Adidas tham vọng doanh số bán hàng sẽ tăng 20% trong năm 2021
(DNTO) - Adidas đã nâng mục tiêu của mình trong năm nay, bất chấp sự tụt giảm về doanh số bán hàng ở Trung Quốc, nơi mà một số người tiêu dùng đã tẩy chay hãng vì lập trường chống lại các cáo buộc về vi phạm nhân quyền.
Trong báo cáo thu nhập quý 2, Adidas cho biết doanh thu ở mọi nơi trừ Trung Quốc đều tăng, đặc biệt là châu Âu và Mỹ, khiến doanh thu quý 2 tăng 55% so với năm ngoái.
Trả lời Squawk Box Europe của CNBC, CEO của Adidas Kasper Rorsted cho biết, thị trường ở những khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latin và châu Âu đang tăng trưởng rất mạnh. Ở Trung Quốc tuy có sự bất ổn, nhưng cũng sẽ rất thành công trong năm nay.
Gã khổng lồ đồ thể thao Đức đạt 397 Euro (470 triệu USD) trong quý 2, trái ngược với khoản lỗ ròng lên tới 295 triệu Euro vào năm ngoái, đợt cao điểm của đại dịch Covid-19.
Doanh thu trực tuyến của Adidas giảm 14% trong quý 2, khi có nhiều người tiêu dùng có thể đến mua trực tiếp tại cửa hàng. Adidas cũng đã chứng kiến doanh số bán hàng trực tuyến tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái khi nhiều cửa hàng phải đóng cửa.
Rorsted cho biết, doanh số bán hàng trực tuyến đang trải qua đợt bình thường hóa so với những bất thường trong năm ngoái, nhưng ông ấy vẫn kỳ vọng sẽ có sự “tăng trưởng manh” về thương mại điện tử trong tương lai.
Adidas đã nâng mục tiêu của mình khi kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2021. Sở dĩ Adidas kỳ vọng như vậy là bởi hãng đang chuẩn bị tung ra những sản phẩm mới, cũng như việc mọi người sẽ tham gia nhiều hơn các sự kiện thể thao trực tiếp khi dịch bệnh dần được kiểm soát.
Riêng tại thị trường Trung Quốc, vào thứ Năm ngày 5/8 mới đây, doanh số Adidas ở Trung Quốc giảm tới 16%. CEO của Adidas Kasper Rorsted cho biết, việc căng thẳng địa chính trị đã tác động tới việc kinh doanh trực tuyến trong quý 2 tại Trung Quốc, và điều đó sẽ bình thường hóa theo thời gian.
Điều này xảy ra khi một số người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu tẩy chay các nhãn hàng quốc tế có quan điểm chống lại cách đối xử với một trong những dân tộc thiểu số ở khu vực Tân Cương.
Đầu năm nay, Canada, Vương quốc Anh và Mỹ đã ra tuyên bố chung, “quan ngại sâu sắc” về việc cưỡng bức lao động và hành vi ngược đãi nghiêm trọng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Vào tháng 3/2021, EU đã ra các biện pháp trừng phạt với các quan chức Trung Quốc khi cho rằng họ phải chịu trách nhiệm cho hành động đã nói ở trên.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết đó là “lời nói dối ác ý” nhằm bôi nhọ và cản trở sự phát triển của Trung Quốc…