Thứ năm, 26/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thuốc Kovir tăng giá chóng mặt sau khi lọt danh sách 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19

Trần Ngọc
- 06:30, 27/07/2021

(DNTO) - Sản phẩm Kovir tăng giá chóng mặt sau khi Bộ Y tế ban hành danh sách 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi lớn và khiến người dân bức xúc giữa bối cảnh dịch bệnh diễn ra căng thẳng.

 Văn bản bị thu hồi sau 2 ngày ban hành, vì sao?

Chỉ cần tra từ khóa "thuốc hỗ trợ điều trị Covid" trên công cụ tìm kiếm Google sẽ cho ra hơn 31,5 triệu kết quả trong vòng 0,63 giây (tại thời điểm tìm kiếm lúc 16h chiều 26/7/2021). Điều này cũng đủ cho thấy độ "hot" của mặt hàng này trên các gian hàng online. Các thông tin về thuốc hỗ trợ điều trị covid chủ yếu là về thông tin sản phẩm và giao dịch mua bán với nhiều mức giá khác nhau, có loại lên đến tiền triệu. Thị trường này thực sự sôi động khi Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19số 5944,ngày 24/7 về việc tăng cường, phòng chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu. Tuy nhiên, ngay trong sáng 26/7, Bộ Y tế ra văn bản thu hồi chỉ 2 ngày sau khi phát hành công văn 5944.

Lý do mà Bộ Y tế quyết định thu hồi công văn 5944 chỉ đơn giản là "có nhiều nội dung chưa phù hợp". Còn ông Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cho biết "đây là sơ suất trong quá trình soạn thảo".

Công văn 5944 sau 2 ngày ban hành đã gây xôn xao dư luận khi đi kèm với phụ lục các sản phẩm cụ thể được cho có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19. Trong danh sách này có các sản phẩm như hoạt huyết Nhất Nhất, viên nang Kovir, viên nang Imboot, siro Ngân Kiều, vệ khí khang…

Nhiều người dân sau khi có thông tin về các danh mục thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 đã cuống cuồng đi mua vì sợ hết thuốc, vì sợ thuốc tăng giá...

Đáng chú ý trong danh mục 12 loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 mà Bộ Y tế đã công bố có sản phẩm viên nang Kovir của Công ty Sao Thái Dương ghi rõ là phòng và điều trị các bệnh lý do virus lây lan qua đường hô hấp, tăng cường miễn dịch, điều hoà miễn dịch trong các bệnh lý virus. Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra hết sức căng thẳng thì thông tin sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kovir của Công ty Sao Thái Dương đã làm người tiêu dùng đổ xô đi mua bất chấp việc công ty tăng giá thuốc.

Sản phẩm viên nang Kovir.

Sản phẩm viên nang Kovir.

Văn bản thông báo tăng giá thuốc được ban hành chỉ trước 5 ngày được đưa vào văn bản của Bộ Y tế.

Văn bản thông báo tăng giá thuốc được ban hành chỉ trước 5 ngày được đưa vào văn bản của Bộ Y tế.

Viên nang cứng Kovir có giá tăng chóng mặt từ chưa đến 200.000 đồng/hộp lên tới cả triệu đồng mỗi hộp. Đà tăng của loại thuốc này cũng nằm trong "combo" tăng giá của một sản phẩm khác của Công ty Sao Thái Dương, đó là sản phẩm Nobel tăng cường miễn dịch. Trước đó, giá 1 hộp Nobel miễn dịch tại các cửa hàng thuốc chỉ 300.000 đồng/hộp. Nay, giá đã lên tới 1,25 triệu đồng, nghĩa là tăng giá tới hơn 4 lần chỉ sau 1 thời gian quá ngắn.

thuoc_ho_tro
gia_thuoc

Trong phần giới thiệu thuốc, Công ty Sao Thái Dương dù không nhắc tới Covid-19 nhưng lại ghi công dụng: Hỗ trợ phòng và điều trị sớm các bệnh do virus gây ra… dùng cho trường hợp F1, giúp giảm nguy cơ F1 thành F0. Liều đủ dùng là 15 ngày. Công ty Sao Thái Dương còn quảng bá: Sản phẩm được nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Câu hỏi đặt ra là, với thành phần được chiết xuất từ các dược liệu  như sài hồ, phục linh, đảng sâm, tiền hồ, cát cánh, xuyên khung, cam thảo... và công dụng chỉ là "nâng cao sức đề kháng" thì tại sao Kovir lại có giá cả triệu đồng mỗi hộp? Và tại sao doanh nghiệp lại đột ngột tăng giá chỉ vài ngày trước khi công văn 5944 của Bộ Y tế ban hành mà trong đó đề cập Kovir là loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, đây là thuốc do doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ, không phải để đấu thầu, không phải để người bệnh nhao nhao đi mua. 

Trước câu chuyện trên, lãnh đạo một doanh nghiệp lớn tại TP.HCM nêu quan điểm: Cần xem xét điều tra hành vi bắt tay trục lợi, chứ không thể xử lý đơn giản thích thì phát hành văn bản khuyến nghị xong thấy dư luận phản ứng thì thu hồi thế này được. Rất nhiều người đã dùng những đồng tiền ít ỏi để mua những sản phẩm này theo khuyến nghị của Bộ Y tế. "Trục lợi dựa trên sợ hãi của người dân khi dịch bệnh là tội ác!", vị này bày tỏ bức xúc.

Trần tình trên báo Dân Việt ngày 26/7, ông Nguyễn Hữu Thắng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Thái Dương  cho biết, việc có các sản phẩm đưa vào danh mục hướng dẫn điều trị Covid-19 của Bộ Y tế là do "ở trên" đánh giá. 

"Tôi không quan tâm tới danh mục ấy, bên trên đánh giá tôi nghĩ là đúng. Chi tiết tôi không nhận xét vì còn nhiều sản phẩm của doanh nghiệp khác. Việc đưa các sản phẩm Đông y vào điều trị Covid-19 là đúng. Có thể họ nắm bắt được thông tin sản phẩm của mình họ đưa vào. Vì sản phẩm của tôi là được đưa vào một số nơi như Hà Nam, Lạng Sơn khi phát cho người bệnh sử dụng họ đánh giá lại. Chắc có thể thấy sản phẩm của tôi có hiệu quả họ đưa vào danh mục", ông Thắng nói.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
2 tuần
Xem thêm