Thứ bảy, 30/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Đưa SCIC trở thành tổ chức đầu tư tài chính có vốn chủ hàng đầu Việt Nam sau năm 2025'

Thạch Hương
- 09:46, 14/11/2023

(DNTO) - Một trong những mục tiêu được Chính phủ đưa ra là từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động của SCIC theo mô hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, định hướng sau năm 2025 SCIC trở thành tổ chức đầu tư tài chính có quy mô vốn chủ sở hữu hàng đầu tại Việt Nam.

Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 của SCIC.

Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 của SCIC.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1336, phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 của SCIC là tiếp tục tập trung triển khai nhiệm vụ tiếp nhận, cổ phần hóa, tái cơ cấu, bán vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ vốn, thực hiện tốt và có hiệu quả vai trò là định chế, công cụ của Chính phủ để hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại, sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Củng cố SCIC để bảo đảm đủ các nguồn lực tài chính, quản trị để tập trung thực hiện nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn, đầu tư và phát triển các dự án đầu tư có quy mô lớn, quan trọng, điều hành và định hướng phát triển các công ty con theo chiến lược phát triển của SCIC; hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, thực hiện đầu tư kinh doanh vốn theo cơ chế thị trường và nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Ngoài ra, theo chiến lược này sẽ từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động của SCIC theo mô hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, định hướng sau năm 2025 SCIC trở thành tổ chức đầu tư tài chính có quy mô vốn chủ sở hữu hàng đầu tại Việt Nam.

Chiến lược đưa ra mục tiêu hoạt động cụ thể từng giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn đến 2025, đối với hoạt động hỗ trợ, SCIC sẽ thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ các Bộ, ngành, địa phương để tiếp tục cơ cấu lại vốn tại các doanh nghiệp này thông qua hoạt động đầu tư, nắm giữ, thoái vốn, sắp xếp, chuyển đổi sở hữu...; tiếp nhận doanh nghiệp, phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao để hỗ trợ phục hồi, cơ cấu lại vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, SCIC thực hiện 2 nhóm nhiệm vụ. Thứ nhất, đầu tư kinh doanh vốn theo cơ chế thị trường vào những ngành, lĩnh vực mang lại hiệu quả và SCIC có lợi thế theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo toàn và phát triển vốn, không giới hạn lĩnh vực đầu tư.

Thứ hai là đầu tư kinh doanh vốn theo nhiệm vụ chính trị được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó tập trung những ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu mà Nhà nước cần nắm giữ, hoặc tham gia để hỗ trợ xử lý khó khăn tài chính cho doanh nghiệp do khủng hoảng tài chính hoặc các nguyên nhân bất khả kháng.

Giai đoạn 2026 - 2030: Tập trung nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, trong đó tập trung đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng, các dự án lớn, quan trọng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn: đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt có tính chất dẫn dắt, mở đường....

Giai đoạn 2031 - 2035: SCIC hoạt động theo mô hình tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp, là công cụ, kênh đầu tư của Chính phủ vào nền kinh tế.

Đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn đến năm 2025. Với chức năng, nhiệm vụ được giao và vai trò là tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, SCIC tập trung đầu tư vào các lĩnh vực, dự án trọng điểm; các lĩnh vực, dự án hiệu quả và thu hút vốn đầu tư từ xã hội và từ nước ngoài; bao gồm một số lĩnh vực cụ thể như: Đầu tư vào các dự án, ngành, lĩnh vực then chốt như: Lĩnh vực công nghệ cao (viễn thông, công nghệ thông tin...), kinh tế số (hạ tầng số, hệ thống cơ sở dữ liệu...), năng lượng (năng lượng tái tạo, năng lượng sạch...); các dự án hạ tầng trọng điểm (cảng hàng không, đường bộ, đường sắt), đô thị thông minh, y học - y tế hiện đại, dược phẩm; tài chính - ngân hàng; nông nghiệp công nghệ cao...

Đầu tư vào các Tập đoàn, Tổng công ty, ngân hàng thương mại...; đầu tư bổ sung vốn vào một số doanh nghiệp lớn, đang hoạt động hiệu quả và có tiềm năng trong danh mục đầu tư hiện hữu của SCIC để phục vụ kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp...

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Hàng trăm gian hàng nông sản online từ các địa phương mọc lên trên các sàn thương mại điện tử, hàng chục tấn nông sản bán ra sau mỗi buổi livestream... là minh chứng cho sức hút của nông sản Việt với người tiêu dùng nội địa.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Tối 28/11, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
20 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngành năng lượng, dịch vụ từng là “ngôi sao” trong thị trường M&A những năm trước giờ đây phải nhường chỗ cho lĩnh vực khác hấp dẫn hơn. Đặc biệt, các nhà đầu tư cũng đang nghe ngóng thay đổi chính sách từ phía Việt Nam để có quyết định xuống tiền.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt tăng giá trong kì điều hành hôm nay 28/11.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích chỉ rõ, các doanh nghiệp sản xuất phân đơn (ure, lân) và phân DAP sẽ hưởng lợi từ việc phân bón trở thành mặt hàng chịu thuế GTGT 5%. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất phân NPK gần như không hưởng lợi.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng. Nếu 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm chảy vào sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, có thể tạo ra tăng trưởng GDP vượt 6%", PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận định.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xuất khẩu thuỷ sản Việt sẽ chịu ảnh hưởng 2 mặt từ chính sách của chính quyền Trump. Việc Mỹ tăng thuế quan có thể tạo “khoảng trống”, cho tôm và cá tra Việt thay thế sản phẩm thủy sản Trung Quốc và chiếm lĩnh thị phần, song cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh hàng Việt so với hàng nội địa Mỹ.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh dòng tiền “sôi sục” tìm kiếm cơ hội những tháng còn lại của năm 2024, chuyên gia cho rằng, hiện nay những quỹ mở cổ phiếu thường sẽ phù hợp với những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao vì cổ phiếu thường được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong sáng nay (22/11), mức giá đồng Bitcoin lên mốc cao nhất lịch sử 98.259 USD. Tuy vậy, chuyên gia cho rằng tương lai của đồng tiền số còn phụ thuộc vào sự công nhận của các Chính phủ về tính hợp pháp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
2 tuần
Xem thêm