Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp than trời trước nỗi lo 'phí chồng phí'

Hồng Gấm
- 14:00, 04/11/2021

(DNTO) - Chưa hết lao đao vì chi phí phòng, chống dịch, lại thêm sức ép giá xăng dầu, gas tăng mạnh thời gian gần đây…, khiến nhiều doanh nghiệp chưa kịp phục hồi đã ''khóc ròng'' vì nặng gánh giá nhiên liệu, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tăng mạnh vào dịp cuối năm. 

Giá xăng dầu tăng khiến doanh nghiệp tiếp tục oằn mình cõng phí. Ảnh: TL.

Giá xăng dầu tăng khiến doanh nghiệp tiếp tục oằn mình cõng phí. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp đau đầu với bài toán chi phí 

Với việc giá gas tăng thêm 17.000 đồng/bình 12 kg (từ ngày 1/11) đã khiến không ít người sử dụng gas phải “đau đầu”, các cơ sở kinh doanh gas giảm sức bán. Đây là tháng thứ 9 trong năm 2021, giá gas có sự biến đổi theo hướng tăng liên tiếp. 

Khảo sát cho thấy, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng đã tăng thêm 17.000 đồng/bình 12 kg. Các loại bình gas 6 kg, 45 kg, 50 kg cũng tăng thêm lần lượt 8.500 đồng, 64.000 đồng và 71.000 đồng/bình. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh, giá gas đã tăng tổng cộng gần 170.000 đồng/bình 12 kg; 85.000 đồng, gần 640.000 đồng và hơn 710.000 đồng lần lượt cho các loại bình gas 6 kg, 45 kg và 50 kg. 

Giá gas tăng liên tiếp đã khiến cho công việc kinh doanh của anh Nguyễn Xuân Huy, chủ quán Phở bò Huy Minh (đường Phúc Lợi, TP Hà Nội) gặp không ít khó khăn. Anh Huy cho biết: “Giá gas tăng là thêm một áp lực đối với công việc bán hàng ăn của tôi. 1 tháng chúng tôi sử dụng hết 10 bình gas 12 kg, nay giá tăng đã khiến cho cửa hàng phải chi thêm gần 1,7 triệu đồng để mua gas”.

“Thêm vào đó, giá rau và các chi phí khác tăng đã khiến tôi phải tính toán tiết kiệm hơn bởi không dám tăng giá bán hàng vì sợ mất khách. Để “thắt lưng buộc bụng” trong trường hợp giá gas có thể tiếp tục tăng, quán đã chuyển sang dùng nồi điện, chỉ dùng bếp gas vào việc làm nóng nhanh các món ăn để tiết kiệm chi phí”, anh Huy nói thêm.

Trao đổi với Doanh Nhân Trẻ Online, bà Đỗ Thị Kim Thông, Giám đốc HTX thương mại dịch vụ du lịch và xuất nhập khẩu Kim Thông cho hay, hậu giãn cách, doanh nghiệp (DN) Kim Thông đang bắt đầu phục hồi, tăng tốc sản xuất phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu dịp cuối năm, tuy nhiên trong bối cảnh giá xăng tăng mạnh như hiện nay khiến DN lao đao, bởi chi phí vận tải, logistics chiếm 8% trong doanh thu của DN. Hiện, công ty đã ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài, trong đó nhiều hợp đồng ký kết đến giữa năm 2022 và đều chốt được các đơn giá. Do vậy, việc xăng tăng giá mạnh sẽ khiến lợi nhuận của công ty giảm sút.

Cũng theo bà Thông, DN đã tính đến chuyện tăng giá bán sản phẩm. Song, tăng giá vào thời điểm dịch bệnh khó khăn cũng là câu chuyện mà DN đang đau đầu tính toán.

“Cầu không lớn, khách hàng khó khăn, nếu tăng giá, khách có thể không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình nữa. Mà không tăng giá sản phẩm thì DN không biết cân đối chi phí như thế nào”, bà Thông chia sẻ. 

Sau 3 tuần được hoạt động trở lại vận tải hành khách liên tỉnh bằng đường bộ (từ ngày 13/10), mặc dù DN vận tải các địa phương chưa chạy hết công suất, nhưng tình trạng các bến xe “đìu hiu”, xe chạy tuyến thưa thớt khách, thu không đủ bù chi đã và đang khiến các nhà xe “nản lỏng”. Cộng thêm giá xăng dầu vừa tăng “phi mã” lên cao nhất trong 7 năm qua, càng khiến các DN “lao đao”.

Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ và Vận tải Dũng Minh cho hay, từ đầu năm 2020 đến nay, chi phí xăng dầu đã tăng 50% (riêng từ đầu năm 2021 đến nay là khoảng 30%). Từ đầu tháng 10, hãng xe Dũng Minh bắt đầu chạy lại tuyến Hà Tĩnh - Hà Nội và ngược lại sau nhiều tháng đắp chiếu. Trước việc giá xăng tăng cao kỷ lục, đại diện hãng không khỏi lo lắng, vì chi phí này chiếm tới 40 - 50% giá cước vận tải, và DN đang phải bù lỗ vì lượng khách rất ít.

“Hiện nay, nhu cầu đi lại của người dân chưa cao, trong khi đó, nguyên liệu đầu vào là giá xăng tăng mạnh nếu công ty vẫn duy trì mức giá cũ là 230.000 đồng/người/chiều thì sẽ lỗ nặng. Tuy nhiên, DN chưa tính phương án điều chỉnh giá vé, mà nếu không điều chỉnh, DN rất khó khăn. Chúng tôi xem xét tăng giá vé vào thời điểm thích hợp chứ chưa thể tăng ngay”, vị đại diện nói. 

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 10 tháng của năm nay tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng giá xăng dầu đã tác động làm tăng 0,98 điểm phần trăm. Ước tính CPI cả năm 2021 sẽ rơi vào khoảng trên dưới 2%.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) nhận định, giá xăng, dầu tăng cao, bên cạnh việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng của người dân, còn làm tăng giá hàng hóa trong khâu lưu thông, đẩy chi phí DN lên cao..

"Nền kinh tế đang rất khó khăn, trong khi giá xăng là đầu vào của các hoạt động kinh tế xã hội. Giá xăng tăng cao sẽ đẩy chi phí nhiều lĩnh vực khác, gây thêm khó khăn trong quá trình phục hồi kinh tế", bà Oanh nói.

Liên Bộ Tài chính, Công Thương nên có giải pháp sớm

Nhiều đại diện DN kiến nghị Nhà nước có biện pháp, chính sách hợp lý để cân đối cung cầu. Ngoài các công cụ bình ổn giá, cần xem xét giảm thuế, phí trong cơ cấu giá xăng dầu để làm hạ nhiệt mặt hàng này. Cùng với đó là các giải pháp hỗ trợ về tài chính, giúp DN giảm bớt chi phí đầu vào, sớm khôi phục sản xuất...     

Theo bà Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê), Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nên: Chỉ đạo theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và kết hợp đề xuất các giải giáp giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người dân và DN, hạn chế mức tăng giá mặt hàng này đến CPI; Đối với nguyên liệu đầu vào quan trọng như sắt thép, vật liệu xây dựng cần thúc đẩy các giải pháp tăng năng lực sản xuất trong nước, ưu tiên cung ứng cho thị trường trong nước hơn thị trường xuất khẩu; Nghiên cứu giải pháp bình ổn giá thức ăn chăn nuôi để tháo gỡ khó khăn cho nông dân chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản…

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, giá xăng dầu đang tăng rất nhanh, trong khi đó hiện nay Chính phủ vẫn còn công cụ để kiềm chế. Ông lấy ví dụ giá xăng chịu nhiều loại thuế phí như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT,… Đại biểu Ngân cho rằng, các công cụ trên cần được sử dụng khi giá dầu thế giới có xu hướng vẫn còn tăng lên.

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, hiện nay thuế nhập khẩu xăng dầu không thể giảm được nữa. Còn thuế VAT, tại Nghị quyết 406 về việc giảm thuế VAT cho một số hàng hóa, dịch vụ, không đề cập đến giảm thuế VAT cho mặt hàng xăng dầu. Như vậy, hiện nay còn mỗi thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

“Có thể xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường”, ông Ngô Trí Long nhấn mạnh và cho rằng, theo tính toán, giá dầu thế giới hiện chỉ bằng 75% mức đỉnh năm 2014, nhưng giá bán lẻ gần bằng thời điểm đó, do thuế môi trường, tỷ giá chênh lệnh cao. Thuế môi trường như hiện nay là quá cao, không thay đổi theo giá thị trường. Vì vậy, cần giảm thuế này để giảm giá thành sản phẩm.

Để "hạ nhiệt" giá xăng dầu, đại diện Bộ Công Thương cho hay đã kiến nghị một số biện pháp, trong đó đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét, cân nhắc giảm các loại thuế, phí của mặt hàng xăng dầu, khi cơ cấu thuế đang chiếm hơn 40% giá thành xăng dầu.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, các dự báo đều cho rằng giá xăng dầu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm, do đó phải có dư địa để điều chỉnh.

Theo đại diện Bộ Tài chính, các cơ quan có thẩm quyền sẽ bám sát diễn biến, tính toán và kiến nghị chính sách báo cáo cấp có thẩm quyền để giảm tối đa tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế, hoạt động sản xuất của DN và đời sống của người dân.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
10 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
1 tuần
Xem thêm