Thứ tư, 09/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Hết quý 3/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Hiện, các doanh nghiệp đang chạy đua để hoàn thiện những kế hoạch đặt ra cho cả năm 2024. Những giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dồn lực về đích.
Dù đã định danh được các "ông chủ" đang nắm giữ tỷ lệ sở hữu số lượng lớn cổ phiếu tại ngân hàng, giới phân tích cho rằng, điều quan trọng vẫn là khâu quản lý, giám sát dòng tiền từ vốn và tín dụng để giảm rủi ro và những tổn hại có thể xảy ra tại nhà băng đó.
Sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng âm trong năm 2023, ngành bất động sản đã tăng trưởng dương trở lại trong nửa đầu năm 2024. Để đón đầu làn sóng mua bất động sản sau khi luật mới được thông qua, cần thiết kế các gói vay có thời hạn dài hơn, lãi suất ổn định hơn, để giảm rủi ro cho người đi vay.
Sau loạt thông tin trợ lực tích cực từ chính sách, dù còn nhiều thách thức song tâm lý của giới đầu tư địa ốc đã phần nào hồ hởi hơn trước. Các chuyên gia kỳ vọng “mùa xuân” sẽ gõ cửa thị trường bất động sản khi vốn tín dụng đang có dấu hiệu dần len lỏi. 
Các chuyên gia cho rằng, việc nới room tín dụng không ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng lãi suất đặc khi thời gian qua các ngân hàng thương mại đã nỗ lực co kéo trung hòa nguồn vốn. Song, các động thái này không phản ánh xu hướng chung của thị trường, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống vẫn còn gặp nhiều áp lực.
Hiện nay, con đường tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của các hợp tác xã và doanh nghiệp vẫn còn chông chênh, nhiều khó khăn, khiến tình trạng ngân hàng thừa vốn nhưng doanh nghiệp lại khát vốn vẫn là bài toán nan giải. 
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát càng thấy hết ý nghĩa sự hỗ trợ của vốn ngân hàng trong việc duy trì chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản, không chỉ giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm mà còn "hà hơi", "tiếp sức" cho không ít doanh nghiệp có thể trụ vững.