Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cuộc chạy đua chinh phục không gian vũ trụ của các tỷ phú

Thiên Kim
- 07:34, 08/02/2021

(DNTO) - Cùng với những tiến bộ công nghệ, thì việc đưa con người vào vũ trụ là một trong những mục tiêu của Jeff Bezos, Elon Musk và một loạt các nhà đầu tư khao khát.

 SpaceX hay Blue Origin

Cuối năm nay, Jeff Bezos, người đầu tiên đã dẫn dắt một doanh nghiệp từ con số không đến mức định giá nghìn tỷ đô la, sẽ từ chức khỏi vị trí người đứng đầu Amazon. Với sự mong đợi từ một tỷ phú công nghệ, mục tiêu của ông là hướng đến một thành tựu lớn hơn và đầy tiềm năng: không gian vũ trụ (outer space).

Bezos sẽ dành nhiều thời gian hơn cho cuộc chạy đua không gian giữa các đối thủ doanh nhân đang kỳ vọng thúc đẩy ranh giới xã hội và thương mại vượt ra ngoài hành tinh Trái đất.

Jeff Bezos ra mắt tàu đổ bộ mặt trăng thăm dò không gian của Blue Origin ở Washington. Ảnh: TL

Jeff Bezos ra mắt tàu đổ bộ mặt trăng thăm dò không gian của Blue Origin ở Washington. Ảnh: TL

Công ty vũ trụ của Bezos, Blue Origin, đã hoàn thành nhiệm vụ thứ 14 vào tháng trước: mang thành công một hình nộm “Mannequin Skywalker” vào không gian.

Cụ thể tên lửa New Shepard đã phóng từ bãi phóng riêng của công ty ở phía Tây Texas, mang theo một khoang phi hành đoàn được nâng cấp có chứa một hình nộm thử nghiệm có tên “Mannequin Skywalker”. Chương trình New Shepard được thiết kế để đưa sáu khách du lịch vào vũ trụ trên một chuyến bay quỹ đạo phụ, nơi họ có thể trải nghiệm khoảng ba phút không trọng lượng. Tổng thời gian bay cho bài kiểm tra cụ thể này là 10 phút 10 giây. Điều này đặt niềm tin rằng những chuyến du lịch tương đối rẻ cho con người vào không gian sẽ không còn xa.

Điều đó cuối cùng sẽ mang lại lợi nhuận trên 1 tỷ đô la (730 triệu bảng Anh) cổ phiếu Amazon mà Bezos phải bán hàng năm để tài trợ cho dự án. Blue Origin là một trong bốn dự án được ông chủ Amazon đánh dấu là có khả năng nhận được sự chú ý của ông hiện nay.

Một tên lửa Blue Origin cất cánh từ bệ phóng của nó ở Texas. Ảnh: AP

Một tên lửa Blue Origin cất cánh từ bệ phóng của nó ở Texas. Ảnh: AP

Sự cạnh tranh ở tầng bình lưu (tầng bình lưu hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển trên trái đất và một số hành tinh, nằm ngay phía trên tầng đối lưu và ở phía dưới của tầng trung lưu.) chắc hẳn sẽ gay gắt như trong lĩnh vực bán lẻ.

SpaceX của tỉ phú đối thủ Elon Musk được cho là đi trước Blue Origin. Mặc dù một chuyến bay thử nghiệm không người lái vào tháng 1/2021 kết thúc, chiếc Starship hình viên đạn kết thúc trong biển lửa. Mọi thứ dường như đang diễn ra tốt đẹp khi Starship 160ft (50m) lật nghiêng và bắt đầu hạ cánh nhưng nó đã đâm sầm vào mặt đất… Điều đó không thể ngăn cản mục tiêu Musk phát triển Starship để chở người lên sao Hỏa vào năm 2024.

Tên lửa Starship SN8 của SpaceX phát nổ khi đáp xuống.

Tên lửa Starship SN8 của SpaceX phát nổ khi đáp xuống.

SpaceX và Blue Origin hiện đang nghiên cứu thiết kế tàu đổ bộ mặt trăng theo hợp đồng với Nasa trị giá gần 1 tỷ USD, cùng với Dynetics - một công ty con của nhà thầu quốc phòng Leidos. Những hợp đồng đó chỉ bao gồm 10 tháng làm việc và Nasa sẽ đánh giá nỗ lực của từng công ty trước khi thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm chỉ với một trong số họ.

Elon Musk nói rằng thuộc địa hóa sao Hỏa có thể là cứu tinh của nhân loại. Ảnh: Getty Images

Elon Musk nói rằng thuộc địa hóa sao Hỏa có thể là cứu tinh của nhân loại. Ảnh: Getty Images

Đưa con người lên mặt trăng và xa hơn nữa là một phần quan trọng trong tầm nhìn của cả Musk và Bezos khi cả hai đều cho rằng có thể sắp đến ngày tận thế. Bezos đã nói vào năm 2019 về một nghìn tỷ con người cư trú trong hệ mặt trời, vượt xa các nguồn tài nguyên của Trái đất. Musk đã nói rõ niềm tin của mình rằng một thuộc địa trên sao Hỏa có thể cứu nhân loại. Quan điểm đó bị chỉ trích nặng nề bởi một số nhà bảo vệ môi trường, những người cho rằng chúng ta nên tập trung vào việc tôn trọng giới hạn của hành tinh mà chúng ta đang sống.

