Thứ tư, 26/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vai trò của 'nhậu' trong văn hóa giao tiếp

Lương Gia Cát Tường
- 13:41, 16/05/2021

(DNTO) - Từ rất xa xưa trong quá trình chinh phục thiên nhiên, con người đã biết mượn men rượu để chống lại cái lạnh lẽo, để tạo sự hứng khởi trong lao động, để quên đi nỗi cô đơn giữa đồng không mông quạnh, giữa sông nước mênh mang, giữa rừng thiêng nước độc… Khi uống rượu biến thành 'nhậu' thì điều gì đã xảy ra?

Rượu là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt

Rượu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày nhất là các dịp lễ, tết, cưới xin, hội hè… Rượu còn là cầu nối tâm linh giữa dương gian với chốn vĩnh hằng… Uống rượu đã trở thành một truyền thống, một nét văn hoá riêng của mỗi vùng miền.  

Rượu là biểu tượng của sự tri kỷ, tri âm: “Rượu ngon mà thiếu bạn hiền/ không mua không phải không tiền không mua”. Chung rượu cũng làm nên lớp diễn để đời của hai người bạn tri giao là hàn sĩ Nhuận Điền và quan trạng Trần Minh trong tuồng hát “Bên cầu dệt lụa”. Trong giao tiếp hằng ngày, uống rượu có quy ước hẳn hòi: "Trà tam rượu tứ", “Vô tửu bất thành lễ”. Rượu còn dùng làm thước đo bản lĩnh đàn ông: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”…

Bây giờ, rượu không còn là đặc quyền của đàn ông nữa, ngày càng có nhiều phụ nữ gia nhập hàng ngũ “đệ tử Lưu Linh”. Dân gian có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nhưng đối với “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu mới là đầu câu chuyện.

Uống rượu là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Ảnh: T.L

Uống rượu là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Ảnh: T.L

Khi "uống rượu" biến thành "nhậu"

Uống rượu từng được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt từ xa xưa nhưng càng về sau nét đẹp văn hóa này đã bị biến tướng thành những cuộc nhậu, có khi dẫn đến bê tha chè chén, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu suất lao động, tới sức khỏe và đời sống tinh thần của con người, thậm chí còn bị xếp vào tệ nạn xã hội.

Nếu như trong văn hóa uống rượu người ta chú trọng nhiều đến lễ tiết, thì trong tiệc nhậu họ không câu nệ nghi thức, chỉ cốt sao có một cuộc vui trọn vẹn, người ta sát phạt thúc ép nhau cho bằng “chết” mới “đã nư”, bất chấp tửu lượng mỗi người mỗi khác.

Nếu như trong văn hóa uống rượu người ta nói những lời chúc tụng, cung kính hoa mỹ, thì trong cuộc nhậu là không khí náo nhiệt với những câu chuyện rôm rả đủ mọi thể loại đề tài trên trời, dưới biển, cùng với khẩu lệnh “Dzôôô! Dzôôô!” như một cách truyền cảm hứng. Nếu như rượu lễ thường chỉ uống suông thì cuộc nhậu nhất định phải có mồi màng cầm cự đưa cay.

Khi nào thì người ta nhậu? Có đến hàng tỷ lý do để nhậu, không thể liệt kê ra hết. Ngoài là một phương thức thư giãn được ưa chuộng thì người ta thường hay đưa ra một lý do hết sức chính đáng là để giao tiếp. Đặc biệt với giới doanh nhân, mời rượu nhau trong những buổi gặp gỡ khách hàng, đối tác, bàn luận công việc làm tiền đề cho các ký kết hợp đồng đã trở nên phổ biến. Với những người làm công việc có liên quan đến sáng tạo, nhiều người cũng mượn rượu để lấy cảm hứng sáng tác.

Với dân văn phòng càng có nhiều lý do để nhậu: Công ty tổng kết cuối năm, liên hoan tất niên, tân niên, nhậu chốt hợp đồng, nhậu thu hồi nợ… Nhậu nhóm: nhóm đồng nghiệp cũ, nhóm bạn học đường các cấp. Nhậu theo định kỳ, theo thói quen…  

“Lúc đi hết mình lúc về hết hồn”

Lạm dụng rượu, bia gây tổn hại sức khỏe thậm chí đến tính mạng con người (Thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu bia, 6% vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia), điều này ai cũng biết và không thể phủ nhận. Ngoài ra nó còn để lại nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội. Cũng theo báo cáo này, tại Việt Nam, 60% vụ bạo lực gia đình có liên quan đến nhậu nhẹt say xỉn không kiểm soát được hành vi.

