Thứ sáu, 01/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giảng viên Tây dạy Lịch sử Việt

Hoa Đinh
- 20:48, 17/10/2023

(DNTO) - Nét đặc biệt trong chương trình đào tạo của Trường ĐH VinUni là sinh viên dẫu theo học ngành nào, đều được học môn… lịch sử Việt Nam. Đặc biệt hơn, dạy các em môn này là một… người Mỹ.

Chân dung TS. Jason Picard

Chân dung TS. Jason Picard

TS Jason Picard là một người Mỹ nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam, bén duyên và gắn bó với Việt Nam từ 26 năm nay, nói tiếng Việt “thần sầu”, hiện là giảng viên Viện Khoa học giáo dục và Khai phóng, Trường ĐH VinUni. Chia sẻ về công việc của mình, TS Jason cho biết, ông không đào tạo ra các nhà sử học, mà là giúp các tài năng tương lai của VinUni (dẫu sau này các em làm nghề gì) có năng lực tư duy lịch sử, nghĩa là có khả năng học hỏi từ quá khứ để hiểu hiện tại.

Góc nhìn khác

TS Jason Picard chia sẻ (hoàn toàn bằng tiếng Việt):

Tôi dạy 2 môn, lịch sử Việt Nam cổ trung đại và lịch sử Việt Nam hiện đại. Thoạt tiên, khi tôi bước vào lớp, tôi nhận ra sinh viên có vẻ “choáng” khi vì dạy lịch sử Việt Nam lại là một giảng viên người Mỹ. Ban đầu các em có vẻ hơi ngài ngại, nhưng sau đó thích lắm. Có thể do tôi mang đến được cho các em một góc nhìn khác về lịch sử mà trước đó các em chưa từng được tiếp cận. Tôi dạy bằng tiếng Việt, dù các em đều nghe nói tốt tiếng Anh. Nhưng tôi nghĩ nếu dùng tiếng Việt thì sinh viên sẽ cảm nhận được tốt nhất những gì tôi muốn chia sẻ với các em về lịch sử của chính đất nước các em.

Thầy Jason luôn nỗ lực mang đến những bài giảng sinh động nhất cho sinh viên

Thầy Jason luôn nỗ lực mang đến những bài giảng sinh động nhất cho sinh viên

Ông đã từng dạy lịch sử Việt Nam cho sinh viên Mỹ, và giờ dạy lịch sử Việt Nam cho chính sinh viên Việt Nam. Ông thấy sự khác nhau như thế nào trong việc giúp họ tiếp cận môn học của ông?

Từ kinh nghiệm của cá nhân mình, tôi thấy việc dạy lịch sử Việt Nam cho người Mỹ dễ hơn nhiều. Thứ nhất, vì tôi biết quan điểm của người Mỹ là như thế nào khi họ học môn lịch sử. Thứ hai, sinh viên của tôi không biết gì cả về Việt Nam. Không phải là vì tôi có thể muốn nói gì cũng được, mà bởi tôi chỉ cần bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, việc này thì đơn giản.

Nhưng sinh viên Việt Nam khi học với tôi thì các em đã có sẵn kiến thức nền tảng rồi, cho nên việc của tôi là phải giúp các em mở rộng kiến thức ấy. Và mở rộng đến đâu, theo cách nào, thì tôi phải suy nghĩ. Nhưng tôi cũng có chút thuận lợi trong việc thu hút sự chú ý của sinh viên, khi mà tôi nhìn nhận về lịch sử Việt Nam với tư cách “người ngoài”. Tôi là người ngoài cuộc, mà người ngoài cuộc nhìn lịch sử thì họ sẽ có góc nhìn khác với người bản địa.  

Nhiều sinh viên VinUni cũng cho biết, ban đầu nếu là lựa chọn tự do trong số các môn học thì việc lựa chọn môn lịch sử sẽ ít có lợi thế. Nhưng đến khi vào học rồi thì các em rất thích môn sử của ông. Hẳn ông biết điều đó và tự lý giải được vì sao?

Khi học lịch sử với tôi, sinh viên không cần phải học thuộc mà chỉ cần phải đặt câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên luôn luôn là “Why (tại sao)?”.  “Tại sao xảy ra sự việc đó?”, “Tại sao phải học bài học này?”… Em nào có câu hỏi thì cứ giơ tay, tôi muốn được nghe bất kỳ lúc nào câu hỏi đó.