Nguồn vốn đầu tư và những rủi ro

Đã có một cuộc cách mạng của khu vực tư nhân trong ngành công nghiệp vũ trụ, khi sự nhiệt tình của chính phủ Hoa Kỳ đối với khoản chi tiêu khổng lồ suy yếu.

Giáo sư Loizos Heracleous, người viết nhiều về hoạt động kinh doanh không gian của Trường Kinh doanh Warwick cho biết các công ty thương mại hiện chiếm khoảng 80% trong tổng số 424 tỷ USD ngành công nghiệp vũ trụ toàn cầu.

Hầu hết ngành công nghiệp tập trung vào công nghệ thông tin, nhưng các chuyên gia tin rằng nỗ lực của các tỷ phú sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, với sự khởi đầu của du lịch vũ trụ, sản xuất trạm vũ trụ không gian và hơn thế nữa. Người đồng sáng lập Google, Larry Page đã ủng hộ Planetary Resources, một công ty khởi nghiệp với hy vọng khai thác các tiểu hành tinh, tuy các nhà phân tích tin rằng việc khai thác tài nguyên thành công có thể mất nhiều thập kỷ.

Richard Branson cầm mô hình máy phóng vệ tinh One. Ảnh: Getty

Richard Branson cầm mô hình máy phóng vệ tinh One. Ảnh: Getty

Sir Richard Branson dự đoán Virgin Galactic, công ty du lịch không gian do ông thành lập, sẽ bay vào vũ trụ lần đầu tiên vào năm 2009.

Tuy nhiên, bất chấp những khởi đầu sai lầm và một vụ tai nạn chết người vào năm 2014, các nhà phân tích tại UBS (một công ty toàn cầu cung cấp các dịch vụ tài chính tại hơn 50 quốc gia) cho biết Virgin Galactic sẽ đưa ra “cách duy nhất cho khách hàng gia nhập câu lạc bộ phi hành gia gồm 560 thành viên trong năm năm tới”. Virgin Galactic có thể có hành khách trả tiền cho dịch vụ không gian trong năm nay. Sự tập trung ban đầu vào du lịch vũ trụ cuối cùng có thể nhường chỗ cho du lịch siêu thanh sử dụng công nghệ tương tự.

Công nghệ rẻ hơn - như “khối lập phương” có kích thước bằng một ổ bánh mì - có nghĩa là nhiều người chơi hơn có thể tham gia vào ngành không gian vũ trụ. Làn sóng toàn cầu của các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận đã đặt cược vào làn sóng kiếm tiền dễ dàng mà phần lớn thông qua các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (Special Purpose Acquisition Companies - Spac) - những phương tiện “séc ký khống” (blank-cheque) để huy động tiền trên các sàn chứng khoán trước khi mạnh dạn tìm kiếm các khoản đầu tư.

Spac đã khiến một số nhà đầu tư lo lắng về việc kiếm tiền quá dễ dàng, nhưng đó là nguồn cung cấp vốn. Astra, một công ty tên lửa có trụ sở tại California do một cựu giám đốc công nghệ của Nasa thành lập, cũng vừa tuyên bố sẽ sử dụng thương vụ sáp nhập với Spac để niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq, với mức định giá 2,1 tỷ USD.

Còn Momentus, một công ty nhằm mục đích vận chuyển “chặng cuối cùng” trong không gian, đã thông báo vào tháng 10 năm ngoái rằng họ cũng sẽ sử dụng tuyến đường Spac, với mức định giá hàng tỷ đô la.

Tổng ngành công nghiệp vũ trụ có thể tăng thêm 1 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Ron Epstein, nhà phân tích hàng không vũ trụ tại Bank of America Merrill Lynch

Ron nhận thấy một bước ngoặt khi có sự kết hợp giữa các cải tiến công nghệ và vốn, khiến du lịch vũ trụ và sản xuất trong không gian - trạm vũ trụ, hoặc thậm chí dược phẩm - ngày càng khả thi.

Ông nói, các nhà đầu tư lắm tiền (deep-pocketed investors) đang đóng một vai trò tương tự như những người tiền nhiệm đã giúp hàng không vũ trụ phát triển thành một ngành công nghiệp toàn cầu.

Giáo sư Loizos Heracleous cho biết: “Những tai nạn đối với SpaceX và những tay chơi thương mại khác cho thấy rằng hoạt động du hành vũ trụ (space-faring) là không thể đoán trước và nguy hiểm. Nhưng đây là cái giá phải trả cho việc giải quyết những thách thức và thúc đẩy giới hạn của công nghệ và cuối cùng là nhân loại”.

Phi hành gia Jasmin Moghbeli tốt nghiệp tại Trung tâm Không gian Johnson ở Houston Texas, vào ngày 10 tháng 1 năm 2020. Cô là một trong số những người đầu tiên tốt nghiệp theo chương trình Artemis của Nasa, nhằm mục đích bắt đầu các sứ mệnh lên Mặt trăng và cuối cùng là tới sao Hỏa (Ảnh: Getty)

Phi hành gia Jasmin Moghbeli tốt nghiệp tại Trung tâm Không gian Johnson ở Houston Texas, vào ngày 10 tháng 1 năm 2020. Cô là một trong số những người đầu tiên tốt nghiệp theo chương trình Artemis của Nasa, nhằm mục đích bắt đầu các sứ mệnh lên Mặt trăng và cuối cùng là tới sao Hỏa (Ảnh: Getty)

Dù đó là một ngành kinh doanh vốn có nhiều rủi ro nhưng các chính phủ vẫn tham gia. Chính phủ Anh có thể mất trắng khi đầu tư 400 triệu bảng vào OneWeb, một công ty vệ tinh đã phá sản. Chương trình khám phá mặt trăng của NASA (Mỹ) vẫn tiếp tục với mục tiêu của chương trình Artemis sẽ đưa người phụ nữ Mỹ đầu tiên hoặc người đàn ông tiếp theo lên Mặt trăng vào năm 2024.

Tuy nhiên, bằng cách giảm chi phí tiếp cận không gian, cuộc đua của các tỷ phú này có thể mang lại những lợi ích chưa được biết đến cho thế giới, ngay cả khi mối đe dọa hiện hữu từ cuộc khủng hoảng khí hậu xuất hiện.

Jim Cantrell, người đã từng làm việc với Musk tại SpaceX trong những ngày đầu thành lập, tìm nguồn cung ứng tên lửa, cho biết thành công của công ty đã giúp các dự án không gian khác bắt đầu dễ dàng hơn, bao gồm cả công ty mới nhất của anh, Phantom Space, nhằm giảm chi phí phóng bằng cách sản xuất hàng loạt tên lửa nhỏ.

Cantrell cho biết khả năng tiếp cận không gian rẻ hơn đã bắt đầu một cái gì đó giống như “Nền kinh tế thế giới mới” theo sau sự khám phá ra châu Mỹ: “Nó vượt xa sức tưởng tượng.”

Tin khác

Công nghệ Số hóa
OpenAI và đối tác phi lợi nhuận của công ty là Common Sense Media đã ra mắt khóa đào tạo miễn phí dành cho các giáo viên, với mục đích giải thích thêm về trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật một cách nhanh chóng.
8 giờ
Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1 ngày
Xu thế
Microsoft hiện đang giới thiệu mẫu PC thu nhỏ mới chuyên dụng mới cho dịch vụ đám mây Windows 365, được thiết kế với mục đích kết nối các nhân viên công ty với các thiết bị và tập tin trên đám mây.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Đơn vị viễn thông của Softbank sẽ là khách hàng đầu tiên sở hữu con chip Blackwell mới nhất của Nvidia - con chip mà Nvidia cho rằng được thiết kế tốt nhất cho siêu máy tính.
1 tuần
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Theo CEO của công ty công nghệ sức khỏe Oura, Apple sẽ không công bố mẫu nhẫn thông minh mới, bất chấp có những đồn đoán rằng gã khổng lồ công nghệ này có thể cân nhắc tham gia sản xuất danh mục sản phẩm này.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
An toàn thông tin
Chuyên gia cho rằng cần có hành lang pháp lý để kiểm soát sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng nên quy trách nhiệm cho người dùng AI chứ không phải bản thân AI.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
OpenAI đang hợp tác với Broadcom và TSMC để phát triển con chip nội bộ đầu tiên được thiết kế nhằm hỗ trợ các hệ thống trí tuệ nhân tạo của công ty, đồng thời công ty cũng bổ sung chip AMD và Nvidia để đáp ứng nhu cầu gia tăng về cơ sở hạ tầng.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Apple vừa công bố phiên bản iMac sử dụng con chip M4 mới nhất của hãng. Giá khởi điểm của chiếc máy là 1.299 USD, người dùng có thể đặt hàng trước khi máy được chính thức phát hành vào ngày 8/11.
3 tuần
Xu thế
Theo chuyên gia, khi 5G bùng nổ thì các thiết bị công nghệ ứng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật cũng bùng nổ, con chip vì thế sẽ có mặt trong rất nhiều sản phẩm thông dụng của đời sống.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Apple vừa phát hành phiên bản thử nghiệm của một loạt các tính năng Apple Intelligence, trong đó bao gồm cả việc tích hợp với ChatGPT.
4 tuần
Công nghệ Số hóa
Arm Holdings đang hủy bỏ những giấy phép cho phép đối tác là Qualcomm sử dụng tài sản trí tuệ để thiết kế chip trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý giữa hai công ty đang diễn ra.
4 tuần
Xem thêm