Anh Hải là nhân viên sale của một công ty kinh doanh địa ốc than thở, tháng nào anh cũng phải tiêu tốn gần cả triệu tiền chi cho ăn nhậu mặc dù anh không mấy thích thú với chuyện này. Anh thử cương quyết từ chối vài lần liền bị tẩy chay, thậm chí bị gán “tội” không hòa đồng, keo kiệt…

Đằng sau tai nạn giao thông, nạn bạo hành, nền tảng gia đình lung lay, đằng sau “nỗi khổ” của những người như anh Hải, đáng báo động hơn, là tình trạng một bộ phận các thanh thiếu niên trẻ đang có xu hướng say sưa, đắm mình trong men bia rượu để “giải sầu”.

Thấy được tác hại khôn lường của sự lạm dụng rượu bia, bắt đầu ngày 1/1/2020, Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực, quy định cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia. Theo đó, Nghị định số 117 cũng đưa ra các hình thức xử phạt những hành vi vi phạm liên quan đến  phòng chống tác hại rượu, bia. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành luật và các nhà xã hội học thì việc thực thi, xử phạt là không dễ dàng, cần có lộ trình từng bước cho thật hợp lý.

Biến “văn hóa nhậu” thành một thứ “kỹ năng mềm” tiến tới nhậu sao cho bảo đảm nhân quyền, văn minh, lành mạnh. (Ảnh: Internet)

Biến “văn hóa nhậu” thành một thứ “kỹ năng mềm” tiến tới nhậu sao cho bảo đảm nhân quyền, văn minh, lành mạnh. (Ảnh: Internet)

“Sống chung với lũ”

Thực tế, “văn hóa nhậu” đã ăn sâu vào đời sống dân ta trong một thời gian quá dài. Để bỏ nó đi trong một sớm một chiều không phải “nói được làm được”. Rất nhiều sức ép từ các mối quan hệ mà người trong cuộc phải gánh chịu: quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, khách hàng đối tác, cơ hội thăng tiến... theo thói quen đều được giải quyết trên bàn nhậu.  

Không loại trừ ngay được thì chúng ta “Sống chung với lũ”  vậy. Bằng cách biến “văn hóa nhậu” thành một thứ “kỹ năng mềm” tiến tới nhậu sao cho bảo đảm nhân quyền, văn minh, lành mạnh. 

Nhân quyền thể hiện trong cuộc nhậu là tôn trọng sự lựa chọn, chấp nhận quyền từ chối của bạn nhậu. Chấp nhận sự khác biệt về tửu lượng về tình trạng sức khỏe cá nhân, không cào bằng, không ép uống. 

Nhậu văn minh là không biến bàn nhậu thành “võ đài” biểu diễn, phô bày “sức mạnh”, không vượt quá giới hạn, không nhậu bất chấp đến ăn nói lung tung, tay chân quờ quạng, nôn mửa, đổ gục tại chỗ. Đánh giá bạn nhậu ở sự tham gia nhiệt tình chứ không phải bằng số lượng rượu bia uống vào.

Nhậu lành mạnh là có chừng mực, có quan tâm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đồng thời giữ cho mình phong độ nhất định trong công việc và trong cuộc sống.

