Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dòng sự kiện khủng hoảng ngân hàng 2023 (tính đến 02/5)

Xuân Hạo
- 20:22, 02/05/2023

(DNTO) - Sự sụp đổ của Ngân hàng First Republic là “nạn nhân” mới nhất của cuộc khủng hoảng ngân hàng 2023. Đây là lúc ta cần nhìn lại dòng sự kiện của cuộc khủng hoảng tài chính được xem là lớn nhất trong thập kỷ vừa qua.

Khủng hoảng ngân hàng kéo theo chuỗi phản ứng dây chuyền. Ảnh: Law Asia

Khủng hoảng ngân hàng kéo theo chuỗi phản ứng dây chuyền. Ảnh: Law Asia

Cuộc khủng hoảng ngân hàng đã là một chuỗi sự kiện có thể để lại ảnh hưởng lớn nhất cho kinh tế thế giới trong 2023. Bắt đầu với cuộc sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley vào ngày 10/3/2023, cuộc khủng hoảng này đã kéo theo một phản ứng dây chuyền lan rộng ra khắp ngành tài chính thế giới.

“Nạn nhân” mới nhất của hiệu ứng này là Ngân hàng First Republic, sụp đổ chóng vánh vào hôm thứ Hai vừa qua (01/5), rồi bị mua lại bởi JPMorgan Chase. First Republic vượt qua tầm cỡ của Silicon Valley và trở thành cuộc sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ, chỉ đứng sau Washington Mutual.

Hiện giới đầu tư đang vô cùng lo ngại về tính bất ổn của hệ thống tài chính, trong khi các quan chức chính quyền Mỹ loay hoay tìm cách bảo vệ các khoản tiền gửi và giới hạn ảnh hưởng lan rộng. Dưới đây là dòng sự kiện những gì đã diễn ra tính từ khi cuộc khủng hoảng này bắt đầu.

 

Khách hàng lũ lượt rút tiền từ Ngân hàng Silicon Valley. Ảnh: NPR

Khách hàng lũ lượt rút tiền từ Ngân hàng Silicon Valley. Ảnh: NPR

Ngày 8/3

  • Những lo ngại đầu tiên bắt nguồn từ lá thư gửi cổ đông của Ngân hàng Silicon Valley, cho thấy họ lỗ 1,8 tỷ đô la và cần gom 2,25 tỷ đô la vốn để hỗ trợ số lượng rút tiền ngày càng tăng trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Công ty đánh giá tín dụng Moody hạ bậc xếp hạng trái phiếu của Silicon Valley.
  • Silvergate, một ngân hàng chuyên cho các hãng tiền tệ mã hóa vay vốn, công bố ngưng hoạt động và thanh lý tài sản sau khi chịu lỗ nặng nề.

 

Ngày 9/3

  • Mặc những trấn an từ Giám đốc điều hành Silicon Valley, Gregory Becker, sự bấn loạn lan rộng trên mạng xã hội. Nhiều nhà đầu tư kêu gọi các hãng bắt đầu rút tiền ra khỏi ngân hàng này.
  • Trái phiếu Silicon Valley lao dốc 60% khi khách hàng của họ đồng loạt rút hơn 40 tỷ đô la tiền gửi.

 

Ngày 10/3

  • Cuộc rút tiền tháo loạn đã khiến Silicon Valley trở thành cuộc sụp đổ ngân hàng lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008. Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) phải can thiệp. Giới đầu tư chứng khoán bán tháo cổ phiếu nhiều ngân hàng, bao gồm First Republic, Signature Bank và Western Alliance, vốn có danh mục đầu tư giống nhau. Các ngân hàng lớn như JPMorgan, Wells Fargo và Citigroup không bị ảnh hưởng mấy.
  • Bộ trưởng Tài chính Janet L. Yellen trấn an các nhà đầu tư rằng hệ thống ngân hàng vẫn rất kiên cố, bày tỏ “sự tin tưởng hoàn toàn vào các cơ quan quản lý ngân hàng”. Signature, ngân hàng chuyên cho vay cho các công ty bất động sản và công ty luật, đã nhận thấy một lượng lớn tiền gửi bị rút ra khi khách hàng của họ bị kéo theo cơn hoảng loạn.

 

Ngày 12/3

  • Hai ngày sau khi Silicon Valley sụp đổ, chính quyền New York đóng cửa Signature, lo ngại ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống tài chính nếu để ngân hàng này tiếp tục hoạt động. 
  • Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Bộ Tài chính và Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) đã lên tiếng trấn an: “Những người gửi tiền sẽ có quyền sử dụng tất cả số tiền của họ” và sự sụp đổ của hai ngân hàng sẽ không phải bị “gánh chịu bởi người nộp thuế”.
  • Fed cho biết họ sẽ lập một chương trình quỹ cho vay khẩn cấp để hỗ trợ các ngân hàng “đạt nhu cầu của các khách hàng gửi tiền”.

