Chủ nhật, 06/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đưa lãi suất tiền gửi về 0%: Nhiều hệ lụy

Nguyễn Long
- 22:10, 24/06/2021

(DNTO) - Theo phân tích của các chuyên gia AFA, đề xuất của VAFI nếu áp dụng sẽ gây ra nhiều hệ quả, thậm chí mức độ khó lường được, nó là đề xuất yếu và thiếu kiến thức chung về kinh tế, thị trường.

Đưa lãi suất tiền gửi về 0% trong bối cảnh hiện nay, với kinh tế VN hiện nay là bất hợp lý. Ảnh: Nguyễn Long.

Đưa lãi suất tiền gửi về 0% trong bối cảnh hiện nay, với kinh tế VN hiện nay là bất hợp lý. Ảnh: Nguyễn Long.

Đề xuất hạ dần lãi suất tiền đồng về mức 0%/năm của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) ngày 22/6 đã gây phản ứng mạnh mẽ trong giới chuyên môn. Mặc dù sau đó ngày 23/6 VAFI tiếp tục có văn bản cho rằng mọi người chưa đọc đầy đủ kiến nghị của Hội, cũng như "thanh minh" rõ hơn về đề xuất này.

Song nhìn chung, ý kiến từ giới chuyên gia giữ nguyên quan điểm cho rằng, tại thời điểm này, việc kéo lãi suất xuống gần bằng 0%/năm là không khả thi. Nếu thực hiện, sẽ tạo ra hiện tượng người dân rút tiền gửi khỏi hệ thống ngân hàng, chuyển sang các kênh đầu tư khác, gây ra những bất ổn đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng có thể bị đặt trong tình trạng thiếu thanh khoản, trong khi tiền sẽ chuyển sang các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, cổ phiếu, đất đai, "đốt nóng" thị trường tài chính và bất động sản. 

Lạm phát Việt Nam cao hơn nhiều so với quốc tế và khu vực. Năm 2020 là 3,2%, dự báo lạm năm 2021 vào khoảng 3,5-4%. Giả sử chúng ta đưa được lãi suất tiền gửi về 0% trong khi lạm phát như vậy, liệu người dân có mặn mà gửi tiền vào ngân hàng? Trong khi đó, dòng vốn huy động từ tiền gửi của hệ thống ngân hàng vẫn chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Theo VAFI, tiền gửi VND cho kỳ hạn ngắn hạn và trung hạn đang ở mức từ 3,5 - 6,2%/năm là rất cao so với các nước và dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình. Trong khi các nước Âu - Mỹ, các nước Đông Âu đều có mức lãi suất tiền gửi nội tệ, ngoại tệ 0%/năm, thậm chí một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi) nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp (2 - 5% tùy thuộc đối tượng vay và thời hạn vay). Các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore cũng đang có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cho nội tệ ở mức 0%, lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng từ 0,2 - 0,7%/năm.

5 giải pháp gần đưa lãi suất tiền gửi về 0% VAFI đề xuất bao gồm:  Áp dụng luật thuế tài sản, ngăn dòng tiền đầu cơ chảy vào bất động sản. Tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp yêu cầu bỏ thuế, phí liên quan giao dịch trái phiếu, yêu cầu các ngân hàng khi phát hành phải bảo đảm cho việc nắm giữ trái phiếu như gửi tiết kiệm. Áp dụng mức thu phí giữ hộ ngoại tệ, vàng. Kiểm soát chặt thâm hụt ngân sách, tham khảo chính sách chỉ tiêu ngân sách của Đức. Hệ thống NHNN tiếp tục củng cố theo hướng loại bỏ ngân hàng yếu kém.

Đánh giá về các giải pháp, nhấn mạnh yếu tố là "giải pháp gần" - có nghĩa là trong bối cảnh hiện tại hoặc nay mai, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc điều hành AFA Capital cho biết, tiền gửi là một dạng tài sản đầu tư, đứng ở góc độ lý thuyết đầu tư thì người đâu tư có kỳ vọng lợi suất đầu tư gồm: lợi suất phi rủi ro, mức bù lạm phát, phần bù rủi ro. Xem lại các thông số đó ở thị trường Việt Nam, hiện lợi suất phi rủi ro được nhà đầu tư dựa vào lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm ở Việt Nam là 2,1% cộng với lạm phát 4% coi như tiền gửi không có phần bù rủi ro thì sẽ là 6,1%. Như vậy mức lãi suất này tương ứng với lãi suất tiết kiệm hiện nay.

Ông Tuấn chỉ ra điểm bất cập trong đề xuất VAFI , lãi suất tiền gửi giống như các sản phẩm tài chính trong thị trường, chúng ta không thể sử dụng mệnh lệnh hành chính để chuyển nó về 0% để nguồn đó nó chảy ra các sản phẩm tài chính khác. Trong trường hợp đề xuất của VAFI khi họ đề ra giải pháp chặn tiền gửi chảy vào bất động sản, ngân hàng, dường như họ muốn đẩy dòng tiền này vào thị trường cổ phiếu. 

Từ đó, ông Tuấn cho rằng các đề xuất của VAFI đang yếu, thiếu kiến thức chung. Tổng kết lại, câu chuyện phải cân giữa lãi suất, lạm phát, các chính sách tiền tệ và đương nhiên điều kiện của Việt Nam là một nước đang phát triển sẽ khác các nước phát triển.

“Việc đề xuất đưa lãi suất tiền gửi về 0% sẽ khiến người dân rút hết tiền ra từ ngân hàng để đầu tư vào các loại tài sản khác, nhiều rủi ro hơn từ đó gây ra những hậu quả khó lường”, CEO AFA Capital cho biết.

Bên cạnh đó, về tỷ giá của VND, hiện đang cao hơn đồng USD nhưng nếu trường hợp VND mất giá điều gì sẽ xảy ra?

Nguyên lý về cân bằng lãi suất, khi lãi suất của đồng tiền sụt giảm thì giá trị của đồng tiền cũng sụt giảm theo. Điều này vô tình khiến VND giảm giá, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam, thậm chí dẫn đến tình trạng USD hóa, người dân sẽ tích trữ USD. Hơn thế, Việt Nam tuy đã được tháo mác "thao túng tiền tệ" nhưng rủi ro vẫn luôn còn đó.

Như vậy câu chuyện lãi suất tiết kiệm không chỉ đơn thuần chặn nó chảy vào các sản phẩm tài chính, nó còn ảnh hưởng đến GDP và các biến số vĩ mô khác.

Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Hãng tư vấn AFA Research & Education, chỉ ra những hệ lụy cụ thể từ đề xuất của VAFI, nếu thực sự được áp dụng:

Thứ nhất, nếu lãi suất về 0%, các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đầu tiên. 43% toàn thị trường chứng khoán là từ ngân hàng do đó nếu ngân hàng sập thì sẽ kéo cả thị trường chứng khoán sập theo.

Thứ hai, lạm phát cao với đồng tiền mất giá - đây là "kẻ thù" của TTCK. Khi đồng tiền VND mất giá thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam, bởi tiền họ đầu tư và lợi nhuận nhận được trên thị trường là đồng VND chứ không phải USD. Do đó, họ sẽ rút khỏi thị trường để cân bằng lợi tức. Điều này đi ngược với một trong những mục tiêu chiến lược, thu hút nguồn vốn và hội nhập quốc tế của thị trường vốn Việt Nam.

Thứ ba, lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập người dân, dẫn đến chi tiêu kém và doanh nghiệp niêm yết cũng sẽ kém. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
1 tuần
Xem thêm