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Mới đây, thông tin TP.HCM miễn học phí cho trẻ mầm non đến lớp 12 từ năm học 2025-2026 cùng với quy định không kỷ luật cán bộ công chức viên chức là đảng viên sinh con thứ ba trở lên đã khiến những ai quan tâm đến chính sách dân số xem đây là một tín hiệu lạc quan.  
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Giải thưởng ‘Đại sứ nhân ái Việt Nam’ trong khuôn khổ chương trình Đại sứ nhân ái Việt Nam đã chính thức thuộc về Lưu Thế Truyền và Nguyễn Lê Lâm Ngân.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau một thời gian dài vắng mặt, ca sĩ Ánh Tuyết chính thức thông báo chị sẽ góp mặt trong hai đêm nhạc đặc biệt diễn ra vào 26/2 tại Idecaf và 28/2 tại 1-3-5 Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TPHCM, cùng sự tham gia của nữ nghệ sĩ Nhật nổi tiếng Kimiyo Ogawa.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều vụ bắt cóc với hình ảnh kèm theo lời cảnh báo được tung lên mạng xã hội. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng vào cuộc xác minh đều cho ra thông tin giả. Việc lo ngại cảnh giác trước nạn bắt cóc là chính đáng, nhưng mỗi người dân cần tỉnh táo trong việc thông tin cũng như tiếp nhận thông tin để tránh làm hoang mang dư luận, ảnh hưởng tới trật tự xã hội và rước họa vào thân.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Dù diễn ra đã hơn một năm nay nhưng sức hút của trào lưu “xé túi mù - đập hộp mù” vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Không kể một số tiền khá lớn mà người chơi phải bỏ ra, thì Ảnh hưởng môi trường do lượng rác thải lớn từ trò chơi này; Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý do căng thẳng và Nguy cơ gây nghiện là những mối quan tâm hàng đầu mà các chuyên gia đặt ra. 
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Với nhiều năng lượng và sự tươi trẻ, trong năm 2024, ca sĩ Phương Thanh đã cho thấy sự trở lại mạnh mẽ. Tối 16/2, nữ ca sĩ vừa cho ra mắt ca khúc Mê cung 79 đầy tự sự, mở màn cho chùm ca khúc liên tiếp trong năm 2025.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, số vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giảm sâu so với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người tử vong và số người bị thương. Tuy nhiên, các vụ ẩu đả xảy ra do va quẹt giao thông lại có chiều hướng tăng lên. 
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Các họa sĩ: Anh Bach (Bạch Hoàng Anh), Mina Ho Ferrante (Hồ Mộng Nhã Uyển), Tim Nguyen (Nguyễn K Quy), Ly Tran (Trần Phương Ly) cùng hội ngộ trong triển lãm Chào Việt Nam diễn ra từ ngày 13 - 21/2 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Trên mạng xã hội, nhiều người nổi tiếng bị ảo tưởng quyền lực cá nhân dẫn đến vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, khiến nhiều đối tượng bị xử phạt, thậm chí vướng vào vòng lao lý.
2 tuần
Văn hoá - Xã hội
Tại cuộc họp mặt truyền thống lần thứ 35 của Ban Liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại TP.HCM, nhiều người con quê hương cụ Đồ Chiều đã bày tỏ tình cảm uống nước nhớ nguồn, hướng về quê nhà với tất cả tình yêu và sự quan tâm, cùng nhiều hoạt động thiết thực.
2 tuần
Văn hoá - Xã hội
Tác giả Phạm Công Luận tiếp tục hợp tác cùng Phương Nam Book liên kết xuất bản Made in Sài Gòn sẽ giới thiệu đến độc giả những hình ảnh độc đáo của các sản phẩm trong quá khứ.
2 tuần
Văn hoá - Xã hội
Đối với doanh Nhân Nguyễn Ngọc Đăng, “gục ngã hay đứng dậy không phải là sự lựa chọn, mà là sự quyết tâm và quyết tâm đến cùng”.
2 tuần
Văn hoá - Xã hội
Bữa nay là “mùng cuối cùng” của tháng Giêng. Có nghĩa là tết thật sự chấm dứt trên thực tế lẫn trong lý thuyết. Nếu như trước tết ai nấy háo hức, bồi hồi, trông ngóng kèm theo tất bật, vất vả... trong tết là tận hưởng niềm vui sum họp, thoải mái ăn chơi… thì sau tết, mọi người cũng đầy tâm tư, vui buồn ngổn ngang trăm mối.
2 tuần
Văn hoá - Xã hội
Trên con đường đưa nông sản ra thế giới, CEO Phan Minh Thông đã chắt lọc từ thực tiễn nhiều câu chuyện thú vị cũng là những bài học đắt giá chạm đến trái tim và tâm huyết của nhiều người.
3 tuần
Văn hoá - Xã hội
Ai cũng biết việc người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để lấy lộc đầu năm được xem là phong tục không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây, tục này còn được khoát thêm nét mới mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đó là qua việc sử dụng tiền món tiền lì xì có được sau tết để bồi đắp lòng nhân ái cho trẻ.
3 tuần
Xem thêm