Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngành tài chính - ngân hàng và dư địa tăng trưởng cho năm 2022

Tiến Dũng
- 10:30, 07/11/2021

(DNTO) - Với vai trò đồng hành cùng Chính phủ và các doanh nghiệp, trong năm 2022 các ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu vừa đảm bảo kết quả kinh doanh, vừa thực hiện chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19.

Để hiểu hơn về cơ hội tăng trưởng của ngành tài chính ngân hàng trong năm 2022, Tạp chí Doanh Nhân Trẻ đã có cuộc phỏng vấn với bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Khối Vận hành kiêm Giám đốc Văn phòng Quản lý Dự án Ngân hàng PVcomBank.

CEO_61948.1

Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Khối Vận hành kiêm Giám đốc Văn phòng Quản lý Dự án Ngân hàng PVcomBank.

Ngoài ra, bà còn tham gia thiết kế chương trình, viết tài liệu và giảng dạy các chuyên môn sâu trong lĩnh vực ngân hàng như Quản trị rủi ro, Thẩm định Tín dụng, Quản trị Ngân hàng Bán lẻ, Giám đốc Chi nhánh… cho các ngân hàng, đồng thời là giảng viên thỉnh giảng của Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Chính sách Phát triển – Bộ KHĐT…

Phóng viên: Thưa bà, thời gian qua, các hoạt động đời sống - kinh doanh bị đình trệ đã khiến các doanh nghiệp gần như "đóng băng", mất đi các khoản doanh thu. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 14 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và hội viên của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng vẫn khá khó tiếp cận sự hỗ trợ. Theo bà, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề nào nếu muốn nhận được những gói hỗ trợ này?

Bà Nguyễn Thị Nga (GĐ Khối Vận hành PVcomBank): Để tiếp cận gói hỗ trợ nói chung hay các khoản vay với lãi suất thấp, ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của Thông tư 14, các doanh nghiệp cần xây dựng được kế hoạch trả nợ, kế hoạch sử dụng vốn, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Đây được xem là điều kiện cần để các tổ chức tín dụng có cơ sở đánh giá sát nhất về khả năng phục hồi, khả năng trả nợ sau khi hết thời hạn cơ cấu, qua đó có phương án hỗ trợ khách hàng được sớm nhất.

Ngoài việc đồng hành với khách hàng, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp đặc thù, cũng cần có các giải pháp nhằm quản trị rủi ro mà một trong số đó là chất lượng tín dụng. Do đó, nếu khách hàng không có phương án kinh doanh hiệu quả, ngân hàng cũng khó có cơ sở để hỗ trợ.

* Quý III/2021 vừa qua, một số ngân hàng TMCP đã công bố báo cáo tài chính. Nhìn chung các ngân hàng đều có lợi nhuận trước thuế tăng. Trước tình hình GDP giảm sâu, đà tăng này khiến nhiều người bất ngờ. Xin bà cho biết nguyên nhân của việc lãi này từ đâu?

Nhiều doanh nghiệp đã tìm được hướng đi mới để phát triển hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu, một số khác vẫn còn nguồn tích lũy từ những năm trước để trả nợ cho ngân hàng. Nhờ vậy, ngân hàng vẫn duy trì được một phần lợi nhuận từ việc thu lãi các khoản vay.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã chuyển đổi cơ cấu lợi nhuận theo hướng tăng thu ngoài lãi, tập trung vào mảng dịch vụ và thu nhập từ phí – trong đó phải kể đến mảng doanh thu từ phí bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng số… Điều này hoàn toàn hợp lý bởi trong bối cảnh dịch bệnh, người dân quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe cũng như phòng ngừa các rủi ro có thể xảy đến, gây ảnh hưởng tới nguồn tài chính của bản thân và gia đình, do đó, doanh thu từ bảo hiểm tăng đáng kể.

Mặt khác, các ngân hàng chuyển đổi số từ trong nội bộ, góp phần giúp tăng hiệu suất lao động, giảm chi phí hoạt động, qua đó đóng góp vào tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.

Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Khối Vận hành kiêm Giám đốc Văn phòng Quản lý Dự án Ngân hàng PVcomBank.

Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Khối Vận hành kiêm Giám đốc Văn phòng Quản lý Dự án Ngân hàng PVcomBank.

Dịch bệnh rõ ràng đã tạo nên 1 cơ hội lớn cho việc thúc đẩy chuyển đổi số, vậy các ngân hàng nói chung và PVcomBank đã tận dụng các cơ hội này thế nào để số hóa các hoạt động của mình, thưa bà?

