Thứ bảy, 11/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Làm gì để phát triển văn hoá đọc trong doanh nghiệp?

Cẩm Lệ
- 17:30, 03/12/2021

(DNTO) - Đó là vấn đề chính được đặt ra trong buổi hội thảo "Phát triển văn hoá đọc trong doanh nghiệp", diễn ra ngày 3/12, tại Hội Nhà báo TPHCM. Hội thảo nhận được sự quan tâm của hàng trăm đại biểu có mặt trực tuyến và trực tiếp, cho thấy đây chính là chìa khoá quan trọng cho sự phát triển doanh nghiệp.

Vai trò của sách với lực lượng doanh nhân 

Tại hội thảo có 11 tham luận đến từ các đơn vị trong ngành xuất bản, doanh nghiệp và nhà khoa học, thể hiện các góc nhìn khác nhau nhưng cùng mục tiêu chung tay xây dựng văn hoá đọc trong doanh nghiệp.  

Hội thảo nhận được sự tham gia của hơn 200 đại biểu tham gia trực tuyến và trực tiếp. Ảnh: PV

Hội thảo nhận được sự tham gia của hơn 200 đại biểu tham gia trực tuyến và trực tiếp. Ảnh: PV

Theo đó, các tham luận khẳng định hiện nay vai trò của doanh nhân như tầng lớp tinh hoa góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước trong 30 năm qua, nhất là trong giai đoạn hội nhập hôm nay.

Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng, cùng nhiều yếu tố khách quan khiến một bộ phận doanh nhân vẫn chưa được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức dẫn đến một số hạn chế trong việc cạnh tranh hội nhập.

Hội thảo khẳng định vai trò của lực lượng doanh nhân hiện nay, đồng thời khẳng định đọc sách là cần thiết để phát huy kiến thức cho doanh nhân và doanh nghiệp. Ảnh: PV

Hội thảo khẳng định vai trò của lực lượng doanh nhân hiện nay, đồng thời khẳng định đọc sách là cần thiết để phát huy kiến thức cho doanh nhân và doanh nghiệp. Ảnh: PV

Điều này càng cho thấy, việc bổ sung kiến thức thông qua sách trong khả năng tự học, cập nhật kiến thức là điều quan trọng và cần thiết cho các doanh nhân. Sách là một trong những phương tiện nhằm phát triển nền tảng tri thức cho đội ngũ doanh nhân, để hoàn thiện công việc kinh doanh cũng như hoàn chỉnh bản thân.

Không chỉ cá nhân, các doanh nhân trong vai trò lãnh đạo cần phải xác định điều này để làm gương, lan toả tinh thần đọc sách cho doanh nghiệp, tạo nên văn hoá đọc riêng, phát triển bền vững doanh nghiệp.

Tủ sách cho doanh nghiệp chính là một trong những cách phát triển văn hoá đọc. Ảnh: PV

Tủ sách cho doanh nghiệp chính là một trong những cách phát triển văn hoá đọc. Ảnh: PV

Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định: "Trong các con đường để hình thành đội ngũ doanh nhân này, sách là một trong những phương tiện, theo tôi, là quan trọng, thậm chí quan trọng hàng đầu.

Nhìn vào tất cả các doanh nhân thành công thế giới ngày nay, từ tỷ phú kinh doanh tài chính như Warren Buffett, đến các tỷ phú công nghệ như Bill Gates và Steve Jobs, qua các tỷ phú đi lên từ thất bại Jack Ma, hay tỷ phú sáng tạo Elon Musk, họ đều là “những con mọt sách”. Bill Gate đọc khoảng 50 cuốn mỗi năm.

Vốn, đất đai, tài sản, thương hiệu và kinh nghiệm kinh doanh vẫn rất quan trọng nhưng sẽ trở nên vô nghĩa nếu doanh nhân đó không nắm trong tay nguồn tri thức đáp ứng đòi hỏi mới của thời đại. Thật thú vị, sách chính là người thầy, người bạn, là phương tiện cung cấp nguồn tài sản vô tận đó".

Các lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đọc cho bản thân và các thành viên doanh nghiệp để tự trang bị kiến thức. Ảnh: PV

Các lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đọc cho bản thân và các thành viên doanh nghiệp để tự trang bị kiến thức. Ảnh: PV

Thế nhưng, hiện nay việc phát triển văn hoá đọc tại các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp do không có thời gian, nên gần như bỏ ngỏ. Điều quan trọng, các lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến việc đọc sách, mà quan niệm chính thực tiễn mới góp phần phát triển doanh nghiệp. 

Cần kiên trì và có phương pháp thích hợp.

Theo ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn hóa Sách Sài Gòn - Saigon Books: “Nếu so sánh với các nước phát triển, rõ ràng tỷ lệ đọc sách trên đầu người của Việt Nam còn thấp, tức là quy mô thị trường sách của Việt Nam còn khá thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, chứ không nói đến các nước Âu Mỹ”.

Có rất nhiều nguyên nhân chính dẫn đến việc khó phát triển văn hóa đọc nơi công sở, nhưng đa phần có 2 nguyên nhân chủ yếu là không có thời gian (áp lực công việc, gia đình, bạn bè…) và đa số các công ty, doanh nghiệp cũng không quá chú trọng đến việc đưa văn hóa đọc vào trong đào tạo doanh nghiệp, dẫn đến thực tế là nhân viên và ngay cả người quản lý ít có cơ hội được tiếp cận với các đầu sách phù hợp với mình.

