Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nhân Nguyễn Hồ Ngọc Thi: 'Nghề thiết kế nội thất cần chuyên nghiệp, chỉn chu để bay bổng'

Gia Bảo
- 06:00, 03/11/2020

(DNTO) - Doanh nhân Nguyễn Hồ Ngọc Thi - người đứng đầu Công ty thiết kế nội thất Inconcept, chia sẻ về nghề thiết kế nội thất, về loại công việc đặc thù đi giữa sự bay bổng và thực dụng.

Một người có gần 15 năm làm cho các thương hiệu lớn của toàn cầu như Mitsubishi, Sumitomo và LG International, song cũng chỉ cần có 5 năm đã đưa công ty của mình và các cộng sự gia nhập vào hàng doanh nghiệp trăm tỉ, thì đâu là mấu chốt để vận hành doanh nghiệp trẻ mà Ngọc Thi - Giám đốc điều hành Inconcept đang làm?

- Phải nói là tôi gần như đã được… “Nhật hóa” trong cách làm việc, vì từng ấy năm đi làm thuê. Tất nhiên là được trả lương xứng đáng, nhưng tôi đã “lời” vô cùng khi biết, hiểu và sở hữu các quy trình vận hành từ một nhóm làm việc nhỏ, cho đến một bộ máy lớn.

Cách quản lý công việc của người Nhật Bản chặt chẽ, chi tiết và hiệu quả như thế nào thì mọi người biết rồi. Tôi thấy mình may mắn vì được đào tạo, làm việc và tin tưởng giao quyền trong môi trường chuyên nghiệp và hiệu quả như vậy.

Những kỹ năng tôi thâu nạp từ những tháng năm đi làm công ăn lương như xây dựng hệ thống, quản lý theo hệ thống, tổ chức bài bản, làm làm việc gì thì chuyên nghiệp tập trung đúng vào việc ấy dù là việc nhỏ nhất… đã giúp tôi rất nhiều trong điều hành doanh nghiệp của mình.

Ban đầu toàn công ty chỉ dưới chục người, tôi cũng cố gắng tổ chức bộ máy rõ ràng và chuyên nghiệp, dù một nhân sự phải kiêm nhiệm nhiều vị trí; và luôn luôn có yêu câu rất cao về chất lượng. Sau này đội ngũ phát triển theo từng thời kỳ, do đã “hoạch định” trước tương lai phải theo các lộ trình đã vẽ trước, nên tôi nghĩ thành công như ngày hôm nay là do có nền tảng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chứ không thể ngồi chờ may mắn.

Nhưng tôi tự thấy mình may mắn vô cùng, là ban đầu được nhiều đàn anh là những tên tuổi thượng thặng trong kiến trúc, nội thất tin tưởng, “kề vai” vào cùng “đỡ” sức nặng giúp tôi. Có lẽ vì thế mà Inconcept đã có “đà” để bay bổng chăng?

Ngọc Thi - Giám đốc điều hành Inconcept

Ngọc Thi - Giám đốc điều hành Inconcept

Bạn bè cũ nói rằng chị có máu điều hành từ khi còn đi học?

- Bạn bè quý nên ưu ái khen ngợi, tuy nhiên cũng có điểm đúng. Tôi là người năng động, thích chinh phục các thử thách nên từ khi đi học đã “cầm đầu” nhiều hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, báo tường, thể thao ở trường lớp, thậm chí đầu têu những chương trình nhí nhố, phá phách thầy cô. Được cái vì học giỏi và ngoan hiền nên cũng được thầy cô rộng lượng dạy bảo và nhẹ tay phạt.

Tôi tốt nghiệp cử nhân Kinh tế đối ngoại, sau ra trường được tuyển dụng làm việc ở lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngoại thương. Tôi được lãnh đạo ưu ái luân chuyển làm nhiều công việc khác nhau vì tôi luôn thể hiện là một nhân viên cực kỳ trách nhiệm, cam kết hoàn thành mục tiêu và có tinh thần làm chủ.