- Dưới tác động của dịch COVID-19, tiến trình chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ hơn trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp đã coi đó là xu thế tất yếu chứ không chỉ là lựa chọn. Khi thói quen và hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi theo hướng số hóa, các kênh mua sắm, giao dịch, thanh toán… cũng cần chuyển dịch theo để phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Với ngành ngân hàng, chuyển đổi số không chỉ là chiến lược chung trong việc đảm bảo sự lưu thông của dòng chảy tiền tệ, mà đó còn là sự chuẩn bị cần thiết cho những tăng tốc trong tương lai khi mà một thế hệ khách hàng trẻ tiềm năng đã hình thành. Họ chính là thế hệ Gen Z, Gen Alpha được tiếp cận với công nghệ ngay từ khi còn nhỏ và định hình thói quen mua sắm, tiêu dùng qua các kênh trực tuyến từ rất sớm.

PVcomBank cũng không nằm ngoài xu thế đó và ngân hàng số được coi là chiến lược trọng tâm, giúp giải quyết các trở ngại về khoảng cách, thời gian. Thay vì phải tới tận ngân hàng để mở tài khoản, gửi tiết kiệm, phải đi các showroom để mua tivi, tủ lạnh, xếp hàng để nộp tiền điện, nước, Internet…, giờ đây khách hàng không cần phải rời khỏi nhà mà vẫn thực hiện được mọi nhu cầu giao dịch nói trên chỉ với Ngân hàng số của PVcomBank mà hoàn toàn không mất phí.

Bên cạnh việc số hóa các sản phẩm truyền thống sang nền tảng ngân hàng số để đáp ứng và phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, tới đây, khách hàng có thể chuyển tiền quốc tế, đề xuất các khoản vay…mà không cần phải đến ngân hàng, PVcomBank còn đang triển khai một loạt các dự án số hóa quy trình tác nghiệp trong nội bộ như tự động hóa các khâu mở tài khoản, phê duyệt, giải ngân hồ sơ tín dụng…giúp phục vụ khách hàng nhanh hơn và tiết kiệm nguồn nhân lực.

Như đã trao đổi trong lần phỏng vấn trước cùng Doanh Nhân Trẻ, bà cho rằng khó khăn tác động đến ngân hàng sẽ có độ trễ hơn so với doanh nghiệp. Vậy về phía PVcomBank có những chiến lược nào để giảm thiểu các tác động tài chính do dịch bệnh mang đến trong thời gian tới?

- Đối với khách hàng, PVcomBank sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đúng tinh thần của Thông tư 14, giúp khách hàng giảm bớt áp lực trả nợ, tập trung cho kế hoạch phục hồi. Ngân hàng sẽ xây dựng các nhóm khách hàng mục tiêu, hệ sinh thái sản phẩm, tối ưu hóa dòng tiền của khách hàng, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình số hóa để nâng cao chất lượng phục vụ.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động, củng cố và nâng cao năng lực hệ thống, con người, như: Xây dựng hệ thống đánh giá công việc KPIs; xây dựng hệ thống đo lường và giám sát dịch vụ nội bộ SLA; xây dựng và áp dụng khung năng lực vào quản trị và phát triển nhân viên…

Ngân hàng cũng tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro hoạt động, tập trung các biện pháp nhằm quản lý chất lượng nợ, kiểm soát không để phát sinh nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tài sản… Mục tiêu cuối cùng là giảm được chi phí vốn, là cơ sở quan trọng để giảm lãi suất vay cho các doanh nghiệp.

Với ngành ngân hàng, chuyển đổi số không chỉ là chiến lược chung trong việc đảm bảo sự lưu thông của dòng chảy tiền tệ, mà đó còn là sự chuẩn bị cần thiết cho những tăng tốc trong tương lai.

Với ngành ngân hàng, chuyển đổi số không chỉ là chiến lược chung trong việc đảm bảo sự lưu thông của dòng chảy tiền tệ, mà đó còn là sự chuẩn bị cần thiết cho những tăng tốc trong tương lai.

Cuối cùng, bà có đánh giá và dự báo nào về tình hình ngành tài chính – ngân hàng cho giai đoạn quý IV/2021 và năm 2022 sắp tới?

- Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine toàn dân, kinh tế dần mở cửa trở lại ở các “vùng xanh” cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Chúng ta hoàn toàn có kỳ vọng về một bức tranh tươi sáng hơn cho kinh tế nói chung, ngành tài chính ngân hàng nói riêng nếu dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đạt tỷ lệ tiêm chủng đến quý 2/2022 khoảng 70% dân số cả nước.

