Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân chậm trễ trong triển khai dự án giao thông

Thạch Hương
- 09:38, 17/11/2022

(DNTO) - Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chậm trễ trong triển khai các dự án, công trình giao thông theo kế hoạch đề ra. "Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đã làm thì phải đến nơi đến chốn", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp chiều 16/11. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp chiều 16/11. Ảnh: VGP

Chiều 16/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT) chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.

Tham dự phiên họp qua 40 điểm cầu trực tuyến tại địa phương có các Bí thư, Chủ tịch UBND, lãnh đạo các sở, ban, ngành của các tỉnh, thành phố; đơn vị tư vấn, nhà thầu...

Theo Bộ Giao thông vận tải, sau khi bổ sung, hiện nay tổng số các công trình, dự án thuộc Ban Chỉ đạo là 70 dự án, dự án thành phần tại 40 tỉnh, thành phố, gồm 63 dự án đường bộ, 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không.

Tại phiên họp, đại diện các tỉnh Hà Tĩnh, Phú Yên, Hoà Bình, Sơn La, Hậu Giang… nêu những khó khăn vướng mắc hiện nay chủ yếu liên quan đến công tác GPMB, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phục vụ dự án, thực hiện thu hồi các mỏ đất, vật liệu xây dựng khai thác mới phục vụ thi công, thủ tục điều chỉnh dự án, bổ sung vốn đối với những dự án có sử dụng vốn nước ngoài, thời tiết diễn biến bất thường, mưa kéo dài…

 

 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ đã ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo sát thị trường phục vụ quá trình triển khai dự án.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trao đổi về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thẩm định, cho phép khai thác các mỏ vật liệu xây dựng, vướng mắc tại một số địa phương đang chậm trong khâu đền bù, GPMB.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đề nghị các địa phương tập trung tối đa cho công tác GPMB để các đơn vị, nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh tiến độ thi công ở tất cả các dự án.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, việc triển khai các dự án cao tốc Bắc- Nam phía đông giai đoạn 1 (2017-2020) có chuyển động so với đầu năm nhưng chưa đạt yêu cầu. Do đó, phải rà soát các Ban quản lý dự án và xem xét rõ trách nhiệm. 

Phát triển hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược. Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ dành khoảng 470.000 tỷ đồng đầu tư cho các dự án, công trình giao thông. Trong lúc khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án giao thông trọng điểm góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất, kinh doành, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ an sinh xã hội. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Thủ tướng đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tái định cư, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động, hỗ trợ người dân. Ảnh minh họa

Thủ tướng đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tái định cư, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động, hỗ trợ người dân. Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo từng bộ, ngành, địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu, doanh nghiệp đều phải "thay đổi suy nghĩ, cách xử lý vấn đề, tổ chức thực hiện", siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính. 

Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chậm trễ trong triển khai các dự án, công trình giao thông theo kế hoạch đề ra. "Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đã làm thì phải đến nơi đến chốn".

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, đẩy nhanh các thủ tục chuẩn bị đầu tư, xử lý ngay những vướng mắc thuộc thẩm quyền, lĩnh vực quản lý, không chờ đợi; nêu rõ vướng mắc ở đâu, thuộc trách nhiệm của ai, không nói chung chung.

Về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tái định cư, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động, hỗ trợ người dân. 

Đối với hoạt động đấu thầu, đấu giá, Thủ tướng yêu cầu phải hết sức trách nhiệm, đúng quy định, đúng tinh thần chống tham nhũng, tiêu cực; không để xảy ra tiêu cực, vi phạm, "thông thầu" dẫn đến phải xử lý pháp luật. Đối với công tác tổ chức thực hiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, đề cao lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của đảng viên; thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi tiến độ hằng tháng.

Liên quan đến những vướng mắc trong điều chỉnh dự án đầu tư, Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành phải ngồi lại với nhau, tìm ngay giải pháp, xử lý ngay vấn đề; các vấn đề cần phải điều chỉnh thì phải làm nhanh, đúng quy trình, thủ tục; cấc bộ ngành không lòng vòng, giảm bớt giấy tờ.

Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo không khởi công các công trình mới trừ trường hợp đặc biệt liên quan an ninh quốc gia, chống biến đổi khí hậu; phải rà soát từ trung ương đến địa phương, không nể nang, phải làm việc nào dứt việc đó...

 

Về một số nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT kiểm tra, đôn đốc, phát động phong trào thi đua để hoàn thành các đoạn Cam Lộ - La Sơn, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1 theo đúng kế hoạch đề ra; rà soát lại các gói thầu Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, căn cứ vào tình hình thực tế, từng đoạn tuyến để khởi công toàn tuyến vào ngày 31/12/2022.

Bộ GTVT và các địa phương phối hợp phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 3 cao tốc: Biên Hoà-Vũng Tàu, Khánh Hoà-Buôn Mê Thuột, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, để kịp thời giải ngân nguồn vốn đầu tư phục hồi phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2023.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, UBND TPHCM phối hợp chặt chẽ để hoàn thành việc bàn giao mặt bằng thi công Nhà ga T3 cảnh hàng không Tân Sơn Nhất trong tháng 11/2022; chấn chỉnh công tác đấu thầu các dự án thành phần của cảng hàng không Long Thành trên tinh thần công khai, minh bạch.

Các dự án giao thông đang được triển khai trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để xử lý nhanh những vướng mắc phát sinh, chưa xử lý được phải báo cáo ngay...

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
20 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm