Thứ năm, 03/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ba bộ đồng tình, hàng hóa phải được lưu thông

Phi Long
- 06:50, 24/07/2021

(DNTO) - Bộ Công thương đã cam kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa, Bộ NN&PTNT cũng đã có cam kết về việc đảm bảo lương thực, thực phẩm, rau quả, nên tuyệt đối ngành GTVT phải đảm bảo việc vận chuyển, lưu thông….

Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Bộ GTVT và Sở GTVT 63 tỉnh, thành phố chiều ngày 23/7/2021.

Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đã không còn cảnh ùn tắc

Theo báo cáo của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, trong hai ngày 22-23/7/2021 đánh giá chung tình hình giao thông tại các chốt kiểm dịch trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và các chốt trên các tuyến đường đến TP.Hồ Chí Minh cơ bản thông thoáng, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Phía trong Nam, hàng hóa lưu thông tại TP.HCM và các địa phương đã thông thoáng hơn.

Phía trong Nam, hàng hóa lưu thông tại TP.HCM và các địa phương đã thông thoáng hơn.

Tình hình giao thông tại các chốt kiểm dịch tại Hà Nội và Hải Phòng đã thông thoáng, không xảy ra ùn tắc giao thông. Vận tải hàng hóa theo luồng xanh đường thủy đến nay không phát sinh khó khăn, vướng mắc. Đến ngày 23/7, đã có 23 trạm thu phí BOT thực hiện việc dừng thu phí.

Đại diện Sở GTVT TP.Hồ Chí Minh cũng cho biết thêm tình hình giao thông trên địa bàn thành phố và cửa ngõ ổn định, lưu lượng giảm 70% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16, sản lượng hàng hóa qua các Cảng thủy nội địa, Cảng Hàng hóa giảm khoảng 1-2%. Vận tải hàng hóa thông thoáng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân.

Đến nay, TP.Hồ Chí Minh chỉ còn cấp QR Code cho các phương tiện lưu thông đi qua và đi đến thành phố. Việc cấp QR Code hoàn toàn qua phần mềm và qua kiểm tra thì khẳng định không có hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu.

Còn tại Hà Nội, tình hình đường bộ ổn định, tuy nhiên khi thành phố áp dụng Công điện 16 của UBND thành phố thì tại CHK Nội Bài có hiện tượng lúng túng khi phân loại khách để tổ chức cách ly y tế bắt buộc do nhiều khách đi về địa phương khác…;

Ngoài Bắc, cửa ngõ Thủ đô Hà Nội cũng không còn cảnh

Ngoài Bắc, cửa ngõ Thủ đô Hà Nội cũng không còn cảnh "ngộp thở" như mấy hôm đầu thực hiện.

TP Hà Nội cũng đề nghị các địa phương sẵn sàng đón công dân từ vùng dịch về, phải thống nhất với địa phương trong khu vực đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 về các điều kiện liên quan, đối tượng, phương án di chuyển, có thể thông qua các Hãng hàng không, Cảng hàng không nơi đi để nắm bắt thông tin chuyến bay, số lượng khách có nhu cầu về địa phương từ vùng dịch, trên cơ sở đó tỉnh chỉ đạo đơn vị CDC kết nối, rà soát, thống kê danh sách người về địa phương qua CHK Nội Bài để chủ động bố trí phương tiện, phương án đón và cách ly theo quy định của địa phương mình…

Theo báo cáo của các Sở GTVT, luỹ kế tính đến 12h ngày 23/7/2021 đã cấp QR CODE lưu thông luồng xanh cho 42.817 xe. Theo thống kê trên hệ thống của Tổng cục ĐBVN, tính đến 13h ngày 23/7/2021 đã cấp được 2.987 xe. Luỹ kế đến nay đã cấp được 10.150 xe.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số địa phương khi xe ngoại tỉnh qua chốt có mã QRCode vẫn kiểm tra giấy xét nghiệm còn hiệu lực đối với lái xe và người phục vụ theo xe khi vào địa phương như Đồng Tháp, Vĩnh Long và Long An mặc dù đã có hướng dẫn mới của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, tất cả lái xe là công dân Gia Lai  từ vùng dịch về tỉnh Gia Lai đều phải thực hiện viện cách ly y tế theo quy định của Bộ Y tế; trường hợp không muốn cách ly, thì các đơn vị vận tải phải thực hiện việc đổi lái xe tại chốt hoặc chuyển hàng sang xe tải khác để tiếp tục hành trình vận chuyển, đại diện của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết.

