Thứ tư, 16/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe mất đi, nhưng ảnh hưởng của ông sẽ tồn tại rất lâu!

Hải Ngư
- 15:05, 09/07/2022

(DNTO) - Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã qua đời, nhưng ảnh hưởng của ông sẽ còn hằn nét rất sâu. Bởi vị cựu Thủ tướng tại vị lâu nhất nước Nhật này thực sự đã trở thành chính trị gia biến đổi hàng đầu trong lịch sử sau Thế chiến II của đất nước Phù Tang.

 

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

 

Vào thời điểm Nga đưa quân vào Ukraine, cựu Tổng thống Abe đã mãn nhiệm. Tuy nhiên ảnh hưởng của ông vẫn hiển hiện rõ ràng khi Nhật Bản, sau 10 tuần do dự, tuyên bố sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu than và dầu của Nga.

Chưa hết, ông Abe còn thúc đẩy xa hơn khi cho rằng đã đến lúc xứ Phù Tang phải thiết lập một số loại thỏa thuận chia sẻ hạt nhân với Hoa Kỳ, phá vỡ điều cấm kỵ lâu năm của nước này về chuyện sở hữu một kho vũ khí làm của riêng. Những nỗ lực này của ông là nhằm nới lỏng các hạn chế mà quốc gia phải chịu từ thời hậu chiến sau khi thất trận. 

Có một điều không trọn vẹn là trong nhiệm kỳ thủ tướng kỷ lục của mình, ông Shinzo Abe chưa bao giờ đạt được mục tiêu theo đuổi là sửa đổi Hiến pháp để biến đất nước trở lại là “quốc gia bình thường”, tức có thể sử dụng quân đội để hỗ trợ lợi ích nước nhà như bất kỳ quốc gia nào khác.

Ông cũng không phải là nhân vật khôi phục được lợi thế công nghệ và sức mạnh kinh tế của Nhật Bản về mức đáng sợ như thời kỳ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Tuy nhiên, vụ ám sát ông ở thành phố Nara hôm thứ Sáu vừa qua là một lời nhắc nhở dư luận cho thấy, ông Abe vẫn cố gắng trở thành chính trị gia “biến đổi nhất” trong lịch sử hậu Thế chiến II của đất nước Mặt trời mọc.

1200x-1

Trong suốt thời kỳ tại vị, ông Abe đã dành nhiều tiền cho quốc phòng hơn hầu hết các chính trị gia trước đó, và chính là tác giả của những cuốn sách về khả năng quân sự cũng như tình báo của Nhật. Ông là nhân vật hiểu rõ giới hạn sức mạnh của quốc gia...

Giờ đây vụ ám sát tuy có làm sụp đổ hình ảnh một nước Nhật không súng đạn đấy, nhưng ảnh hưởng của ông vẫn sẽ lâu dài.

Cựu Thủ tướng Shinzo Abe qua đời, một mất mát cho thế giới

Tổng thống Mỹ, Joe Biden, thú nhận là đã choáng váng và vô cùng đau buồn trước vụ việc, xem đây là một bi kịch cho nước Nhật và cho tất cả những ai từng biết Shinzo Abe. Tổng thống Biden đánh giá cao ông Abe vì cảm kích một điều, đó là ngay tại thời điểm bị tấn công, vị cựu Thủ tướng nước Nhật vẫn tham gia vào công việc của một công dân tốt của nền dân chủ.

Còn ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, lại ca ngợi tầm nhìn tuyệt vời của vị chính trị gia xứ hoa anh đào. Ông cũng đề cập đến các chính sách mang tính bước ngoặt của Shinzo Abe, bao gồm sáng kiến “Abenomics” táo bạo nhằm cải cách và khởi động nền kinh tế đang chùn bước của đất nước Mặt trời mọc, cũng như những nỗ lực tăng cường quân đội, vượt rào các cam kết áp đặt đối với chủ nghĩa hòa bình mà Nhật phải chịu sau chiến tranh thế giới thứ hai.

japan

Tehran, trong khoảnh khắc đồng cảm hiếm hoi với Washington, cũng lên án vụ xả súng, xem đó là hành động khủng bố. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cũng bày tỏ: “Là một quốc gia từng là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố và đã mất đi những nhà lãnh đạo vĩ đại vào tay các nhóm này, chúng tôi đang theo dõi và quan tâm tin tức một cách chặt chẽ”.