Người khác có khi khó chịu vì bị thay đổi, xáo trộn trong công việc, chứ tôi nhìn nhận là cơ hội để nắm bắt các kiến thức về các ngành hàng khác nhau, kinh nghiệm quản trị và điều hành. Chính vì vậy, ở vai trò quản trị và điều hành trong lĩnh vực nội thất như hiện nay, tôi rất tự tin và đam mê với công việc của mình, vì đã trải nghiệm nhiều vai trò quản trị khác nhau trước đó.

Tôi là con gái gốc Huế, nên làm gì cũng phải hơi kỹ lưỡng, chăm chút. Để làm việc thì cần người đồng hành. Khi tìm được người đồng hành rồi thì cùng nhau tìm ra động lực. Có ai đó nói mất tinh thần là mất tất cả, thì mất động lực cũng nằm trong nội hàm đó. 

Lúc nãy chị vừa nhắc về việc “nhìn thấy tương lai”…

- Tôi, trước khi xây dựng Inconcept như hôm nay, không được học dù chỉ 1 ngày về nghề mà tôi đang đeo đuổi. Nhưng tôi biết ơn, vì có một năm gần như “lăn chai” khi hợp tác với một người bạn kiến trúc sư để tái cơ cấu công ty. Tôi phải “vật lộn” với đủ thứ, chắc cũng không có gì khác biệt với bất cứ những ai khởi nghiệp.

Vấn đề tôi luôn trăn trở là hoàn thiện chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, và tôi luôn kỷ luật với mục tiêu này. Việc vận hành một bộ máy với những trục trặc hay bất cập là chuyện bình thường, chưa kể công ty trẻ thì nhân sự cũng hay biến động. Nhưng biến động để có cơ hội chọn lọc thì sẽ cho ta giá trị to lớn vô cùng.

Tôi là người cầm lái của công ty, lẽ dĩ nhiên việc nhìn thấy ngày mai, ngày kia, thậm chí 5, 10 năm sau nữa của Inconcept là thế nào, hẳn tôi là người nhìn rõ nhất. Nhưng quan trọng, không phải chỉ mình tôi nhìn, mà cả đội ngũ dùng não công để nhìn, thì mới là quý giá.

Thật không có gì tuyệt vời hơn, khi những người cộng sự của mình, dù tôi đã trẻ mà họ còn trẻ hơn tôi, nhìn thấy được tương lai, bằng cách nhìn và những hành động thực tế để tiến đến nhanh nhất, hiệu quả nhất tương lai ấy. Nói như dân trong nghề là “kết quả với dự báo không cách xa nhau là mấy”.

Như vậy, chắc hẳn đội ngũ cộng sự trẻ chắc hẳn phải là một thứ “vũ khí bí mật” của chị?

- Ồ không hẳn vậy, dù ở doanh nghiệp tôi người trẻ rất nhiều. Anh có đề cập cụm từ “vũ khí bí mật” khá thú vị, có lẽ gần đúng với chúng tôi. Nếu mọi người nhìn vào cơ cấu tổ chức của Inconcept, hẳn sẽ đọc được những thông tin bất ngờ về những người sát cánh với tôi, đặc biệt là những anh chị lâu năm trong nghề, họ đã có sự nghiệp khi tôi đang ở giảng đường.

Như quản đốc nhà máy của chúng tôi là người có 30 năm làm nghề mộc chất lượng cao. Quản lý kinh doanh từng có kinh nghiệp quản lý doanh nghiệp nội thất, là giảng viên đại học khoa Cấu tạo nội thất nên giúp khách hang rất nhiều trong bước tư vấn ban đầu. Trưởng phòng thiết kế tốt nghiệp á khoa khoa Nội thất v.v…

Bí mật thật ra chỉ nằm ở việc những sản phẩm chất lượng, chỉn chu phải được làm nên bởi những người giỏi, có năng lực chuyên môn cao và thái độ nghiêm túc. Vị trí nào ở công ty, tôi cũng cố tìm cho được nhân sự giỏi, năng động, ham học hỏi, thích nghi nhanh và phù hợp với sự phát triển bền vững của công ty. Có như thế tôi mới yên tâm lao vào mở rộng những hướng đi, cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Nghề thiết kế nội thất luôn được nhận định là sang trọng, chắc chẳng bao giờ hết việc?