 

Ngày 13/3

  • Tổng thống Mỹ, Joe Biden, cho biết hệ thống ngân hàng Mỹ rất an toàn và tiền thuế của người dân sẽ không được sử dụng để cứu trợ các ngân hàng. Đây là một động thái củng cố sự tự tin vào hệ thống tài chính Mỹ. Trong khi đó, cổ phiếu các ngân hàng Mỹ liên tiếp rơi không phanh, với cổ phiếu First Republic xuống 60%. Ngân hàng Trung ương Anh Quốc công bố HSBC sẽ mua lại nhánh Silicon Valley tại nước này.

 

Ngày 14/3

  • Cổ phiếu ngân hàng có phần hồi phục khi giới đầu tư nguôi ngoai. Bộ Tư pháp và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (Mỹ) mở các cuộc điều tra về cuộc sụp đổ của Silicon Valley.

 

Ngày 15/3

  • Cổ phiếu của Credit Suisse, một ngân hàng lớn tại Thụy sĩ, sụt giảm khi các nhà đầu tư lo sợ trữ lượng tiền của ngân hàng này không đủ. Các quan chức Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ cho biết họ sẽ can thiệp và hỗ trợ Credit Suisse nếu cần thiết.

 

Ngày 16/3

  • Mười một ngân hàng lớn nhất tại Mỹ cùng nhau hỗ trợ 30 tỷ đô la vào Ngân hàng First Republic, đang chênh vênh trên bờ vực. Kế hoạch này được thiết lập bởi Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet L. Yellen, và Jamie Dimon, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase. Bà Yellen tin rằng nỗ lực này của ngành tài chính tư nhân sẽ cho thấy sự tự tin vào tính vững vàng của hệ thống tài chính. Cổ phiếu First Republic tăng sau đó.
  • Credit Suisse cho biết họ có kế hoạch vay 54 tỷ đô la từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ để trấn an các lo ngại tình trạng tài chính.
  • Bà Yellen đã điều trần trước Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, tìm cách trấn an công chúng rằng các ngân hàng Hoa Kỳ hoạt động tốt và tiền gửi vẫn an toàn.

 

Ngày 17/3

  • Cổ phiếu nhiều ngân hàng lại tiếp tục trượt dài, phá vỡ mức hồi phục trước đó. Các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại.
  • Một ngày trước khi gói hỗ trợ 30 tỷ đô la được công bố, First Republic đã trong vòng đàm phán để bán lại một phần cho các ngân hàng hoặc công ty cổ phần tư nhân khác.
Credit Suisse, một trong những ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ. Ảnh: PBS

Credit Suisse, một trong những ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ. Ảnh: PBS

 

Ngày 19/3

  • UBS, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ, đồng ý mua lại đối thủ nhỏ hơn Credit Suisse, với cái giá 3,2 tỷ USD. Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ đồng ý cho UBS vay 100 tỷ franc Thụy Sĩ để giúp hoàn tất thương vụ. Cơ quan Quản lý tài chính Thụy Sĩ đã xóa sạch số trái phiếu trị giá 17 tỷ đô la của Credit Suisse và loại bỏ quyền bỏ phiếu của các cổ đông UBS cho thương vụ này.
  • Fed và năm ngân hàng trung ương khác tiến hành các bước đảm bảo đồng đô la sẽ sẵn sàng để giảm áp lực lên hệ thống tài chính thế giới.
  • FDIC cho biết họ đã đi vào thỏa thuận bán 40 chi nhánh của Ngân hàng Signature cho New York Community Bancorp.

 

Ngày 26/3

  • First Citizens BancShares đã đồng ý mua lại Ngân hàng Silicon Valley trong một thỏa thuận được chính phủ hậu thuẫn. Trong đó bao gồm việc mua khoản vay nợ trị giá 72 tỷ đô la với mức chiết khấu 16,5 tỷ đô la. Thỏa thuận này cũng bao gồm việc chuyển tất cả các khoản tiền gửi trị giá 56 tỷ đô la. Khoản 90 tỷ đô la chứng khoán và các tài sản khác của Silicon Valley không nằm trong thương vụ này và vẫn nằm trong sự kiểm soát của FDIC.
Michael S. Barr, Phó chủ tịch giám sát của Fed, cùng nhiều quan chức tài chính Mỹ, chịu áp lực vì đã không thể ngăn chặn khủng hoảng tài chính. Ảnh: American Banker