Lan toả tình yêu sách đến các doanh nghiệp, mở ra những giờ đọc sách cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp. Ảnh: PV

Lan toả tình yêu sách đến các doanh nghiệp, mở ra những giờ đọc sách cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp. Ảnh: PV

Điều này cho thấy việc đưa văn hóa đọc vào các doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng nói chung là điều không thể xây dựng ngày một ngày hai mà cần có những “chiến lược” và định hướng lâu dài.

Ông Nguyễn Cảnh Bình, Giám đốc Alpha Books nhận định, việc phát triển văn hóa đọc trong doanh nghiệp đòi hỏi một chiến lược và cách tiếp cận toàn diện, trong đó mục tiêu chính là biến doanh nghiệp trở thành một tổ chức học tập.

Muốn biến doanh nghiệp trở thành một tổ chức học tập, cần xây dựng hệ sinh thái bao gồm 3 cột trụ chính: Sách và tri thức; Không gian đọc và các hình thức khuyến đọc, trao đổi, thảo luận; Các hoạt động khuyến đọc thông qua giải thưởng/vinh danh và con người.

Phát triển văn hoá đọc trong doanh nghiệp không đơn thuần chỉ lập tủ sách. Ảnh: PV

Phát triển văn hoá đọc trong doanh nghiệp không đơn thuần chỉ lập tủ sách. Ảnh: PV

Phát triển văn hóa đọc trong doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là việc đưa tủ sách (vật chất) vào trong doanh nghiệp. Tủ sách doanh nghiệp chỉ là phần thể xác. Muốn văn hóa đọc thật sự hoạt động và hiệu quả thì cần thổi hồn vào doanh nghiệp bằng các hoạt động khuyến khích đọc sách, hướng dẫn/đào tạo các kiến thức có trong sách, talk/hội thảo, các cuộc thi/giao lưu đọc sách giữa các doanh nghiệp, chỉ số xếp hạng văn hóa đọc cho các doanh nghiệp…

Đại diện Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM đưa ra một phương pháp thú vị khi cho rằng, nên thay thế những hoạt động giải trí của cán bộ công nhân viên trong giờ nghỉ trở thành “giờ thư thái tâm hồn” với kệ sách, tủ sách ở không gian nghỉ ngơi, sinh hoạt chung.

Các đầu sách được chọn dành cho các doanh nhân, doanh nghiệp. Ảnh: PV

Các đầu sách được chọn dành cho các doanh nhân, doanh nghiệp. Ảnh: PV

Thực hiện những đầu sách theo nhu cầu để từ lãnh đạo đến nhân viên có thể dành ra ít nhất khoảng 30 phút cho việc đọc sách trong ngày. Thậm chí, “giờ thư thái tâm hồn” nên đưa vào hoạt động thường xuyên, được quản lý mềm bởi Đoàn Thanh niên hoặc công đoàn nếu có những tổ chức này và có giải thưởng bằng sách với những thành viên tích cực.

Bên cạnh “giờ thư thái tâm hồn”, nếu có thể thì theo tháng hoặc quý, lãnh đạo có thể mời những người đã thành công từ sách, tỷ phú viết sách hoặc chính người làm sách từ nhà xuất bản, công ty sách đến nói chuyện, chia sẻ về sách qua những chủ đề, thông điệp nhẹ nhàng tùy vào thực tế từng doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra, chúng ta có thể đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa đọc liên quan đến sách trên các nền tảng online bằng cách sử dụng Internet để tiếp cận Ebook, tìm kiếm và biết đến nhiều cuốn sách bổ ích khác thông qua các nền tảng số.

Triển lãm các đầu sách cần đọc cho doanh nghiệp, doanh nhân. Ảnh: PV

Triển lãm các đầu sách cần đọc cho doanh nghiệp, doanh nhân. Ảnh: PV

Bên cạnh đó, việc lập ra một group chung trong nội bộ công ty để chia sẻ và nêu lên những cảm nhận về những cuốn sách mình yêu thích với đồng nghiệp và lãnh đạo cũng là một cách để mỗi nhân viên phát triển khả năng viết và giao tiếp, đồng thời kéo gần khoảng cách, giúp mọi người hiểu nhau và có thể tìm kiếm được giải pháp để giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống mà mỗi cá nhân đang mắc phải.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Doanh nhân và Sách năm 2021 do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn chủ trì, phối hợp với Hội Xuất bản Việt Nam - Văn phòng phía Nam, Hội đồng Phát triển sách Doanh nhân và Công ty TNHH Đường sách TP.HCM tổ chức.

“Văn hóa đọc thấp tất yếu bức tranh tiêu thụ sách của chúng ta không sáng sủa. Việc đọc lặp đi lặp lại mỗi ngày sẽ thành hình thói quen đọc. Văn hóa đọc cao góp phần vào sự phát triển của ngành xuất bản và cao hơn là sự phát triển của đất nước".

Ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng nhà nước kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng, nhất là các hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá…; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an xử lý theo quy định.
42 phút
Thời sự - Chính trị
Chi phí đầu tư một suất điện mặt trời mái nhà tại các nhà xưởng rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng nhưng không phải lúc nào điện sản xuất ra cũng tiêu thụ hết. Chuyên gia cho rằng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán điện cho đối tác để thu hồi vốn và khuyến khích thị trường này phát triển.
46 phút
Thời sự - Chính trị
Ban lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai đã đồng hành chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Gia Lai 2024", ủng hộ và trao tặng 20 suất quà (200.000 đồng/suất) và 10 suất quà trị giá 200.000đồng/suất, cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, Gia Lai.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế châu Âu cho thấy dấu hiệu triển vọng tích cực, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024, lạm phát và vấn đề năng lượng có phần thuyên giảm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Các mặt hàng Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như tủ gỗ, tôm, cá tra-basa…, đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, mật ong...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
2 tuần
Xem thêm