Chủ nhật, 16/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ông Nguyễn Xuân Thành: Bất trắc lớn, nhà đầu tư phải canh cánh rủi ro lạm phát

Hoàng Yến
- 14:30, 05/12/2021

(DNTO) - Ông Nguyễn Xuân Thành, Thành viên của tổ tư vấn Chính phủ, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, lạm phát có thể diễn biến rất nhanh. Nhà đầu tư chứng khoán luôn phải cảnh giác từ các yếu tố rủi ro nếu điều này xảy ra. Tuy nhiên, hiện tại cho đến tháng 4/2022, tình hình được cho là vẫn duy trì ổn định.

 Hai kịch bản của nền kinh tế

Tại toạ đàm về tìm kiếm động lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán năm 2022 mới đây, nhận định về những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế trong thời gian tới, ông Nguyễn Xuân Thành đã đưa ra hai kịch bản.

Ở kịch bản thuận lợi, việc mở cửa nền kinh tế trong nước bền vững, không có giãn cách xã hội rộng như trước đây, các chuỗi cung ứng hồi phục trở lại, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng dồi dào, lãi suất không tăng..., khi đó tăng trưởng GDP có thể đạt 7,5%.

Tuy nhiên ở kịch bản xấu, dịch bệnh quay trở lại buộc phải giãn cách xã hội, các chính sách tiền tệ bị thu hẹp lại, doanh nghiệp gặp khó..., tăng trưởng kinh tế có thể chỉ dừng lại ở mức 5%.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành.

Nhìn một cách tổng thể, áp lực lạm phát là bất khả kháng và có thể diễn tiến rất nhanh, xuất phát từ các nguyên do như: sự kích cầu quá mạnh, tiền không đi vào sản xuất mà chảy vào các kênh đầu tư khác; giá năng lượng tăng cao, sự đứt gãy các chuỗi cung ứng... Khi đó rủi ro sẽ lớn đến với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán.

Theo ông Thành, ở Việt Nam, lạm phát còn liên quan nhiều đến phương cách mà Chính phủ kích cầu như thế nào. Theo ông, hướng kích cầu tích cực hiện nay là nên dựa vào các chính sách tiền tệ hơn là các chính sách tài khóa như phát hành trái phiếu Chính phủ, chấp nhận vấn đề thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công tăng lên.

Áp lực lạm phát là rất lớn. "Tuy nhiên, tôi không đồng ý với quan điểm: chấp nhận lạm phát cao chút để lấy đánh đổi lấy tăng trưởng", ông Thành nhận định. Mặc dù hiện tại bài toán quản lý vĩ mô và kiểm soát lạm phát đang tạo uy tín cho cơ quan điều hành chính sách tiền tệ nhưng việc kiểm soát lạm phát lại phụ thuộc vào thị trường có tin vào người điều hành hay không và mức kỳ vọng vào tỷ lệ lạm phát.

"Nếu thông tin là lạm phát 8% thì lạm phát sẽ là 8%. Giống chứng khoán, khi tất cả nghĩ giá tăng thì giá sẽ tăng vì tất cả đều mua vào. Còn nếu nói hiện mục tiêu 4% nhưng thực tế lại chấp nhận 6% thì lập tức lãi suất sẽ tăng lên, lạm phát khó giữ như mục tiêu. Vì vậy, nói lạm phát 4% thì cần giữ đúng như vậy. Điều này sẽ tạo uy tín cho nhà điều hành, tốt cho nền kinh tế và thị trường tài chính", ông Thành nhấn mạnh.

Ông cũng cho biết, bản thân lạc quan về triển vọng kinh tế, ít nhất là đến tháng 4 sang năm, bởi chưa biết rõ gói hỗ trợ mới của Chính phủ sẽ như thế nào. Tuy nhiên, nếu nhà điều hành dựa quá nhiều vào các chính sách tiền tệ và thậm chí tính đến chuyện sử dụng dự trữ ngoại tệ để kích cầu trong nước thì rất nguy hiểm cho lạm phát.

Nhiều lo ngại về khả năng bong bóng trên thị trường chứng khoán.

Nhiều lo ngại về khả năng bong bóng trên thị trường chứng khoán.