- Thì chúng tôi đang làm mọi cách để không bao giờ hết việc đây! Nhắc tới nghề này là phải nằm lòng ngay vấn đề chất lượng và thẩm mỹ.

Chất lượng sản phẩm nội thất tốt liên quan đến vật tư tốt, có thương hiệu; được gia công bằng người thợ lành nghề với máy móc tối tân; và cuối cùng là quy trình lắp đặt đúng tiêu chuẩn thì mới hình thành được sản phẩm chất lượng cao.

Bên cạnh chất lượng và thẩm mỹ của đồ gỗ, nội thất bao gồm cả kính, đá, đèn, kim loại, thạch cao, sơn nước v.v… nên chúng tôi luôn “làm khó” chính mình trong việc chọn lọn và thi công chất lượng. Nên chúng tôi luôn luôn phải thuyết phục cho được khách hàng đồng ý với phương án chất lượng và tối ưu nhất về ngân sách dành cho họ.

Mọi người hay đi cà phê thư giãn, ngồi trò chuyện cả nửa ngày với nhau ở những quán có khung cảnh đẹp, nhưng đôi khi ngồi vào một chiếc ghế được thiết kế không đúng (tôi chưa nói là không đẹp) thì sẽ không thoải mái, thậm chí còn bị đau lưng, mỏi vai.

Nhiều người bạn của tôi khi nghe chia sẻ chi tiết này, mới “ồ” lên, và họ thấy đúng, khi một chi tiết dù nhỏ nhưng không hoàn thiện, sẽ làm giảm đi giá trị của việc hưởng thụ rất nhiều.

Thật ra, không chỉ trong ngành thiết kế nội thất và xây dựng mà ở ngành nào cũng vậy, nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng (họ thích gì họ không nói hoặc họ nghĩ được mà không nói được, hoặc họ biết nhưng họ không nói, để xem ta có nắm bắt mà làm đúng ý họ hay không) luôn là yếu tố tạo nên sự khác biệt, chứ khách họ yêu cầu A, mình làm A, hoặc A+ thì quá đơn giản rồi. Làm thế nào để chị và các cộng sự tìm thấy và khai thác nhu cầu tiềm ẩn ấy?

- Có 2 bộ phận ở Inconcept đang đảm đương câu chuyện muôn thuở mà anh mới vừa đề cập, đó là Phòng Thiết kế và Phòng Kinh doanh. Tôi cũng may mắn và cũng “đổ mồ hôi sôi nước mắt” để tìm cho được những người giỏi và có kinh nghiệm, như có chia sẻ một chút ở trên.

Người giỏi thì cũng không thiếu, nhưng giỏi không chỉ ở việc sở hữu kiến thức mà phải thành thục kỹ năng sử dụng kiến thức ấy tư vấn thiết thực cho khách hàng. Đặt mình vào vai trò, mong muốn của khách hàng để tối ưu lợi ích cho họ thì không phải ai cũng thực hành tốt.

Tôi không thiếu những khách hàng cao cấp, thậm chí là rất rất cao cấp, nhưng đội ngũ chúng tôi luôn tư duy làm sao để sử dụng tiền cho họ một cách thông minh và tối ưu nhất, không phải cứ sử dụng phung phí và tuỳ tiện vào những thứ xa xỉ, được gọi là cao cấp.

Đội ngũ của tôi phải là “chỗ dựa” tin tưởng, tư vấn giàu hàm lượng của chuyên gia cho họ. Để khi hoàn tất và bàn giao công trình, họ hưởng thụ, họ sử dụng; lúc đó họ mới cảm nhận hết giá trị ngân sách họ bỏ ra đã tạo cho họ sự thoải mái thế nào trong cuộc sống thường nhật, trong sử dụng hàng ngày. Chứ không phải cái này dát vàng, cái kia dát bạc thì họ vui.