Tôi thường tổ chức cho sinh viên đi điền dã. Trước khi đi các em hỏi, thầy ơi, đi về thì phải viết bài à? Tôi trả lời, tất nhiên đây là đi học, nhưng không nhất thiết phải viết bài, các em có thể làm podcast (chương trình phát thanh). Vậy là các em rất hào hứng, dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu, chụp ảnh, quay clip, phỏng vấn… Sản phẩm các em làm ra thú vị lắm. Cách học của sinh viên này nay không giống như ngày xưa, và thầy nên tôn trọng điều đó. Nếu thầy cứ ép sinh viên học theo cách của thầy thì sẽ không thành công.

Lớp học lịch sử của thầy Jason luôn diễn ra trong không khí sôi nổi

Lớp học lịch sử của thầy Jason luôn diễn ra trong không khí sôi nổi

“Học sử kiểu của… VinUni”

Vâng, tôi sẽ bắt chước một sinh viên của ông ở VinUni để hỏi, tại sao tôi lại phải học môn lịch sử của ông?

Đó chính là câu hỏi tôi đã suy nghĩ về nó rất nhiều khi bắt đầu dạy lịch sử cho sinh viên ở VinUni. Sinh viên của tôi là những người được tuyển chọn để đào tạo thành bác sĩ, nhà kinh doanh, nhà kỹ thuật, nhà công nghệ… trong tương lai. Không có em nào sẽ trở thành nhà sử học cả. Vậy tại sao các em lại cần học môn lịch sử của tôi?

Tôi nói với sinh viên, tôi biết các bạn không định trở thành nhà sử học, thậm chí nhiều bạn vốn dĩ không thích học môn lịch sử, nhưng tôi đảm bảo một điều, nếu các bạn cố gắng hết sức mình trong quá trình học lớp của thầy thì chắc chắn về sau các bạn sẽ thấy thời gian này hữu dụng. Các bạn học để có năng lực tư duy lịch sử, là một năng lực sẽ được dùng đến trong tương lai, khi các bạn đi làm. Tư duy lịch sử là một năng lực mà có thể áp dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Ngành nào cũng đều có lịch sử của nó. Và khi người ta có tư duy lịch sử tốt thì người ta hiểu hiện tại hơn, từ đó giải quyết tốt hơn các vấn đề hiện tại từ chính các bài học đã từng có trong lịch sử.

Như trên ông đã nói, học lịch sử ở VinUni, sinh viên được mở rộng kiến thức lịch sử, cụ thể là như thế nào?

Khi học lịch sử với tôi, các em sẽ được học về văn hóa, về con người. Tôi cho sinh viên đọc rất nhiều tác phẩm văn học, để các em được nhìn thấy lịch sử trong các tác phẩm đó. Người Việt Nam vẫn tự hào vì lịch sử Việt Nam rất phong phú. Tôi nói với sinh viên, đúng thế, nhưng lịch sử Việt Nam phong phú hơn bạn nghĩ, vì các bạn có 54 dân tộc anh em, và lịch sử về mối quan hệ của 54 dân tộc này có nhiều điều rất thú vị. Sinh viên học xong mê lắm.

Là một “người ngoài” khi tiếp cận lịch sử Việt Nam, có lúc nào giữa thầy và trò có bất đồng không và ông giải quyết điều này thế nào?

Đối với tôi, giờ học muốn sôi nổi thì phải có bất đồng. Tôi không thích cái cách trò phải phục tùng thầy. Tôi muốn thầy đóng vai trò người người hướng dẫn, thầy không phải là vua nên lời của thầy không phải là mệnh lệnh. Đặc biệt với môn lịch sử, để đi đến nhận thức thì nên qua việc trao đổi. Khả năng sở hữu kiến thức của sinh viên sẽ thêm chắc chắn khi các em được trao đổi, tranh luận trong lớp.

Tôi vẫn nói với sinh viên, mỗi em khi bước chân vào lớp học của thầy là đã có sẵn điểm A (điểm 10). Để bảo vệ điểm A đó các em phải “chiến đấu, chiến đấu, chiến đấu”. Lịch sử là một khoa học, cách “chiến đấu” hiệu quả là dùng bằng chứng.

Cảm ơn TS Jason Picard!