Lo ngại về hiện tượng "bong bóng" chứng khoán

 Một thực tế, việc tiền chảy quá nhiều vào thị trường chứng khoán như thời gian qua đã tạo nên luồng dư luận lo lắng về khả năng "bong bóng" với kênh đầu tư này.

Tuy nhiên theo ông Thành, nếu thắt chặt tiền tệ với kênh đầu tư chứng khoán cũng đáng quan ngại. Bài toán cần giải chính là khả năng quản trị rủi ro với các tổ chức tín dụng.

"Nếu thanh khoản tốt vẫn cho vay với kênh chứng khoán. Thị trường chứng khoán mặc dù tăng nhưng có điều chỉnh. Quan trọng nhất là thực hiện trên cơ sở tổ chức tín dụng và thị trường tiền tệ hoạt động theo cơ chế thị trường, quản trị rủi ro tốt và bản thân thị trường có điều chỉnh", ông cho biết.

Mặc dù chứng khoán đã có giai đoạn tăng trưởng mạnh, tuy nhiên trước áp lực lạm phát, dư địa của chính sách tiền tệ ngày càng hẹp dần, nhà đầu tư cần cẩn trọng trước nhiều rủi ro có thể xảy ra.

Khả năng thị trường tăng trưởng tiếp hay không còn là ẩn số, tuy nhiên chứng khoán Việt Nam cần những câu chuyện mới, doanh nghiệp mới niêm yết, sản phẩm mới để hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu SHB đã bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch khủng hơn 141 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 1,4 ngàn tỷ đồng và vẫn còn gần 7 triệu đơn vị dư mua thời điểm chốt phiên.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trước tình hình giá xăng dầu thế giới biến động, tỷ giá VND/USD thay đổi và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định phương án điều hành giá xăng dầu để đảm bảo giá xăng dầu trong nước phù hợp với thế giới.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng mạnh của bộ đôi VHM và VIC đã cho thấy triển vọng tích cực của doanh nghiệp cũng như sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong nước.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã triển khai một loạt chính sách thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, thay vì củng cố niềm tin, các biện pháp này lại gây ra sự bất ổn lớn cho các nhà đầu tư.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự lao dốc của các thị trường chứng khoán đã không thể gây tác động đến thị trường trong nước. Dù phải trải qua một phiên căng thẳng giằng co, VN-Index vẫn vững vàng tăng điểm, ngược chiều với đà giảm của nhiều thị trường trên thế giới.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Phiên giao dịch ngày 10/3 trên thị trường chứng khoán Mỹ đã ghi nhận những biến động mạnh mẽ với các chỉ số chính đều giảm sâu. Nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế và các chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Đà bán tháo mạnh diễn ra khiến các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite đều chìm trong sắc đỏ.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index - CPI) của Trung Quốc trong tháng 2 đã không đạt kỳ vọng và giảm mạnh nhất trong 13 tháng, trong khi giảm phát giá sản xuất vẫn tiếp diễn, do nhu cầu tiêu dùng theo mùa suy yếu.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo SSI Research, nhà đầu tư cần lưu ý với những rủi ro điều chỉnh của thị trường có thể xảy ra từ sự leo thang của cuộc chiến thương mại, đồng USD tăng mạnh trở lại hay áp lực chốt lời khi mùa báo báo kết quả kinh doanh quý 1 đang cận kề.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều yếu tố tích cực hội tụ đã đẩy bật thị giá cổ phiếu VIC của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau hơn một năm chủ yếu duy trì xu hướng đi ngang.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Khối ngoại bất ngờ mua ròng sau, cộng với sự bật tăng thanh khoản toàn thị trường đã phát đi tín hiệu tích cực với thị trường chứng khoán trong nước.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh doanh thuận lợi trong năm 2024 đã giúp nhiều doanh nghiệp mạnh tay chia cổ tức cho các cổ đông.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong ngày 5/3 đã có phần khởi sắc sau một đợt thối lui toàn phần, nhờ có tin chính quyền Trump đang cân nhắc lại thuế quan và Trung Quốc khả quan với tăng trưởng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bất chấp chứng khoán thế giới chao đảo sau thông tin về lệnh áp thuế của Tổng thống Donald Trump cùng phản ứng trả đũa của Canada và Trung Quốc, chứng khoán trong nước vẫn tăng điểm, vững vàng trước mốc 1.300 điểm.
1 tuần
Xem thêm