2023 sẽ là một năm thuận lợi cho ngành lúa gạo
(DNTO) - Theo VNDirect, lĩnh vực xuất khẩu gạo có vị thế tốt để đón đầu xu hướng tăng giá của gạo. Khối phân tích kỳ vọng 2023 sẽ là một năm thuận lợi cho ngành lúa gạo nhờ giá gạo tăng do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo.
Trong báo cáo ngành nông nghiệp mà VNDirect vừa công bố cho thấy, giá ngũ cốc toàn cầu sẽ có khả năng giảm trong 2023 kéo theo chi phí thức ăn chăn nuôi giảm dần. Từ đó, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thịt và thủy sản sẽ được hưởng lợi nhờ giá đầu vào thức ăn chăn nuôi giảm.
Đồng thời, Khối phân tích của VNDirect cũng cho rằng, giá dầu cọ thế giới giảm 8% so cùng kỳ trong 2023 sẽ giúp giảm bớt áp lực chi phí nguyên vật liệu cao lên các doanh nghiệp ản xuất dầu ăn. Do đó, Khối phân tích kỳ vọng các doanh nghiệp này sẽ ghi nhận biên lợi nhuận gộp phục hồi trong 2023 nhờ áp lực chi phí giảm bớt.
Cũng theo giới phân tích, giá đường trong nước sẽ tăng trong 2023 nhờ tác động của Quyết định mới về thuế chống bán phá giá áp dụng từ tháng 8/2022. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo. Giá gạo Ấn Độ có vị thế cạnh tranh yếu hơn do chịu mức thuế cao hơn sẽ thúc đẩy người mua chuyển hướng sang gạo của Thái Lan và Việt Nam.
Do vậy, Khối phân tích kỳ vọng các nhà sản xuất gạo và đường sẽ có biên lợi nhuận gộp cao hơn trong 2023 nhờ giá bán tăng.Tuy nhiên, cũng cần lưu ý những tác động từ tỷ giá tăng đối với các doanh nghiệp ngành nông nghiệp. Đồng USD mạnh lên đã gây áp lực khiến tỷ giá USD/VND liên ngân hàng tăng lên mức cao nhất trong lịch sử.
Theo quan điểm của Khối phân tích, tỷ giá tăng sẽ có những tác động trái chiều đối với các nhà sản xuất. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo và thủy sản có thể hưởng lợi từ giá xuất khẩu cao hơn. Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu ăn, thịt, sữa và đường sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ giảm bớt trong 2023
Giới phân tích ước tính, tổng diện tích của các doanh nghiệp sản xuất thịt niêm yết giảm 31,0% so với cùng kỳ và lợi nhuận ròng giảm 6,2% so với cùng kỳ trong 9 tháng 2022.
Theo VNDirect, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ giảm bớt trong 2023 nhờ giá lợn được kỳ vọng tăng 5,0% so với cùng kỳ do nhu cầu ăn uống bên ngoài phục hồi, và thiếu hụt nguồn cung khi hộ chăn nuôi vẫn ngần ngại trong việc tái đàn do giá heo giảm trong thời gian gần đây trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao. Hiện nay, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm khoảng 60% tổng nguồn cung thịt lợn tại Việt Nam.
"Trong năm 2023, chúng tôi cho rằng nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ không giảm nhờ tăng trưởng thu nhập thực tế nhờ kế hoạch tăng lương cơ bản của chính phủ lên khoảng 20,8% vào năm 2023, và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ phục hồi 84% trong quý 2/2023 và 100% trong quý 4/2023, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của dịch vụ giảitrí, lưu trú và ăn uống. Do đó, chúng tôi cho rằng các nhà sản xuất thịt sẽ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu tích cực trong 2023", Khối phân tích nhận định.
2023 sẽ là một năm thuận lợi cho ngành lúa gạo
Đối với ngành lúa gạo, theo VNDirect, lĩnh vực xuất khẩu gạo có vị thế tốt để đón đầu xu hướng tăng giá của gạo. Khối phân tích kỳ vọng 2023 sẽ là một năm thuận lợi cho ngành lúa gạo nhờ giá gạo tăng do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo.
Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu tiếp tục tăng do điều kiện thời tiết không thuận lợi tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Hiện Philippines là khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Nguồn cung trongnước của Philippines đang ở mức thấp do tồn kho cho năm 2023khá thấp và 2 sản lượng gạo được dự báo sẽ giảm do thiệt hại mùa màng từ hậu quả của cơn bão Noru.
Theo quan điểm của VNDirect, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc giá gạo tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan. Giá gạo Ấn Độ đang có vị thế cạnh tranh yếu hơn do chịu mức thuế cao hơn, từ đó thúc đẩy người mua chuyển hướng sang gạo của Thái Lan và Việt Nam.