Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đấu giá quỹ đất hai bên đường để lấy vốn làm đường vành đai 3 và 4 (TP.HCM)

Lê Anh
- 09:00, 15/05/2021

(DNTO) - Để có vốn xây dưng đường vành đai 3 và 4 (TPHCM) các địa phương có liên quan cần quy hoạch và khai thác quỹ đất 2 bên đường để đấu giá thu tiền làm dự án.

Ngoài ra, cần nghiên cứu các quỹ nhàn rỗi, quỹ dự trữ, quỹ bảo hiểm xã hội đang dư cũng như phát hành trái phiếu Chính phủ, địa phương, vay ODA..., theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.

Hướng tuyến quy hoạch các tuyến đường vành đai xung quanh TPHCM. Ảnh: Lê Anh

Hướng tuyến quy hoạch các tuyến đường vành đai xung quanh TPHCM. Ảnh: Lê Anh

Ngày 14-5 tại TPHCM, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh, thành gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm tháo gỡ vướng mắc, tìm cơ chế để sớm khởi công dự án đường vành đai 3, vành đai 4 (TPHCM).

Tại cuộc họp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, hiện tại Bộ GTVT đang làm báo cáo tiền khả thi. Bộ GTVT đanh tính toán chia ra làm nhiều dự án, mỗi dự án dưới 10.000 tỉ đồng để dễ thực hiện.

Về phương án đầu tư, ông Thể cho biết, dự án nằm trên địa phương nào thì địa phương đó được giao làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ giải phóng mặt bằng, mời gọi đầu tư, triển khai thi công. Còn Bộ GTVT có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục, đôn đốc thực hiện. Tùy theo tình hình nếu dự án nào khó khăn, Chính phủ sẽ hỗ trợ một phần.

Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng đối với đường vành đai 3 năm 2025 phải xong, đường vành đai 4 các địa phương phải làm càng sớm càng tốt. Các địa phương phải tiến hành di dời hạ tầng kỹ thuật, tái định cư, phải làm ngay bây giờ thì mới kịp.

Dù Bộ GTVT muốn đưa dự án về cho các địa phương thực hiện nhưng tại cuộc họp, đại diện các tỉnh có đường vành đai 3 và 4 đi qua gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu đều kiến nghị ưu tiên đầu tư 2 dự án này bằng nguồn ngân sách trung ương.

Mới đây, UBND TPHCM đã có công văn số 1291 gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trả lời về việc không bố trí đủ số vốn 9.734 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng đường vành đai 3.

Khi thấy các địa phương đều kiến nghị bố trí vốn ngân sách trung ương, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng nếu làm theo phương thức cũ, tư duy bao cấp chờ vốn ngân sách sẽ rất khó xong đường vành đai 3, 4.

“Tại hai dự án này, các địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư, các dự án sẽ được đầu tư chủ yếu theo hình thức PPP. Vì vậy, cần thu hút nguồn đầu tư xã hội hóa bằng hình thức PPP” Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương giải phóng mặt bằng tái định cư bằng nguồn ngân sách địa phương; trung ương có hỗ trợ nhưng không nhiều, địa phương phải chủ động huy động các nguồn lực.

Để có vốn đầu tư cho dự án, Phó thủ tướng cho rằng các địa phương cần quy hoạch và khai thác quỹ đất 2 bên đường để đấu giá thu tiền phục vụ lại dự án. Ngoài ra cần nghiên cứu các quỹ nhàn rỗi, quỹ dự trữ, quỹ bảo hiểm xã hội đang dư. Hoặc có thể phát hành trái phiếu Chính phủ, địa phương, vay ODA… cho địa phương vay để làm dự án.

Với các gợi ý như trên, Phó Thủ tướng đặt mục tiêu cho các địa phương làm xong đường vành đai 3 trước 2025; còn đường vành đai 4 hoàn thành càng sớm càng tốt, không để kéo dài đến 2030. Riêng đối với đường vành đai 2 của TPHCM phải xong trong năm 2022.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, đường vành đai 3 TPHCM dài 89km, đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Hiện nay toàn tuyến chỉ mới đầu tư được 16,3km. Bộ GTVT đã chia nhỏ thành các dự án thành phần gồm 1A, 1B, 2, 3 và 4 để phù hợp với việc huy động vốn.

Còn dự án đường vành đai 4 (đi qua TPHCM; Bà Rịa – Vũng Tàu; Long An; Đồng Nai; Bình Dương) dài 197,6km. Hiện nay chỉ mới có 11km được đầu tư và đưa vào khai thác đoạn qua Đồng Nai. Các phân đoạn khác chưa triển khai, hoặc chỉ mới duyệt chủ trương đầu tư.

