Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Mặc dù tốc độ tăng trưởng khá cao, dư địa còn lớn, nhưng trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như chịu tác động từ các yếu tố dịch bệnh, chi phí sản xuất đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
Hiện nay, phần lớn lượng thức ăn chăn nuôi Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, chi phối giá. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu nguyên liệu. Nếu đảo ngược được tình thế này, sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi sẽ nhân lên gấp bội khi món nợ đối với doanh nghiệp được tháo gỡ. 
VNDirect dự báo giá lợn có thể chạm mốc 80.000 đồng/kg vào quý 3. Tuy nhiên, đà tăng này có thể chỉ kéo dài trong ngắn hạn và sớm hạ nhiệt vào quý 4/2022.
Do mối đe dọa về suy thoái kinh tế, Trung Quốc sẽ ngừng kiểm tra một số loại sản phẩm nhập khẩu về sự hiện diện DNA của virus 2019-nCoV, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn thông tin từ Ủy ban Y tế Quốc gia (NCH) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho biết.
Các nhà phân tích của VNDirect nhận định, năm 2022 vẫn sẽ là năm đầy thách thức với các doanh nghiệp sản xuất thịt. Các chuyên gia dự phóng lợi nhuận ròng CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) giảm 29,6% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận ròng của CTCP Masan MEAT Life (MML) giảm mạnh 66,2% so với cùng kỳ.
Từ cuối năm 2020 tới nay, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đã điều chỉnh tăng giá tới lần thứ 13, 14, do nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn tiếp tục lên cao. Thức ăn chăn nuôi, giá xăng tăng liên tục, khiến nhiều hộ chăn nuôi phải giảm đàn, doanh nghiệp sản xuất “méo mặt”, gồng mình giữ giá.
Dịch bệnh và ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga và Ukraine kéo theo chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi tăng phi mã khiến nhiều cơ sở đối diện nguy cơ "treo chuồng". Bài toán về thị trường xuất khẩu với ngành chăn nuôi đang đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết.
Theo dự báo, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam ngày càng tăng, do đó, về lâu dài cần có chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước, trong đó chú trọng các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học để giảm áp lực phụ thuộc nguồn nhập khẩu.
Sản phẩm thức ăn nuôi gà mới có sử dụng nguyên liệu là đậu Hà Lan do Đan Mạch sản xuất, giúp giảm lượng khí thải carbon lên tới 4.500 tấn/năm, tương đương với lượng CO2 thải ra từ 2.000 ô tô cá nhân mỗi năm.
Giá nguyên liệu tăng liên tiếp, trong khi giá lợn hơi lao dốc xuống mức thấp nhất 2 năm, người chăn nuôi đang điêu đứng nguy cơ thua lỗ.
Được coi là quốc gia nông nghiệp nhưng mỗi năm, Việt Nam phải nhập nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản. Nghịch lý này khiến giá thức ăn chăn nuôi liên tục "phi mã". Nếu không chủ động tìm lời giải cho "bài toán" nguyên liệu sản xuất, ngành chăn nuôi khó có thể phát triển bền vững.
Từ cuối năm 2020 đến nay, giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như bắp, đậu nành, bột cá… đã tăng chóng mặt khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước cũng phải tăng theo.
Giá thịt lợn đã hạ xuống trong thời gian gần đây do nguồn cung đảm bảo, trong khi giá thịt gia cầm lại có khả năng tăng cao trong quý 2 do giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh.
Chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19, người chăn nuôi đang phải chịu thiệt hại kép khi giá sản phẩm bán ra không tăng nhưng giá thức ăn chăn nuôi thì tăng chóng mặt.