Thứ tư, 24/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Thái độ người nông dân chưa chuyên nghiệp khi hợp tác, các hợp tác xã thiếu công nghệ cao để tăng sản lượng theo yêu cầu, ngân hàng chưa hỗ trợ vay vốn... là những  nguyên nhân khiến mối quan hệ doanh nghiệp và người nông dân còn chưa bền vững.
Để Luật Hợp tác xã 2023 đi vào thực tiễn, theo chuyên gia, cần hỗ trợ các hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn và lựa chọn chính sách nào cần thí điểm để đo lường hiệu quả.
“Cứ bám nông thôn, cứ gắn nông nghiệp theo cách xưa cũ bằng mọi giá mà không chuyển được thành doanh nhân nông nghiệp và nông dân thông minh thì không giàu được”, theo Tiến sĩ kinh tế Trần Hữu Hiệp, nguyên Ủy viên chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ. Hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. 
Cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dạng thô là do còn manh mún trong sản xuất, chế biến. Mạng lưới thương lái, chủ vựa còn nhiều dẫn đến tình trạng giá cả, chất lượng không đảm bảo sự ổn định. Người trồng cà phê “đẻ con ra nhưng không được đặt tên”.
Việc thiếu tài sản thế chấp nên khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, khiến cho trên 80% số hợp tác xã (HTX) phải vay trên thị trường phi chính thức và tín dụng "đen" với lãi suất cao.
Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam còn nhiều biến động, nhất là sau hơn 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã cho thấy “bài toán” liên kết vùng còn nhiều bất cập, đòi hỏi các nhà quản lý, nghiên cứu và chuyên gia… phải cùng nhau tìm ra “kim chỉ nam”, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm.
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022 với chủ đề “Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20- NQ/TW”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số là chìa khóa để mở ra trang mới trong phương thức quản lý, hoạt động của mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã...
Hiện nay, con đường tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của các hợp tác xã và doanh nghiệp vẫn còn chông chênh, nhiều khó khăn, khiến tình trạng ngân hàng thừa vốn nhưng doanh nghiệp lại khát vốn vẫn là bài toán nan giải. 
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định 31 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
"Nên quy định rõ theo hướng mục tiêu khoản vay hơn là đối tượng doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp trước đây làm chính trong ngành này nhưng bây giờ phải làm bù sang những ngành khác thì lại không được hỗ trợ, điều này rất bất cập", ông Lê Phụng Thắng, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nói.
"Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã chuyển mình về chất và lượng, khắc phục tình trạng yếu kém của sản xuất manh mún, nhỏ lẻ kéo dài, và nhất là ngày càng khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân", Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá.
Sáng 27/11, tại diễn đàn "Kết nối gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản trong kinh tế tập thể, hợp tác xã sau giãn cách", nhiều công cụ, giải pháp và kinh nghiệm đã được các doanh nghiệp chia sẻ để bắt nhịp sản xuất, đặt quyết tâm lớn cho những tháng còn lại của năm 2021 để thực hiện mục tiêu tăng tưởng.
Hợp tác xã kiểu mới từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo kiểu tự cung, tự cấp nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá năng suất, chất lượng là hướng đi tất yếu phù hợp với quy luật thị trường.
Sau hơn một năm chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, nhóm doanh nghiệp nhỏ, vừa và các mô hình kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn tại các tỉnh phía Nam đang rất khó khăn.