Thứ sáu, 04/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Kiểm soát lạm phát năm 2021: Mức 4% có khả thi?

Cẩm Tú
- 09:57, 06/01/2021

(DNTO) - Việt Nam có thể đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức 4% nhưng cũng không nên chủ quan với lạm phát do vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi.

Năm 2020 Việt Nam đã “thành công kép” khi vừa tăng trưởng dương, vừa kiểm soát được lạm phát. Ảnh: VOV

Năm 2020 Việt Nam đã “thành công kép” khi vừa tăng trưởng dương, vừa kiểm soát được lạm phát. Ảnh: VOV

Theo đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, năm 2020, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến kinh tế toàn cầu đã khiến kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Đặc biệt, đối với thị trường hàng hóa thế giới, đã tác động làm thu hẹp tổng cung và tổng cầu trên quy mô lớn, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu khiến cho giá cả hàng hóa biến động thất thường, khó dự báo, nhất là giá nhiên liệu như xăng dầu.

Mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2020 chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu thay đổi liên tục và phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nhờ một loạt các giải pháp kịp thời, công tác quản lý, điều hành giá đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thận trọng, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hài hòa các mục tiêu chung, vừa đảm bảo mặt bằng giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát, vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhờ đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 chỉ tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, thấp hơn nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%; lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.

Nhìn lại 1 năm đầy biến động, PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, mặc dù đại dịch Covid-19 đã tác động xấu, nhiều mặt và ảnh hưởng rất nặng nề, không chỉ đối với nước ta mà còn với toàn thế giới; thêm vào đó là dịch tả lợn châu Phi, thiên tai, hạn hán, bão lũ, sạt lở đất… liên tiếp xảy ra, nhất là trong những tháng cuối năm ở miền Trung làm cho khó khăn chồng chất khó khăn; nhưng vị chuyên gia này cũng khẳng định, năm 2020 Việt Nam đã “thành công kép” khi vừa tăng trưởng dương, vừa kiểm soát được lạm phát.

Dự báo về mức lạm phát của năm 2021, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính cho rằng, năm 2021 khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn nhờ có vaccine, đồng thời kinh tế trong nước và thế giới phục hồi, lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, với việc lạm phát so với cùng kỳ năm trước đang ở mức rất thấp là 0,19%, lạm phát trung bình trong năm 2021 sẽ không thể cao, nhất là khi kinh tế trong năm 2021 sẽ chưa thể phục hồi hoàn toàn.

“Với giả định lạm phát cơ bản tăng trung bình 0,23%/tháng, tương đương với mức tăng của năm 2019 – là năm trước khi xảy ra bệnh dịch, đồng thời giá xăng dầu thế giới và trong nước tăng nhẹ, CPI so với cùng kỳ năm trước của tháng 12/2021 sẽ tăng khoảng hơn 3%, còn lạm phát trung bình sẽ ở mức khoảng hơn 2%. Trong trường hợp có biến động mạnh về giá xăng dầu hay giá thực phẩm như năm 2019, lạm phát trung bình trong năm nay nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức dưới 3%”, TS. Nguyễn Đức Độ nhận định.

Trong khi đó, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại Bộ Công Thương đưa ra 2 kịch bản cho lạm phát năm 2021. Theo đó, ở kịch bản 1 - đại dịch được kiểm soát, kinh tế thế giới phục hồi, mặt bằng giá ở Việt Nam theo đó chịu sức ép tăng, CPI bình quân có thể từ 4-4,5%; ở kịch bản 2 – đại dịch chưa được kiểm soát kinh tế thế giới chưa phục hồi, mặt bằng giá của Việt Nam khó tăng cao, CPI bình quân năm 2021 sẽ ở mức 3,8% đến 4%.

Còn theo PGS. TS. Ngô Trí Long, năm 2021 vẫn rất khó đoán định do thị trường thế giới diễn biến bất thường, đặc biệt đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế và hệ thống ngân hàng trong nước, nên tín dụng tăng trưởng thấp hơn dự kiến; tăng trưởng kinh tế đạt thấp (mặc dù là số ít quốc gia có tăng trưởng dương); lạm phát vẫn chịu áp lực khó lường từ giá cả thế giới, thiên tai, dịch bệnh, áp lực nợ xấu hệ thống ngân hàng gia tăng từ tác động của đại dịch... là những thách thức lớn trong thời gian tới.

“Công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19”, PGS. TS. Ngô Trí Long khuyến nghị.

Tin nên đọc

Đại diện Cục Quản lý giá cho biết, năm 2021 để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao và vào dịp cuối năm, các hàng hóa phục vụ sinh hoạt của người dân; chủ động nguồn hàng đáp ứng dịp Tết Nguyên đán, hạn chế tăng giá từ đầu năm 2021.

"Bộ Tài chính sẽ chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Trường hợp xem xét điều chỉnh trong năm 2021 cần chủ động tính toán, đánh giá liều lượng và mức độ điều chỉnh cho phù hợp và báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá. Đồng thời, Bộ Tài chính tăng cường thanh kiểm tra, kịp thời tham mưu cho các cấp có thẩm quyền điều hành giá phù hợp với nguyên tắc thị trường và điều hành kinh tế vĩ mô", đại diện Cục Quản lý giá khẳng định.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thông tin từ HoSE, ngày 5/5 tới, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mùa công bố kết quả kinh doanh chuẩn bị khi quý 1 đã chính thức khép lại. Ngành bất động sản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư với nhiều dự báo được đưa ra.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều cổ phiếu cao su từng tăng bốc đầu hơn 20% kể từ đầu năm, tuy nhiên vài phiên trở lại đây nhóm này lại đồng loạt giảm mạnh khi khá nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Lực bán mạnh trước tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đã khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, lùi gần về mốc 1.300 điểm, sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc thuế đối ứng có thể nhắm vào tất cả các quốc gia.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều công ty chứng khoán đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt hai con số, cao vượt bậc so với nhiều năm qua.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quyết định của Tổng thống Donald Trump vào ngày 26/3 về việc áp dụng mức thuế 25% với ô tô nhập khẩu xuất phát từ một mục tiêu chính trị rõ ràng: bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kết quả của chính sách này không hoàn toàn mang lại những lợi ích như kỳ vọng mà kéo theo hàng loạt hệ lụy tiêu cực.
1 tuần
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tiền xuất hiện ở cả khối nội và khối ngoại chung tay bắt đáy giúp ORS bật tăng sau chuỗi ngày nằm sàn liên tiếp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
PDR chào phiên đầu tuần ngay giá sàn. Nhà đầu tư rũ hàng mạnh, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy đã phần nào cản lực rơi của cổ phiếu này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong khi nhóm ngành ngân hàng giữ xu hướng tăng thì TPB lại lộn ngược dòng rơi mạnh, thậm chí có tình trạng bán tháo khi có tới 80 triệu cổ phiếu được trao tay trong phiên.
2 tuần
Xem thêm