Trong bối cảnh đó, Thông tư 14 của NHNN được nhận định là giải pháp kịp thời không chỉ giúp các khách hàng giảm áp lực trả nợ, có thêm thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh mà còn giúp các ngân hàng không phải chịu cú sốc về tỷ lệ trích lập dự phòng, tạo điều kiện để duy trì tăng trưởng lợi nhuận tích cực.

Nếu NHNN tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt hiện hành cho đến năm 2022, các ngân hàng sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chi phí vốn thấp, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp được tốt hơn.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Cuộc khảo sát của Herbalife về nâng cao năng lực kinh tế tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tiết lộ những thách thức và cơ hội đối với người dân, đồng thời đề xuất các hành động cụ thể để cải thiện tình hình.
2 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 28/3, tại Khánh Hòa, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam và Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ Ninh Hòa, tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 hộ gia đình khó khăn tại thị xã Ninh Hòa.
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từ một Câu lạc bộ chỉ vài chục hội viên, đến nay Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai có gần 600 hội viên, với 8 chi hội, 5 CLB trực thuộc, tổng doanh thu do các doanh nghiệp hội viên tạo ra ước tính đạt hàng chục nghìn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm nghìn lao động...
12 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu. Những kinh nghiệm thực chiến này không chỉ vô cùng quý giá mà còn là động lực mạnh mẽ cho bất kỳ ai.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chiều 27/3, Đoàn Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) với 20 đại biểu do ông Trần Văn Minh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội, dẫn đoàn đã có mặt tại Bắc Ninh, để tham dự hội nghị Xúc tiến kinh tế và Thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc (Thanh Hải) năm 2024.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Mật độ trạm sạc dày đặc, nhiều lựa chọn nạp điện, chủ xe tại Việt Nam không phải bận tâm quá nhiều về nhu cầu sạc pin trong bối cảnh ô tô điện lên ngôi.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho rằng hiện nay cơ hội thu hút đầu tư công nghiệp bán dẫn rất lớn, Bắc Giang có thể nghiên cứu, phát triển lĩnh vực này và chuẩn bị các điều kiện đi kèm, tạo đà cho phát triển.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, việc doanh nghiệp cần làm là có chiến lược chuẩn bị kỹ càng, tận dụng cơ hội từ chính sách và cải cách để tăng nội lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.   
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
“Một hiện tượng”, “hành trình mở rộng thần tốc”, “sự chấn động của ngành ô tô toàn cầu” là những gì truyền thông Thái Lan đang viết về VinFast, ngay trước thời điểm hãng xe Việt chính thức ra mắt thị trường Thái Lan tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok. Nhiều đầu báo lớn nhận định, công thức thành công của VinFast nằm ở dải xe thuần điện thú vị, thông minh và các chính sách hậu mãi vượt trội.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank vừa được tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc Xếp hạng tín nhiệm Nhà phát hành và Tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn lên 1 bậc.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
TS. Rafael Frankel, Giám đốc Meta khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết việc Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho các ý tưởng sáng tạo sẽ là cơ hội để tìm ra những công nghệ có thể thay đổi bộ mặt của nền kinh tế.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại Công ty Dịch vụ Khí (PV GAS SERVICES), Đảng ủy/Ban lãnh đạo công ty đã quán triệt với toàn thể cán bộ, công nhân viên (CBCNV) về nhận thức vai trò của văn hóa doanh nghiệp (VHDN); xác định đây cũng là lực lượng sản xuất trực tiếp của Công ty. VHDN góp phần giúp PV GAS SERVICES khơi gợi trách nhiệm mỗi cán bộ, người lao động, nâng cao hiệu suất lao động, giá trị sản phẩm - dịch vụ.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ông Hoàng Hữu Thắng, Chủ tịch tập đoàn Intech Group, Phó Chủ tịch CLB Đầu tư và Khởi nghiệp Việt Nam, cho rằng để khởi nghiệp thành công, cần rất nhiều yếu tố. Trong đó có yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là dám dấn thân, không ngại khó, làm việc với một tinh thần quyết liệt, dám hy sinh...
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Pháp tiến tới sẽ trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh, trong khi EU cũng sẽ có những biện pháp ngăn chặn mạnh tay với rác thải từ dệt may. Điều này đặt ra nghĩa vụ mới với các nhà sản xuất.
1 tuần
Xem thêm