Michael S. Barr, Phó chủ tịch giám sát của Fed, cùng nhiều quan chức tài chính Mỹ, chịu áp lực vì đã không thể ngăn chặn khủng hoảng tài chính. Ảnh: American Banker

 

Ngày 28/3

  • Quốc hội Mỹ đưa các quan chức Fed, Bộ Tài chính và FDIC ra điều trần, chất vấn về các yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của Silicon Valley và Signature.
  • Michael S. Barr, Phó chủ tịch giám sát của Fed, đổ lỗi cho các giám đốc điều hành ngân hàng và cho biết Fed vẫn đang trong quá trình điều tra, nhưng ông đã không giải thích được cụ thể tại sao các quan chức giám sát đã không thể ngăn chặn sự sụp đổ.

 

Ngày 30/3

  • Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi các cơ quan quản lý tài chính tăng cường giám sát kiểm duyệt các ngân hàng hạng trung, vốn đã được thả lỏng bởi chính quyền Trump. Tổng thống đề xuất các ngân hàng phải tự bảo vệ mình trước những tổn thất có thể xảy ra và duy trì quỹ tiền mặt để chống chọi khủng hoảng tốt hơn.

 

Ngày 14/4

  • Các ngân hàng lớn nhất của Mỹ - bao gồm JPMorgan Chase, Citigroup và Wells Fargo - đã báo cáo thu nhập quý đầu 2023 rất chắc chắn, cho thấy khách hàng đã đặt niềm tin an toàn vào các tổ chức tài chính lớn.

 

Ngày 24/4

  • Báo cáo thu nhập mới nhất của First Republic cho thấy họ đã mất 102 tỷ đô la tiền gửi chỉ trong quý 1, hơn một nửa trong số 176 tỷ đô la mà ngân hàng này nắm giữ vào cuối năm ngoái (không bao gồm khoản cứu trợ 30 tỷ đô la). Ngân hàng này cho biết họ sẽ cắt giảm tới một phần tư nhân lực và giảm lương bổng cho các giám đốc điều hành.
  • Trong một cuộc họp với các nhà phân tích Phố Wall, các giám đốc điều hành của First Republic đã rất kín tiếng và từ chối trả lời câu hỏi.
  • Cổ phiếu Ngân hàng First Republic tăng 10% sau khi công bố báo cáo thu nhập, nhưng lại rớt 20% trong phiên giao dịch cuối ngày.

 

Cổ phiếu First Republic và các ngân hàng nhỏ khác liên tục lao dốc. Ảnh: Bloomberg

Cổ phiếu First Republic và các ngân hàng nhỏ khác liên tục lao dốc. Ảnh: Bloomberg

 

Ngày 25/4

  • Cổ phiếu First Republic lại giảm 50% với các thông tin mới đáng lo ngại từ báo cáo thu nhập.

 

Ngày 26/4

  • Cổ phiếu First Republic tiếp tục sụt giảm 30%, kết thúc phiên giao dịch trong ngày với giá chỉ còn 5,69 đô la, một con số vô cùng đáng buồn so với mức 150 đô la của một năm trước đó.

 

Ngày 28/4

  • Fed công bố một báo cáo tự nhận lỗi vì đã không “hành động đủ mạnh mẽ” trước sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley.  FDIC tung ra một báo cáo riêng chỉ trích “quản lý yếu kém” của Ngân hàng Signature và nhiều chính sách kiểm soát rủi ro không đạt yêu cầu.
Sự sụp đổ của Ngân hàng First Republic đánh dấu một đỉnh điểm mới của khủng hoảng tài chính 2023. Ảnh: The New York Times

Sự sụp đổ của Ngân hàng First Republic đánh dấu một đỉnh điểm mới của khủng hoảng tài chính 2023. Ảnh: The New York Times

 

Ngày 01/5

  • First Republic được FDIC tiếp quản hoàn toàn và ngay lập tức được bán cho JPMorgan Chase, vượt qua Silicon Valley và trở thành cuộc sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ, chỉ sau Washington Mutual vào hồi năm 2008.

 

 

 

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, cho vay đang vào kỳ tăng mạnh, song ngân hàng thương mại khó giảm thêm lãi suất vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của ĐBQH về lý do tại sao ngân hàng chỉ bán vàng ra mà không mua lại của người dân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước biến động giá vàng rất cao nên các ngân hàng, doanh nghiệp phải cân nhắc việc mua bán để phòng ngừa rủi ro.
1 tuần
Xem thêm