Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp: Vẫn còn lắm 'kẽ hở'?

Hồng Gấm
- 14:06, 22/02/2022

(DNTO) - "Nên quy định rõ theo hướng mục tiêu khoản vay hơn là đối tượng doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp trước đây làm chính trong ngành này nhưng bây giờ phải làm bù sang những ngành khác thì lại không được hỗ trợ, điều này rất bất cập", ông Lê Phụng Thắng, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nói.

Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú điều hành cuộc họp. Ảnh: Pv.

Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú điều hành cuộc họp. Ảnh: Pv.

Phát biểu tại cuộc họp lấy ý kiến tham gia đối với dự thảo Nghị định về hỗ trợ lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, ngày 22/2, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất đi đôi với hiệu quả, hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn. Nguồn lực chính sách hỗ trợ lãi suất tác động thúc đẩy cả phía cung và phía cầu. 

“Việc ban hành Nghị định theo chỉ đạo của Quốc hội thể hiện sự hỗ trợ của nhà nước với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giúp các đối tượng này được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất rẻ hơn, từ đó giúp giảm bớt chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả lao động, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nền tảng phát triển kinh tế”, ông Tú nói.

Theo đó, hỗ trợ doanh nghiệp để tạo động lực phục hồi và phát triển nhanh hoạt động sản xuất, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng 6.5 - 7%/năm, giai đoạn 2021- 2025. Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi, giảm giá thành các sản phẩm dịch vụ, kích cầu tiêu dùng...

Đặc biệt, ông Tú nhấn mạnh, việc hỗ trợ lãi suất phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tránh trục lợi chính sách. 

“Trong cơ chế tổ chức, khâu kiểm toán và quyết toán phải làm rõ, các ngân hàng thương mại trực tiếp nhận vốn từ Bộ Tài chính thế nào, tạm ứng ra sao vẫn chưa chặt chẽ, phải rút kinh nghiệm”, ông Tú nhấn mạnh".

Chính sách hỗ trợ lãi suất cần triển khai ngay, kịp thời, hiệu quả, tận dụng hết kinh phí được giao, có khả năng trả nợ, phục hồi- đồng nghĩa với việc cần đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng thương mại theo quy định hiện hành. Số tiền hỗ trợ lãi suất đi vào các ngành cần được khuyến khích tăng trưởng hoặc tháo gỡ khó khăn.

“Tránh trường hợp ngân sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có ngành kinh doanh thuộc nhóm được hỗ trợ lãi suất, nhưng doanh nghiệp đó lại vay vốn để phục vụ mục đích khác. Ví dụ doanh nghiệp ngành nông – lâm- thủy sản vay để kinh doanh bất động sản, xây dựng”, ông Tú nêu rõ.

Đồng thời, ông Tú khẳng định, các khoản vay không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất trong các trường hợp như: Khoản vay có số dư nợ gốc bị quá hạn hoặc số dư lãi chậm trả không được hỗ trợ lãi suất trong khoảng thời gian quá hạn. Khách hàng chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các kỳ trả nợ tiếp theo sau khi đã trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn hoặc số dư lãi chậm trả.

Khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không được giữ nguyên nhóm nợ không được hỗ trợ lãi suất kể từ ngày cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Khách hàng chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất khi đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 3 tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 1 tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại.

“Trường hợp khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định thì vẫn đươc hỗ trợ lãi suất, còn trường hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, không giữ nguyên nhóm nợ thì chỉ được hỗ trợ lãi suất sau khi kết thúc thời gian thử thách. Quy định này nhằm đảm bảo hỗ trợ được cho các khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng, không trả nợ được đúng hạn theo thỏa thuận cần được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì vẫn được hỗ trợ lãi suất theo các kỳ hạn cơ cấu”, ông Tú thông tin.

Doanh nghiệp lên tiếng

Cũng tại cuộc họp, nêu ý kiến tham gia đối với dự thảo Nghị định về hỗ trợ lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, ông Lê Phụng Thắng, Phó chủ tịch Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, căn cứ Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ về hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành khó khăn nhưng lại có sức để phục hồi, ông Thắng nêu rõ ở điều 5 mục 2 của Nghị quyết.

"Trong trường hợp chúng ta không quá quan tâm vào thời điểm Thông tư ra đời, nhưng nếu tất cả khoản vay được giải ngân vào thời điểm từ 11/01/2022 đến 31/12/2023  thì đều được hỗ trợ và được hiểu rằng nếu như kỳ trả lãi đã qua thì vẫn được bù", ông Thắng đặt câu hỏi. 

Ông Lê Phụng Thắng, Phó chủ tịch Trung ương hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đóng góp ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: PV.

Ông Lê Phụng Thắng, Phó chủ tịch Trung ương hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đóng góp ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: PV.

Thứ hai, theo ông Thắng, có quy định 90% các ngân hàng thương mại sau khi cho doanh nghiệp vay thì vào cuối quý năm nay sẽ gửi lên đề nghị và tạm cấp 90%.

"Vậy 10% còn lại liên quan đến quyết toán nhưng lại không biết thời hạn nào? Tôi tin rằng với tư duy của doanh nghiệp, áp sang cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ xem khoản này như một khoản thu dài hạn, và lập tức nó quay trở lại trở thành chi phí ngân hàng và chi phí ngân hàng cũng sẽ lại trả lại doanh nghiệp". 

"Và chúng ta lại quay trở lại cái vòng luẩn quẩn 5,10 năm sau không có khả năng, thì liệu có niềm tin lớn hơn với các ngân hàng thương mại so với 13 năm trước đây khi hệ thống chưa tốt, chúng ta tài trợ luôn 100%. Nhưng ngược lại khi hậu kiểm, ngân hàng nào vi phạm thì chịu trách nhiệm thì sẽ loại được các ngân hàng vào "thời gian chờ" như thế này. Chúng tôi là các doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó đã cùng chịu trận với các ngân hàng, nghĩa là sau khi xoay ngân hàng thì lại xoay vào doanh nghiệp", ông Thắng nêu quan điểm.

Cũng theo ông Thắng, chúng ta nên tập trung quản trị rủi ro lớn chứ không nên tập trung quản trị những cái quá nhỏ. Đồng thời nên giới hạn thời gian kiểm tra kiểm soát về sau thì lúc đó ngân hàng thương mại chắc chắn sẽ có những cơ sở để trích lập khoản bao thu...

Ông Thắng cũng nêu rõ, liên quan đến yếu tố về ngành, "chúng ta có Quyết định số 27 của Thủ tướng. Tôi nghĩ rằng nên quy định rõ theo hướng mục tiêu khoản vay hơn là yếu tố đối tượng doanh nghiệp, cần xác định rõ vì tôi tin sẽ gây tranh luận rất nhiều, đặc biệt là với những doanh nghiệp trước đây làm chính trong ngành này nhưng bây giờ phải xoay qua làm bù sang những ngành khác thì lại không được hỗ trợ, điều này rất bất cập".

"Khi đã hòa vào dòng chảy của tài chính doanh nghiệp rồi thì không thể tách đồng này là mua mắm, hay đồng kia là mua muối... nên chăng quy định rõ để về sau ngân hàng thương mại có căn cứ rõ ràng vào khoản vay của doanh nghiệp và theo quy định thì được như vậy, về sau suy ra mục tiêu sẽ dễ hơn là câu chuyện suy về ngành", ông Thắng góp ý.

Nêu dẫn chứng cụ thể, ông Thắng đặt câu hỏi, nếu một doanh nghiệp du lịch xây dựng khách sạn mà được hỗ trợ thì ngược lại một doanh nghiệp khác mà xây dựng khách sạn để phát triển du lịch có được không?

"Tôi nghĩ rằng hai yếu tố này hoà quyện với nhau và hiện nay các doanh nghiệp không còn phân định, ngay cả trong luật cũng không yêu cầu chúng tôi về việc phải đăng ký chính xác từng ngành một và chỉ làm những gì lĩnh vực không cam kết".

Liên quan đến điều 3 mục 4, đó là khách hàng vay vốn có khả năng trả nợ thu hồi sử dụng vốn vay, theo ông Thắng, vấn đề này ngân hàng thương mại nào cũng làm chặt, do đó nên bỏ. Còn tại điều 7 mục 5, nếu như cấp bù, cấp sai thì mới chỉ dừng ở việc báo cáo lên Bộ Tài chính về khoản vay này, theo ông Thắng, nên "mở" luôn quy định bù trừ vào đợt tăng cấp tiếp theo, tức là chủ động bù trừ.

"Việc báo cáo xong và phải chờ quyết định rất lâu, chưa kể rất nhiều khoản phức tạp, nên theo tôi cứ tạm thời bù trừ rồi về sau sẽ quyết toán cụ thể thì sẽ nhanh hơn rất nhiều so với việc báo cáo rồi dừng lại", ông Thắng cho hay.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
2 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
17 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
20 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
1 tuần
Xem thêm