Trở lại câu chuyện chiếc ghế trong quán cà phê ngồi không thoải mái, liệu đó có phải là vấn đề lớn không, trong khi nhạc hay, cà phê ngon, cảnh trí đẹp, bạn hữu tưng bừng câu chuyện?

- Đấy, những điều anh vừa nêu mới là nghịch lý: tất cả đều hoàn hảo, chỉ có mỗi cái ghế thôi, mà họ vẫn không cố để làm cho tương thích với những thứ trên. Anh em trong nghề hay đùa, thật ra ghế ngồi không thoải mái là do… tiết kiệm. Tiết kiệm ngân sách để giảm chi phí đầu tư và hiệu quả về kinh doanh, nhưng về lâu về dài “triết lý” này cũng nên bỏ.

Cũng chuyện cái ghế thôi, ngoài những tiêu chuẩn cần có của món đồ này như chân ghế, mặt ghế, tay ghế, lưng dựa… thì nhân trắc học thường được không ít những người làm ghế… không quan tâm. Làm ra cái ghế không khó, bọc da sơn phủ không khó, nhưng khó nhất là làm ra một cái ghế mà ai ngồi vào cũng thấy thoải mái, ngồi bao lâu cũng thấy không đau lưng, mới là đẳng cấp.

Anh cứ thử đi vào các khách sạn 5 sao, thử ngồi trên ghế của họ, ngồi cả ngày chẳng sao. Còn ở các nhà hàng nhìn có vẻ là sang, nhưng đôi khi không phải vậy. Mà đó chỉ là chuyện một cái ghế cỏn con thôi đó.

Có lẽ người tiêu dùng Việt Nam họ cũng không chú ý lắm?

- Anh nói đúng, họ chú ý tới dáng vẻ, kích thước, màu sơn và giá tiền nhiều hơn. Người Việt đi mua ghế chỉ dám rón rén ngồi lên như sợ… đau ghế, dơ ghế hoặc ngại chủ cửa hàng thấy mình thử sản phẩm gì mà kỹ quá, đôi lúc còn sợ bị lườm, bị mắng vốn.

Nhưng người nước ngoài thì không, đi mua ghế họ ngồi vô, xoay qua trở lại, xem có thoải mái cho tất cả các tư thế không. Đi mua giường để nằm thì có khi họ còn nhảy lên nằm thử, thậm chí… nhào lộn hay quăng quật ầm ầm xem sản phẩm này chịu nổi sức nặng của họ không.

Nhà ở cũng vậy. Người Việt trước đây còn đem tủ lạnh trưng phòng khách để thấy độ giàu sang, thay vì đặt ở khu bếp nhằm phục vụ cho quy trình nấu nướng, tiếp thực. Ở các nước phát triển, không gian sống có những tiêu chí hết sức thiết thực: thoáng, nhiều ánh sáng và đảm bảo công năng. Cuộc sống “sướng” hay “khổ” chỉ khác nhau chút đó thôi, đâu phải có ít hay nhiều tiền.

Chị có ngại không, khi nếu có người cho rằng Inconcept của chị thành công theo dạng đột phá, nếu không vững tay lèo lái có khi “bạo phát bạo tàn”?

- Tôi công nhận là Inconcept có bước phát triển nhanh, nhưng chưa phải là… vũ bão gì cả đâu. Doanh thu của chúng tôi có đến 80% là từ thiết kế thi công công trình trong nước, và chúng tôi có kế hoạch, chuẩn bị kỹ cho địa hạt này. Nhất là khi Inconcept sinh sau đẻ muộn (thành lập 2016) và thấy được sự “tang thương” của thị trường khi có không ít các anh hào ngã ngựa vì ngành này cũng như nấm mọc sau mưa cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản và xây dựng. Nếu ai đó khen chúng tôi phát triển nhanh trong sự chỉn chu, là tôi thấy vui sướng nhất!

