Lãi suất trái phiếu đe dọa cơ hội 'hạ cánh mềm' của nền kinh tế Mỹ
(DNTO) - Lãi suất trái phiếu tăng kỷ lục đang đe dọa nỗ lực kiểm soát lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mà không dẫm phải suy thoái kinh tế nặng nề.
Kể từ mùa hè vừa qua, lãi suất trái phiếu Liên bang Mỹ kỳ hạn 10 năm, một thang đo cho nhiều thể loại vay mượn, đã liên tiếp leo thang, gây ảnh hưởng thứ cấp lên nhiều bộ mặt của nền kinh tế nước này.
Chi phí thế chấp nhà cửa, vay mượn mua xe, thẻ tín dụng đều tăng theo. Ảnh hưởng toàn diện của lãi suất trái phiếu thậm chí có thể làm suy yếu khả năng tài chính của chính phủ Mỹ.
Bộ Ngân khố Mỹ đang bán đấu giá nhiều khoản nợ để có thể chi trả thâm hụt ngân sách, vốn đã đạt 1,5 nghìn tỷ đô la trong năm nay và còn sẽ tăng cao trong năm sau.
Đã thế, mức lãi suất tăng kỷ lục tồn tại song song với nhiều vấn nạn khác, từ giá xăng dầu tăng cao, nợ đại học, công nhân sản xuất ô tô đình công và nguy cơ chính phủ ngừng hoạt động vào tháng tới, tất cả áp lực đó sẽ khiến “hầu bao” của người tiêu dùng Mỹ ngày càng eo hẹp, không còn đủ để giữ vững nền kinh tế.
Nền kinh tế Mỹ đã trải qua một mùa hè khá vững chãi, thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch tăng cao, cũng như chi tiêu cho các buổi hòa nhạc, phim màn ảnh rộng. Các nhà kinh tế của Goldman Sachs ước tính nền kinh tế Mỹ có thể đạt mức tăng trưởng 3,5% trong quý từ tháng 7 đến tháng 9.
Thế nhưng mức tăng trưởng rất có thể sẽ chững lại, chỉ đạt mức 0,7% cho ba tháng còn lại của năm. Với mức lãi suất cho vay vẫn cao, và lạm phát còn đáng kể, người tiêu dùng (vốn là 70% động lực của sức tăng trưởng nền kinh tế) sẽ chi tiêu cẩn trọng hơn.
Vào thứ Sáu tuần này (giờ Mỹ), chính phủ Mỹ sẽ đưa ra bản báo cáo thị trường việc làm tháng 9. Các nhà kinh tế dự đoán bản báo cáo này sẽ tiếp tục tốt đẹp, với mức tăng vững chắc 162.000 tuyển dụng và mức thất nghiệp đi xuống dưới 3,7%, gần mức kỷ lục nửa thế kỷ qua.
Nhưng mức dâng cao đáng sợ của chi phí vay mượn sẽ làm trì trệ nền kinh tế. Thứ Ba vừa qua, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt ngưỡng 4,8%, mức cao kỷ lục trong vòng 16 năm qua, tăng từ 3,3% của tháng 4. Tuần trước, bình quân thế chấp nhà đất kỳ hạn 30 năm đã đạt 7,3%, mức cao nhất trong vòng 23 năm qua, theo dữ liệu của hãng thế chấp Freddie Mac.
Cũng trong thứ ba, Loretta Mester, Giám đốc Ngân hàng Liên bang Mỹ, chi nhánh Cleveland, cho biết bà và các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cân nhắc việc có nên tăng lãi suất cho vay một lần nữa trong năm nay. Điều này phản ánh sự lưỡng lự của Fed với tình trạng hiện nay.
Bộ Ngân khố Mỹ đang bán đấu giá nhiều khoản nợ để có thể chi trả thâm hụt ngân sách, vốn đã đạt 1,5 nghìn tỷ đô la trong năm nay và còn sẽ tăng cao trong năm sau. Người mua ngoài nước Mỹ lại đang giảm sức mua của họ, buộc mức lãi suất trái phiếu phải đi lên để thu hút nhu cầu.
Benson Durham, cựu chuyên gia kinh tế Fed, hiện làm việc cho Piper Sandler, nhận xét Fed đã không còn đưa ra đường lối rõ ràng nữa. Chủ tịch Jerome Powell đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Fed “phụ thuộc vào dữ liệu”.
Durham nói: “Ý mà họ muốn nói là họ đang cắm đầu phân tích dữ liệu, nhưng cũng không rõ liệu đường lối sẽ đi về đâu”.