Trên khắp châu Á, các nhân vật đồng cấp cũng đã bày tỏ lòng kính trọng đối với một người đàn ông đã ủng hộ thương mại tự do như ngài Abe.

Riêng Thủ tướng Australia, Anthony Albanese, nhận định một cách đầy thân thiết. Theo ông, dưới thời ông Abe, Nhật Bản đã nổi lên như một trong những đối tác cùng chí hướng nhất của Australia ở châu Á. Anthony đánh giá di sản của cựu Thủ tướng Nhật là một trong những tác động toàn cầu, và là một “của để dành” tích cực và sâu sắc đối với Australia.

1200x-1 (1)

Tổng thống Hàn Quốc, Yoon Suk-yeol, đã mô tả vụ xả súng là hành động tội ác không thể tha thứ đi kèm lời chia buồn. Châu Âu cũng dậy sóng trước tin tức về vụ tấn công. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã gửi lời chia buồn trước tin tức khủng khiếp về vụ ám sát tàn bạo, một hành động bạo lực kinh khủng không thể có lý do biện minh.

Thủ tướng Anh, Boris Johnson, cũng đã dẹp sang một bên những rắc rối chính trị riêng để dành lời đánh giá cao vai trò lãnh đạo toàn cầu của Ngài Abe qua những thời kỳ chấp chánh. Còn Thủ tướng Ý, Mario Draghi,lại đặc biệt ca ngợi tinh thần đổi mới và tầm nhìn cải cách của người đồng nghiệp kiêm đồng cấp Abe. Bên cạnh lời chia buồn của ông còn có cả của đại diện Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Pháp cùng nhiều nước khác.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chính quyền các quốc gia từ châu Âu đến châu Á đang chuẩn bị cho một chặng đường gập ghềnh khi chiến tranh thương mại leo thang.
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sáp nhập, hợp nhất.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trên các công trường 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, từng mũi thi công ngày đêm chạy đua với thời gian bảo đảm thông xe toàn tuyến đúng dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Hai ngày sau khi chính quyền Mỹ công bố sẽ miễn áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm điện tử vào hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Donald Trump cảnh báo đây chỉ là giải pháp tạm thời và là một phần của kế hoạch thuế toàn phần.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc thương chiến mà Mỹ khơi mào với Trung Quốc, dù xuất phát từ những lo ngại chính đáng về thâm hụt thương mại và các tập quán kinh tế bị cho là không công bằng, đang dần bộc lộ những bất lợi sâu sắc mà chính Washington phải gánh chịu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%. Đây là lần thứ ba trong vòng 3 ngày qua Bắc Kinh tăng thuế quan đối với hàng hóa Mỹ.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Khởi nguồn từ những bất đồng sâu sắc về thương mại, mối quan hệ song phương này đã leo thang thành một cuộc giằng co quyền lực toàn diện, định hình lại trật tự thế giới.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 sẽ thảo luận hàng loạt chủ trương lớn mang tính đột phá, bởi như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 9/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Rạng sáng 10/4, giờ Việt Nam, một cơn địa chấn đã rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố một loạt các biện pháp thuế quan mới.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Phản ứng từ các quốc gia trên toàn thế giới rất đa dạng, bao gồm việc áp đặt thuế quan trả đũa, tiến hành các cuộc đàm phán thương mại mới, nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại và thực hiện những chính sách trong nước để hỗ trợ các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM có thể chững lại, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Điều này buộc thành phố đặt ra các kế hoạch, giải pháp căn cơ hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời giữ vững các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
EU đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập một cơ chế theo dõi tình trạng chuyển hướng thương mại có thể xảy ra do thuế quan, nhằm đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ thương mại song phương.
6 ngày
Xem thêm