Chị quản lý và điều hành những nhà sáng tạo, đôi khi cũng khó như một ông giám đốc nhà hát quản lý những nghệ sĩ tài năng?

- Ai nhìn vào cũng nói kiến trúc sư, thiết kế nội thất rất bay bổng, chứ thật ra nghề này rất cần tư duy khoa học, vững kỹ thuật nên không thể xem họ là nghệ sĩ, dù trong huyết quản của mỗi người bước chân vào lĩnh vực này, muốn thành công phải có yếu tố sáng tạo, thậm chí rất lớn.

Họ phải làm việc với các chuẩn mực về khoa học, các tiêu chí, quy định cụ thể liên quan đến chính đời sống con người. Vẽ nên ngôi nhà, cái bàn, cái ghế, cái tủ đựng áo quần… để con người sử dụng hàng ngày, đó công việc rất khoa học, logic nhưng không thể thiếu sự bay bổng.

Đúng là những cộng sự của tôi rất sáng tạo, nhưng trên nó còn là sự logic và tính chính xác về tiêu chuẩn. Vì thế cho nên, sản phẩm ra đời mà không hoàn hảo, thật khó chịu vô cùng. Và chúng tôi không được phép làm như vậy.

Nghề này, nếu thực dụng hay quá cứng nhắc thì mất đi sự sáng tạo. Mà nếu cứ bay bổng quá, e rằng lại thiết kế ra công trình trông rất đẹp nhưng ở chẳng hợp lý, thậm chí còn không sử dụng được.

Cám ơn chị về cuộc trao đổi này.  

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong giai đoạn cuối năm với nhiều biến động của thị trường quốc tế, đặc biệt kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu dài hơi, bền bỉ nếu muốn người tiêu dùng quốc tế nhớ đến mình.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Là một trong những hoạt động thường niên của Hội DNT Việt Nam, chương trình tập huấn công tác Hội DNT toàn quốc 2024 được tổ chức tại thành phố Pleiku (Gia Lai) trong 2 ngày (15-16/11) đã đem lại những thông tin thiết thực, bổ ích, góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn phòng Hội.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế. Người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Triển lãm quốc tế về giải pháp nội thất thông minh (SFS Vietnam 2024) diễn ra tại WTC EXPO Bình Dương từ ngày 27 - 30/11 với mục đích xúc tiến thương mại và góp phần vào công cuộc phát triển ngành gỗ Việt Nam.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
“Đã có những lúc, tôi muốn bỏ cuộc giữa chừng. Tôi từng có ý định mua vé máy bay để về trước”, chị Lương Thị Hương, một trong hai thành viên nữ của đoàn xe điện VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng chia sẻ. Nhưng cuối cùng, tất cả đều hoàn thành hành trình hơn 10.000 km và chứng minh xe điện Việt có thể đi bất cứ đâu.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/11, Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh (YBA HCM) đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân và Sự kiện cưới. Đây là câu lạc bộ thứ 11 trực thuộc YBA HCM.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chọn ngân hàng để mở tài khoản được ví như chọn “người bạn đồng hành” cùng các hoạt động tài chính, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hối hả từng ngày để chuẩn bị cho dịp khai trương, Trung tâm Thương mại Satra Võ Văn Kiệt (Q.6) đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Với mô hình one-stop shopping, nơi đây hứa hẹn mang đến trải nghiệm mua sắm và giải trí hoàn hảo, đồng thời gia tăng tiện ích cho mọi khách hàng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 10/11, 568 em học sinh tại huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre vui mừng được đón nhận học bổng từ Tập đoàn TTC.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do tổ chức Trinity Quốc tế 2024 trao tại diễn đàn Trinity 2024. Trinity 2024 là diễn đàn thương mại bán lẻ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không, thu hút hơn 400 lãnh đạo cấp cao và chuyên gia toàn cầu của hơn 80 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh, mỗi doanh nghiệp cần trở thành một đại sứ quảng bá giá trị văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm