Thứ sáu, 03/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nền kinh tế Trung Quốc được nâng đỡ, nhưng ngành bất động sản vẫn nguy kịch

Xuân Hạo
- 16:32, 18/10/2023

(DNTO) - Chính quyền Trung Quốc đầu tư nặng tay vào cơ sở hạ tầng, ngân hàng trung ương hỗ trợ xây dựng nhà máy, người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, nhưng thị trường bất động sản vẫn còn yếu ớt.

 

Công nhân làm việc trên turbine gió tại một nhà máy ở Liên Vân Cảng, Trung Quốc. Ảnh: NYT

Công nhân làm việc trên turbine gió tại một nhà máy ở Liên Vân Cảng, Trung Quốc. Ảnh: NYT

Trong một diễn biến được xem là “thắng lợi đáng kể” cho Trung Quốc, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng vượt dự đoán trong mùa hè vừa qua. Thành tích này đạt được nhờ nỗ lực của chính phủ Trung Quốc và ngân hàng trung ương tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà máy mới. Tuy vậy, ngành bất động sản Trung Quốc vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.

Dữ liệu được tung ra hồi thứ Tư vừa qua cho thấy, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ tháng 7 đến tháng 9 đã vượt con số của ba tháng trước. Sản lượng sản xuất công nghiệp từ hóa chất đến xe điện được củng cố, trong khi chính quyền xây dựng thêm nhiều công trình đường xá, đường ống nước thải và nhiều dự án công cộng khác, cùng lúc các ngân hàng quốc gia hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng nhà máy.

Cụ thể, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết trong quý 3, tổng sản phẩm quốc nội đã tăng 1,3% so với quý trước. Tuy nhiên, họ điều chỉnh mức tăng trưởng của quý 2 xuống chỉ còn 0,5%.

Trong vòng một năm rưỡi qua, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của Trung Quốc đã gặp tình trạng lụn bại. Doanh số nhà đất chậm lại, buộc nhiều hãng phát triển bất động sản phải đối mặt với tình trạng phá sản. Nợ quốc gia, vốn tăng liên tiếp trong vòng 15 năm qua, tiếp tục đè nặng lên sức tăng trưởng.

Điều này trở thành một vấn đề cho nền kinh tế thế giới, hiện đang bị trì trệ bởi nhiều tác động chẳng hạn như lạm phát tăng và lãi suất cho vay tăng cao. “Sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục của nhiều nền kinh tế quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đối tác đầu tư, bạn hàng giao thương thân thiết.

Dữ liệu mới nhất "le lói" hy vọng: Nhìn chung cả năm, dữ liệu của quý 3 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức trung bình 5,3%, so với mức 2% của quý 2.

Mức chi tiêu của người tiêu dùng đã rất yếu ớt trong mùa xuân, nhưng có dấu hiệu ổn định dần trong các tháng vừa qua. Doanh số bán lẻ tăng 5,5% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng tốc so với mức 4,6% ghi nhận trong tháng 8.

Meg Rithmire, Phó giáo sư tại Harvard, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, cho biết: “Có vẻ chưa chắc chắn nhưng như thế đã là tốt hơn so với ba tháng trước”.

Trung Quốc đang quay trở lại một chiến thuật quen thuộc để kích thích tăng trưởng kinh tế, về cơ bản là đẩy mạnh chi tiêu công. Phương thức này đã được ứng dụng xuyên suốt thời kỳ đại dịch. Phát hành nợ nhà nước trong 8 tháng đầu năm tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng tới 59% so với cùng kỳ 2019.

Sheng Laiyun, Phó ủy viên Cục Thống kê Quốc gia, phát biểu với giới báo chí, nhận xét, thành quả tăng trưởng của nền kinh tế đã “lập một nền móng cho tương lai”. Nhưng ông cũng quan ngại các yếu tố bên ngoài đang trở nên phức tạp và nguy hiểm, trong khi nhu cầu trong nước vẫn chưa đủ.

Văn phòng kinh doanh tại dự án phát triển Country Garden. Doanh số bán nhà đất chậm lại đã khiến một số nhà phát triển lớn nhất đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Ảnh: NYT

Văn phòng kinh doanh tại dự án phát triển Country Garden. Doanh số bán nhà đất chậm lại đã khiến một số nhà phát triển lớn nhất đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Ảnh: NYT

Ở mặt khác, thị trường bất động sản yếu ớt vẫn là nguyên nhân lớn cho các vấn nạn của nền kinh tế Trung Quốc. Giá nhà ở liên tiếp đi xuống trong hai năm qua đã khiến các hộ gia đình ái ngại, không muốn chi tiêu thoải mái hơn.

Nhu cầu chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ đi xuống đã đẩy Trung Quốc đến bờ vực giảm phát (deflation). Chỉ số giá tiêu dùng đã không thay đổi trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá bán sỉ từ các nhà sản xuất lại đi xuống - theo dữ liệu chính phủ tung ra từ thứ Sáu tuần trước.

Hơn thế nữa, giá cả nhà đất đi xuống đã tạo ra một làn sóng phá sản trong số các nhà phát triển bất động sản và kéo lùi ngành xây dựng - một trong những ngành mũi nhọn lớn nhất của Trung Quốc.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết đầu tư vào phát triển bất động sản đã xuống 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất tăng 6,2%.

Theo Viện nghiên cứu Beike ở Thiên Tân, giá trung bình cho những ngôi nhà hiện có ở 100 thành phố của Trung Quốc đã giảm 16% kể từ tháng 8 năm 2021.

Các quan chức ở Bắc Kinh đã “bật đèn xanh” cho chính quyền địa phương phát hành thêm trái phiếu để chi trả cho các dự án cơ sở hạ tầng. Hệ thống ngân hàng do chính phủ Trung Quốc kiểm soát đã cung cấp thêm khoản vay cho các nhà sản xuất để họ có thể đầu tư vào nhiều nhà máy hơn.

Mục tiêu của những nỗ lực này là tạo việc làm và hy vọng người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn. Năm nay, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở Trung Quốc đã rất cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp nói chung ở thành thị đã giảm trong tháng 9 xuống còn 5%, so với mức 5,2% trong tháng 8 và 5,3% trong tháng 7.

Các cửa hàng ở Thâm Quyến buộc phải đóng cửa do các chính sách nghiêm ngặt chống Covid, nay không thể hồi phục lại như trước. Anh: NYT

Các cửa hàng ở Thâm Quyến buộc phải đóng cửa do các chính sách nghiêm ngặt chống Covid, nay không thể hồi phục lại như trước. Anh: NYT

Ảnh hưởng của đại dịch Covid cùng chính sách Zero Covid khắc nghiệt vẫn còn trải một cái bóng dài lên nền kinh tế Trung Quốc. Chỉ số GDP được công bố vào thứ 4 cho thấy sức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là 4.9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng quá thảm hại so với con số 8,1% trong 2021.

Thế nhưng, các nhà máy của Trung Quốc vẫn rất bận rộn. Dù thị trường trong nước chậm lại, Trung Quốc vẫn có thể tìm đến các thị trường lớn trên thế giới. Quốc gia này cũng đang ào ạt xuất khẩu ô tô, từ xe điện cho đến xe sử dụng xăng dầu. 

Hầu hết xuất khẩu của Trung Quốc đi vào thị trường châu Âu. Trước đại dịch, Trung Quốc xuất khẩu 2,7 container hàng hóa đến châu Âu cho mỗi container họ nhập khẩu, còn trong các tháng gần đây, con số đó đã là 4 container xuất khẩu cho mỗi container nhập khẩu.

Sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc lại thu hút sự chú ý của các quan chức châu Âu với lo ngại về sự mất cân bằng thương mại. Liên minh Châu Âu đã bắt đầu một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với hoạt động xuất khẩu ô tô điện từ Trung Quốc, điều này có thể dẫn đến thuế quan tăng cao trong năm sau.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
3 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
3 tuần
Xem thêm