Vận chuyển hàng hóa phải được thông suốt

Nhằm hỗ trợ thêm cho các địa phương tiếp giáp vùng giãn cách theo Chỉ thị 16 và TP. Hồ Chí Minh, Cục Y tế của Bộ GTVT đã bố trí nhân lực hỗ trợ test nhanh cho lái xe tại Bình Thuận (tại trạm km1770 +200, QL1) và tổ di động bằng xe lưu động để test nhanh cho lực lượng lái xe và người đi cùng ở TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay đã có 1.500 bộ kít để Test nhanh cho bệnh viện giao thông vận tải TP.HCM, đã có 3 đơn vị vận tải đăng ký 152 tài xế để ngày mai (24/7) thực hiện.

Hình ảnh buổi họp giao ban chiều ngày 23/7.

Hình ảnh buổi họp giao ban chiều ngày 23/7.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ra “chỉ lệnh”: hiện nay Bộ Công thương đã cam kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa, Bộ NN&PTNT cũng đã có cam kết về việc đảm bảo lương thực, thực phẩm, rau quả... nên tuyệt đối ngành GTVT phải đảm bảo việc vận chuyển, lưu thông.

“Yêu cầu các tỉnh bám sát các hướng dẫn mới của Bộ Y tế để áp dụng thống nhất trong công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận tải hàng hóa đã có QR code,  giấy xét nghiệm của lái xe khi lưu thông qua các chốt theo nguyên tắc kiểm tra ngẫu nhiên, tiền kiểm, hậu kiểm”, Bộ trưởng Bộ GTVT chỏ đạo.

Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo, quán triệt việc đưa lái xe là đối tượng đặc biệt không phải cách ly y tế tập trung khi về từ vùng dịch. Các địa phương khác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm mô hình tổ chức lập chốt kiểm soát tốt, hiệu quả như Bình Thuận, Đà Nẵng và Hải Phòng… (một chốt bố trí nhiều điểm kiểm tra đối với những đối tượng khác nhau; tổ chức kiểm tra tại Cảng, Depot, Khu tập kết hàng hóa).

Yêu cầu các địa phương phải sử dụng phần mềm của Tổng Cục ĐBVN để quản lý, cấp giấy thông hành luồng xanh (qua mã QR Code) cho các doanh nghiệp và phương tiện có nhu cầu; tổ chức thực hiện liên tục, nhanh chóng và thuận tiện, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tiêu cực.

“Để tránh bị động và phát sinh ùn tắc kéo dài nghiêm trọng, yêu các địa phương khác trên cả nước (ngoài 19 tỉnh), khi áp dụng các quy định phòng chống dịch có ảnh hưởng đến hoạt động vận tải, cần phải có dự lệnh, thông báo, tuyên truyền rộng rãi trước để các đối tượng liên quan biết và chủ động thực hiện”, Bộ trưởng Bộ GTVT nêu rõ./.

Ngày 23/7/2021, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tiếp tục ký Quyết định số 1377/QĐ-BGTVT về việc thành lập 04 Tổ kiểm tra về hoạt động vận tải gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19 (04 tổ này sẽ thay thế 04 tổ đã được thành lập trước đây) để cụ thể, quy định thêm nhiệm vụ và trách nhiệm, cụ thể:

Tổ kiểm tra số 1, 2 thực hiện nhiệm vụ: Khảo sát các hoạt động vận tải đường bộ thông qua các chốt kiểm soát dịch bệnh của các địa phương trên các tuyến quốc lộ; kiểm tra thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid tại các đơn vị vận tải hàng hóa, các đầu mối bốc, xếp hàng hóa (trừ cảng, bến thủy nội địa); kiểm tra việc phân luồng, tổ chức giao thông đường bộ, việc cấp Giấy nhận diện có mã QR code của các Sở Giao thông vận tải.

Tổ kiểm tra số 3 kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid tại các cảng, bến thủy nội địa; kiểm tra việc phân luồng, tổ chức giao thông đường thủy phục vụ vận tải hàng hóa trên đường thủy.

Tổ kiểm tra số 4 kiểm tra việc thực hiện các quy định và triển khai công tác phòng, chống dịch Covid tại các cảng biển.

Các Tổ kiểm tra có trách nhiệm triển khai các nội dung nêu trên, xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về công tác phòng, chống dịch trong hoạt động vận tải theo quy định. Các Tổ kiểm tra chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
1 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Xem thêm