Tôn vinh những phụ nữ thầm lặng làm nghề ve chai tại Hà Nội
(DNTO) - “Đa phần lực lượng tham gia vào hoạt động phân loại và thu gom rác thải là các chị em phụ nữ. Các chị chính là những ‘sứ giả’ môi trường, là nguồn lực to lớn trên hành trình làm sạch, làm đẹp cho đất nước”, bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ.
Theo Tổ chức Nông nghiệp & Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam, Việt Nam thuộc top 10 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm.
“Trong hành trình phát triển bền vững của mình, Unilever đặc biệt chú trọng mục tiêu xây dựng một thế giới không rác thải thông qua những cam kết đầy mạnh mẽ trong quản lý rác thải nhựa”, bà Lê Thị Hồng Nhi, cho biết.
Bà Hồng Nhi nhấn mạnh, Unilever Việt Nam cam kết đến năm 2025, tất cả bao bì của doanh nghiệp đều sẽ có khả năng tái chế, cũng như sẽ giảm một nửa lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì thông qua cắt giảm thực tế và tăng cường sử dụng nhựa tái sinh. Đồng thời, Unilever cũng sẽ thu gom và xử lý lượng rác thải nhựa nhiều hơn lượng bao bì bán ra ngoài thị trường – đặt nền tảng cho việc tạo ra vòng tuần hoàn cho rác thải nhựa.
Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), ước tính hơn 30% lượng rác thải tại Việt Nam được thu gom thông qua kênh phi chính thức. Vì vậy, lực lượng lao động thu gom phế liệu tự do đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phân loại và thu gom rác thải nhựa mà Unilever Việt Nam đang thúc đẩy. Bên cạnh đó, đa phần lực lượng tham gia vào hoạt động phân loại và thu gom rác thải phi chính thức là các chị em phụ nữ. Đặt ra thêm một mối quan tâm khác cho câu chuyện trao quyền cho nữ giới tại Việt Nam.
Từ năm 2021, Unilever Việt Nam đã tiên phong triển khai chương trình “Hồi sinh rác thải nhựa” cùng đối tác VietCycle, hướng đến mục tiêu phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải nhựa nhằm thúc đẩy mô hình Kinh tế Tuần hoàn, đồng thời nâng cao điều kiện làm việc, an toàn lao động, sức khỏe và cuộc sống cho lao động nữ phi chính thức trong chuỗi giá trị.
Bước đầu, sáng kiến này từ Unilever Việt Nam đã thành công xây dựng hệ thống thu gom trên địa bàn Hà Nội thông qua tuyển chọn và xây dựng các đại lý thu gom trên đường phố, các trạm thu gom lớn, mạng lưới lao động ve chai tự do với hơn 1.200 người lao động.
Chương trình cũng đã thực hiện phân loại và thu gom hơn 12.000 tấn rác thải nhựa trong thời gian qua.
Đồng thời, chương trình cũng đã triển khai các hoạt động huấn luyện – truyền thông đến các hội thu gom, trạm thu gom, đại lý ve chai, và người lao động ve chai tự do, giúp mọi người nắm bắt các thông tin về việc đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, và hỗ trợ thiết bị bảo hộ trong quá trình thu gom rác thải nhựa. Điều này giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao điều kiện sống cho người lao động.
“Đa phần lực lượng tham gia vào hoạt động phân loại và thu gom rác thải là các chị em phụ nữ. Các chị chính là những ‘sứ giả’ môi trường, là nguồn lực to lớn trên hành trình làm sạch, làm đẹp cho đất nước”, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ tại lễ tôn vinh các lao động nữ thu gom phế liệu phi chính thức.
Vì vậy, việc tạo điều kiện để các chị em tham gia vào chương trình chính là góp phần trao quyền, trao cơ hội cho phụ nữ phát triển, tạo giá trị gia tăng tích cực cho xã hội và cộng đồng, từ đó nâng cao vị thế của nữ giới trong gia đình và xã hội, góp phần thúc đẩy cam kết bình đẳng giới – đây cũng là một cam kết quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững mà Unilever luôn theo đuổi.
Là một trong số những lao động ve chai tự do tham gia trong chương trình “Hồi sinh rác thải nhựa” của Unilever Việt Nam tại Hà Nội, chị Bùi Thị Chín, quê quán tại Nam Định, chia sẻ: “Nghề thu gom phế liệu của chúng tôi không có thời gian cố định, không có thu nhập ổn định. Chúng tôi cũng ‘làm bạn’ với rác mỗi ngày nhưng trước đây ít quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Từ khi tham gia vào chương trình, tôi và các chị em đã được hỗ trợ thiết bị bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi rất cảm ơn và mong có nhiều chị em ve chai như chúng tôi cũng sẽ được tham gia chương trình này”.
Chị Nguyễn Thị Vân, quê quán Hà Nội cũng bộc bạch về việc tham gia vào chương trình: “Trước đây tôi chỉ phân loại và thu gom rác thải theo thói quen. Nhưng từ khi tham gia chương trình, tôi được hướng dẫn cách phân loại từng loại rác thải cho đúng cách để giúp công tác xử lý rác sau này tốt hơn. Tôi cũng được gặp gỡ và chia sẻ nỗi niềm với các chị em cùng làm nghề, được tặng các sản phẩm vệ sinh trong các chương trình huấn luyện, được hiểu vai trò của công việc mà mình đang làm nên bao nhiêu vất vả cũng biến mất”.
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Unilever Việt Nam có cơ hội nhìn lại chặng đường “Hồi sinh rác thải nhựa” mà doanh nghiệp đã triển khai từ năm 2021 với mục tiêu kép: Thúc đẩy phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải nhựa để bảo vệ môi trường, đồng thời cải thiện điều kiện làm việc và cuộc sống cho lao động nữ phi chính thức về thu gom rác thải. Doanh nghiệp cũng vừa phối hợp cùng đối tác VietCycle tổ chức “Lễ tôn vinh những phụ nữ thầm lặng nghề ve chai tại Hà Nội”.
Một số hình ảnh tại Lễ tôn vinh những phụ nữ thầm lặng nghề ve chai tại Hà Nội: