ rất khó khăn.  

"6 tháng đầu năm nay, lãi suất cho vay bình quân trên thị trường đã rất thấp so với các giai đoạn trước, nhưng tăng trưởng toàn hệ thống mới đạt gần 5%. Trong bối cảnh đó, ngân hàng nào có mức tăng trưởng tín dụng thấp trong 6 tháng đầu năm sẽ muốn đẩy mạnh trong các tháng còn lại, và có thể ngược lại với các ngân hàng có mức tăng trưởng nhanh hơn", ông Vũ nhận định.   

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện nay, bà Bùi Thị Thao Ly, Giám đốc phân tích CTCK Shinhan Việt Nam (SSV) nhìn nhận, nếu muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho cả năm 2024, trong nửa cuối năm sẽ phải đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh tín dụng trong bối cảnh thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn cũng là vấn đề lớn.

Bà Ly nhận định, việc giảm lãi suất là điều các ngân hàng có thể sẽ cân nhắc trong nửa cuối năm, dù hiện nay áp lực tăng lãi suất huy động đang rất cao. Trong tháng 6 vừa qua, gần như các ngân hàng thương mại đều đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi, tuy nhiên chỉ tăng nhẹ ở mức 0.5%.

"So với thời điểm cuối năm 2023, lãi suất cho vay bình quân trên thị trường giảm khoảng 1%. Nếu lãi suất cho vay giảm được như vậy trong nửa cuối năm, sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng còn khó khăn", vị chuyên gia nêu quan điểm.

Ngân hàng muốn nới lỏng điều kiện cho vay tiêu dùng và mua bất động sản để ở. Ảnh: TL.

Ngân hàng muốn nới lỏng điều kiện cho vay tiêu dùng và mua bất động sản để ở. Ảnh: TL.

Thêm cơ hội khơi thông dòng tiền 

Thông tin từ Tổng cục Thống kê, lĩnh vực sản xuất có những tín hiệu phục hồi khi chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng qua ước tăng 7,54% so với cùng kỳ năm 2023, riêng ngành chế biến chế tạo tăng 8,67%. Về xuất nhập khẩu, trong nửa đầu năm, trị giá xuất khẩu đạt 190,73 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 24,74 tỷ USD), trị giá nhập khẩu đạt 178,88 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 26,34 tỷ USD).

“Những số liệu trên cho thấy dấu hiệu phục hồi của các ngành sản xuất, đồng thời mở ra tín hiệu tích cực đối với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp,” chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.

Đáng chú ý, tại báo cáo ngành ngân hàng mới công bố, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) kỳ vọng nhu cầu tín dụng sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2024 khi thị trường bất động sản hồi phục rõ nét hơn. Các quy định mới liên quan tới bất động sản quan trọng đã được thông qua, dù chưa đến thời điểm áp dụng tuy nhiên đã hỗ trợ tâm lý thị trường, từ đó kéo theo tăng trưởng tín dụng các phân khúc cho vay doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, cho vay mua nhà. 

"Hiện nay, tín dụng tiêu dùng bất động sản chiếm hơn 62% tổng dư nợ tín dụng bất động sản toàn hệ thống. Tại nhóm các ngân hàng lớn, con số này lên tới 70-80%. Do đó, cầu vay mua nhà tăng sẽ "cứu" tín dụng bất động sản nói riêng cũng như tín dụng nói chung của ngân hàng tăng theo", VCBS nhận định.  

Rủi ro thanh khoản của các doanh nghiệp bất động sản đã giảm bớt khi nhiều doanh nghiệp chủ động mua lại trước hạn trái phiếu doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ. Đặc biệt, tín dụng bất động sản đang có thêm cơ hội để khởi sắc khi ngày 15/7, Vụ Dự báo, Thống kê, NHNN vừa công bố kết quả cuộc “Điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng”, trong đó nhấn mạnh, xu hướng "thắt chặt" cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản sẽ được thu hẹp hơn so với 6 tháng đầu năm 2024.  

Thực tế, bất động sản vẫn là kênh đẩy vốn quan trọng nhất hiện nay của các ngân hàng, nhất là phân khúc nhà ở giá rẻ. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở xã hội vẫn đang đối mặt với những rào cản quy định về đối tượng, thủ tục…, khiến người có khả năng mua nhà không mua được nhà, còn người nằm trong đối tượng mua loại hình này lại không có khả năng thanh toán.

"Các tổ chức tín dụng dự kiến nới lỏng điều kiện cho vay với khách hàng cá nhân theo hướng tập trung thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, vay mua bất động sản để ở nhằm kích cầu tín dụng...", Vụ Dự báo thông tin. 

Cùng với đó, NHNN tuyên bố sẽ "mạnh tay" với những ngân hàng tăng trưởng thấp. Cụ thể, NHNN cho biết sẽ rà soát lại khả năng tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng và điều hòa trong toàn hệ thống. Từ đó chuyển room tín dụng từ ngân hàng không có nhu cầu sang các ngân hàng có khả năng tăng trưởng để chủ động tạo điều kiện cho những ngân hàng có khả năng phát triển tín dụng trong thời gian tới.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Xuất khẩu thuỷ sản Việt sẽ chịu ảnh hưởng 2 mặt từ chính sách của chính quyền Trump. Việc Mỹ tăng thuế quan có thể tạo “khoảng trống”, cho tôm và cá tra Việt thay thế sản phẩm thủy sản Trung Quốc và chiếm lĩnh thị phần, song cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh hàng Việt so với hàng nội địa Mỹ.
3 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh dòng tiền “sôi sục” tìm kiếm cơ hội những tháng còn lại của năm 2024, chuyên gia cho rằng, hiện nay những quỹ mở cổ phiếu thường sẽ phù hợp với những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao vì cổ phiếu thường được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong sáng nay (22/11), mức giá đồng Bitcoin lên mốc cao nhất lịch sử 98.259 USD. Tuy vậy, chuyên gia cho rằng tương lai của đồng tiền số còn phụ thuộc vào sự công nhận của các Chính phủ về tính hợp pháp.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Xem thêm