Tin khác

Bất động sản
Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đề xuất lập trang web chuyên biệt về nhà ở xã hội để công khai các dự án cụ thể, giúp người dân dễ dàng tra cứu và lựa chọn theo nhu cầu. Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc minh bạch thông tin và kết nối giữa các dự án với người dân.
1 ngày
Bất động sản
Dù còn nhiều băn khoăn về phạm vi áp dụng, cơ chế 'xin - cho', nhưng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm được đánh giá là cơ chế đúng đắn và tác động tích cực đến thị trường bất động sản. 
1 ngày
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Bất động sản
Thống kê mới nhất từ Bộ Xây dựng cho thấy, tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội đang rất chậm khi cả nước chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành trong quý III/2024. Điều đó càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
2 ngày
Bất động sản
SonKim Land vừa được vinh danh là “Chủ đầu tư của thập kỷ” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2024, khi liên tục tạo ra những giá trị xuất sắc và đổi mới qua các dự án bất động sản tại Việt Nam suốt một thập kỷ qua.  
4 ngày
Bất động sản
Trong kịch bản rủi ro chính sách của Mỹ với thuế thương mại và lạm phát cao hơn, giới phân tích cho rằng, lãi suất trong nước và lãi suất vay mua nhà có thể sẽ tăng hơn đáng kể so với kỳ vọng dẫn đến tốc độ phục hồi chậm hơn dự kiến đối với ngành bất động sản vào năm 2025.
4 ngày
Bất động sản
Theo chuyên gia, chi phí vốn cho bất động sản đang chịu ảnh hưởng rủi ro lớn hơn rất nhiều so với lãi suất. Vấn đề của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay là tình trạng tắc nghẽn ở các dự án có xu hướng kéo dài, dẫn đến chi phí lãi vay được vốn hóa tăng cao. 
5 ngày
Bất động sản
Trong năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là “ngôi sao” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2025, vị trí này sẽ được nhường lại cho các phân khúc đất nền, biệt thự có tỷ suất sinh lời cao hơn.
1 tuần
Bất động sản
Năm 2024, các công ty bất động sản dự kiến sẽ không đạt được các mục tiêu tài chính do điều kiện thị trường không thuận lợi, việc dòng tiền eo hẹp đang là bài toán nan giải của nhiều doanh nghiệp. Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” khi thị trường có dấu hiệu hồi phục trong năm 2025.
1 tuần
Bất động sản
Phân khúc chung cư cao cấp và chung cư hạng sang giá từ 80 triệu đồng/m² đến hàng tỉ đồng/m² đang chiếm đa số trong nguồn cung tại các thành phố lớn, đang được người giàu quan tâm, tìm mua. Điều này là nguyên nhân chính khiến giá chung cư tăng trưởng mạnh trong thời qua.
1 tuần
Bất động sản
Sở hữu vị trí siêu kết nối, The Beverly Solari được ví như giao lộ hoàng kim giữa lòng đô thị ở tốt nhất Sài Gòn – Vinhomes Grand Park (Thủ Đức). Đây không chỉ là không gian sống đẳng cấp mà còn là chốn đầu tư hoàn hảo, hút dòng tiền đổ về phía Đông TP.HCM.
1 tuần
Bất động sản
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh trong quý III/2024, ghi nhận mức tăng 35-40% tại một số khu vực. Theo dự báo của CBRE, có thể trong vòng 1 - 2 quý tới mặt bằng giá chung cư Hà Nội có thể vượt TP HCM.
1 tuần
Bất động sản
Tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng vào cuối quý III/2024, tăng 9,15% so với đầu năm, với tín dụng cho kinh doanh tăng 29,18%. Bên cạnh tác dụng tích cực là hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, cũng không thể phủ nhận rằng tình hình náo nhiệt này cũng có phần do "đầu cơ".
2 tuần
Bất động sản
Môi giới bất động sản có vai trò là cầu nối trong hoạt động mua bán bất động sản. Trong lúc giá bất động sản tăng nóng như hiện nay, nghề môi giới ngành này này lại tiếp tục được đưa ra bàn luận, đặc biệt là hiện tượng "ăn chênh giá".
2 tuần
Bất động sản
Theo chuyên gia, nếu đầu tư bất động sản khu vực phía Bắc, cần xem xét nhu cầu và các yếu tố tác động đến thị trường, cân đối khi yếu tố giá đang tăng mạnh. Trong khi đó, phía Nam lại đang có cơ hội lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người có tài chính trung bình muốn đầu tư lâu dài.
3 tuần
Xem thêm