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Giải chạy bán Marathon thành phố Thủ Đức lần thứ 2, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày (từ 30/11 - 01/12/2024) tại Công viên bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức). Ban tổ chức cam kết sẽ tổ chức giải chạy thành sự kiện thường niên của thể thao thành phố.  
13 giờ
Văn hoá - Xã hội
Đam mê nghề mẫu từ sớm, Minh Lâm đã chứng tỏ được thực lực của bản thân khi liên tục xuất hiện trình diễn tại các tuần lễ thời trang quốc tế. Vừa qua, Minh Lâm nhận được lời mời tham dự tại Tokyo Couture Fashion Week 2024.
14 giờ
Văn hoá - Xã hội
Câu chuyện xung quanh ngày tựu trường năm nay đặc biệt xoay quanh chủ đề: Nói “không” với sử dụng điện thoại trong nhà trường phổ thông. Nó trở thành một làn sóng lan tỏa mạnh mẽ, bất kể xảy ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt.  
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ca sĩ - nhạc sĩ Tăng Duy Tân sau thời gian dài 'ở ẩn', đã comeback hoành tráng với album mang tên “Khu vườn tình”. Đây là album đầu tiên trong sự nghiệp được Tăng Duy Tân ấp ủ 4 năm, hoàn thiện trong vòng 6 tháng với sự kết hợp của các Producer trẻ tài năng, đồng thời làm 8 MV/10 ca khúc mới.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ban tổ chức cuộc thi Nữ hoàng Doanh nhân Việt Nam 2024 công bố vòng chung kết cuộc thi với thành phần Ban giám khảo gồm nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Diễn viên Hiền Mai (Trưởng ban giám khảo), ca sĩ Nguyên Vũ, NSUT Cát Tường… Đêm bán kết và chung kết diễn ra tại KDL Hồ Mây - TP Vũng Tàu.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ngày 28/10/2024, Hotel Academy Việt Nam đã tổ chức lễ khai giảng khóa học Quản trị Khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, trong không khí trang trọng, tràn đầy cảm hứng. Chương trình có sự tham dự của tập thể sư phạm Nhà trường, tân học viên và phụ huynh.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Với chủ đề Dimensions of Style - Đa chiều phong cách, chương trình sẽ diễn ra vào ngày 7/11/2024 tại City Park, The Global City, trình diễn thiết kế thời trang của các nhà TK: Mai Lâm, Tom Trandt, Phi Phạm và stylist Freddy Nguyễn.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Theo Ban tổ chức, kỳ xét chọn lần thứ 9 năm 2024 của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ghi dấu ấn với sự tham gia lần đầu của những thương hiệu lớn, có uy tín không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Biểu diễn trang phục văn hoá dân tộc là một trong những phần thi đáng mong chờ, đặc biệt thu hút của cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 với sự tham gia biểu diễn của dàn hoa hậu, á hậu cùng 60 thí sinh tài năng đến từ các tỉnh thành, thu hút sự quan tâm của khán giả.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Bộ sưu tập Horae: Symphony of Time (Dòng chảy của thời gian) lấy cảm hứng từ các nữ thần cai quản thời gian. Đây là một bộ sưu tập dành cho mùa Xuân Hè 2025 của nhà thiết kế Quốc Bình. Hoa hậu Đền Hùng Giáng My cùng nhiều gương mặt cựu người mẫu nổi tiếng đã đến chúc mừng.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hoa hậu Kỳ Duyên khởi động hành trình đến Mexico tham dự Miss Universe lần thứ 73 bằng buổi Send-off hoành tráng, nêu rõ quyết tâm tiến sâu vào đấu trường quốc tế, mang thông điệp về cô gái Việt Nam mạnh mẽ, vượt qua nhiều thử thách, khó khăn.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Hoa hậu Quốc gia Việt Nam là cuộc thi được tổ chức để tìm kiếm gương mặt đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Miss International (Hoa hậu Quốc tế). Cuộc thi tôn vinh và đề cao vẻ đẹp của người con gái Việt Nam nói chung và thiếu nữ thế hệ trẻ nói riêng theo tiêu chí “công dung ngôn hạnh”
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Bên cạnh những tiện ích được ghi nhận, mạng xã hội cũng cho ra đời những trào lưu độc hại, phản cảm thu hút sự hiếu kỳ của số đông, nhất là lớp trẻ, để lại những hậu quả nặng nề. Đang diễn ra là trào lưu “Bắt pen”.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Trở lại sau 8 năm chương trình Bước nhảy Hoàn Vũ công bố trở lại với sự thay đổi lớn về fomart cùng tính chất 'sống còn' dành cho các nghệ sĩ Việt Nam, Hàn Quốc và Bungari.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
“Bốn mùa thương nhớ” là cuốn sách thứ hai của tác giả Nguyễn Linh Giang viết về những món ăn, đặc sản quê hương Quảng Trị. Thấm trong mỗi món ăn, trong từng trang sách đều đậm sâu ký ức và khắc khoải nỗi nhớ quê nhà.
1 tuần
Xem thêm