Thứ bảy, 17/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chạy theo công nghệ tài chính, bất động sản, startup Việt Nam đang bỏ quên nông nghiệp

Huyền Trang
- 17:30, 14/01/2022

(DNTO) - So với lực lượng startup hùng hậu thuộc các lĩnh vực như fintech (công nghệ tài chính), thương mại điện tử hay proptech (công nghệ bất động sản), thì số lượng startup thuộc agri-foodtech (công nghệ trong nông nghiệp và thực phẩm) chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nông nghiệp là một lĩnh vực tiềm năng nhưng nhiều thách thức đối với các startup Việt. Ảnh: T.L.

Nông nghiệp là một lĩnh vực tiềm năng nhưng nhiều thách thức đối với các startup Việt. Ảnh: T.L.

Kéo startup vào nông nghiệp – câu chuyện từ Israel

Theo Startup Blink (Trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu), năm 2021 số lượng startup trong ngành foodtech chiếm 2,8% tổng startup trên thế giới, trong đó, số lượng kì lân (định giá trên 1 tỷ USD) chỉ chiếm 0,3%.

Tại Việt Nam, số lượng startup trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm cũng rất thưa thớt. Trong năm 2021, số lượng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm chủ yếu chảy vào startup thuộc lĩnh vực fintech, proptech, bán lẻ, thương mại điện tử, y tế, giáo dục. Việc thiếu các sáng kiến, ý tưởng và sản phẩm đổi mới sáng tạo từ startup khiến ngành nông nghiệp Việt Nam chưa thể bứt phá.

Nhìn ra thế giới, Israel - quốc gia khởi nghiệp nổi tiếng với những phát kiến về tăng trưởng nông nghiệp, mặc dù điều kiện thổ nhưỡng không mấy màu mỡ. Theo Startup Nation Central, số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực foodtech tại Israel rất đáng kinh ngạc: 500 startup ở thời điểm hiện tại.

Ngay cả trong đại dịch, 290 triệu USD đã được rót vào các Agri-FoodTech của Israel vào năm 2020, chỉ giảm 50 triệu USD so với năm 2019 là 320 USD của năm 2019. Nguồn vốn đầu tư vào công nghệ nông nghiệp và thực phẩm Israel chủ yếu được chuyển vào các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và cảm biến, lưu trữ dữ liệu, robot, giải pháp sinh học và công nghệ nước.

Nhờ việc tham gia đông đảo của các startup trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chỉ trong thời gian ngắn, quốc gia Trung Đông này đã chuyển từ tình trạng thiếu lương thực đến tự túc lương thực, thực phẩm và trở thành một điển hình nông nghiệp của thế giới.

Vì sao startup Việt không mặn mà với nông nghiệp?

Startup trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ thực phẩm tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Ảnh: Bambuup.

Startup trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ thực phẩm tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Ảnh: Bambuup.

Ông Nhật Nguyễn Co-founder, CEO Otrafy (startup foodtech giành quán quân Cuộc khi Khởi nghiệp Quốc gia 2021 và đại diện Việt Nam tham dự Startup World Cup 2022) chia sẻ, trong hơn 10 năm qua, các nền kinh tế nông nghiệp lớn trên thế giới như Israel, Úc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Hoa Kỳ đã chứng kiến ngày càng nhiều startup hợp tác chặt chẽ với các ông lớn trong ngành sản xuất thực phẩm để thử nghiệm các giải pháp công nghệ sáng tạo. Có những công nghệ thượng nguồn (Upstream) được sử dụng trong trang trại và công nghệ trung nguồn (midstream) nhằm giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng về tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc và thực phẩm an toàn.

Thế nhưng, ở Việt Nam sử dụng chủ yếu công nghệ ở hạ nguồn (downstream), hướng đến người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi cung ứng với giải pháp như quét mã QR sản phẩm. Theo ông Nhật, mặc dù điều này đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng nhưng nó không mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

“Trong vài năm qua, sự thúc đẩy số hóa chung của Chính phủ đã cho phép nhiều công nghệ tiến lên phần thượng nguồn (upstream) để tăng năng suất cũng như thu thập được nhiều thông tin thị trường hơn. Tuy hầu hết các công nghệ mới đã triển khai thành công ở nước ngoài, nhưng vẫn có khả năng gặp sự cố khi triển khai tại Việt Nam. Ngành nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam rất độc đáo vì nó đã từng được hình thành từ nhiều doanh nghiệp nhỏ và lẻ. Khi ngành công nghiệp đang trong quá trình hợp nhất nên sẽ có nhiều cơ hội hơn để tăng trưởng trong thập kỷ tới”, ông Nhật nói.

Ngành nông nghiệp Việt Nam còn manh mún, tư duy sản xuất từ người nông dân cho đến nhiều doanh nghiệp chưa cải thiện, khiến startup chùn chân.

Ông Adam Lyle Co-founder, CEO tại Padang & Co (đơn vị tư vấn chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp), cũng thừa nhận, ngành nông nghiệp Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất lớn nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức. Để vượt qua những thách thức này, cần có những giải pháp mang tính thân thiện với người nông dân và thân thiện với môi trường.

“Nói phát triển bền vững ngành nông nghiệp không phải là mốt mà là cấp bách. Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp là một thành phần quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và chi phí về lâu dài. Điểm khởi đầu cho nông nghiệp kỹ thuật số là hiểu nhu cầu của nông dân và đất đai, chứ không phải công nghệ. Các nhà phát triển giải pháp cần dành nhiều thời gian đến đồng ruộng với nông dân để hiểu nhu cầu, động cơ và các rào cản trong việc tiếp nhận của họ để công nghệ có thể được giới thiệu và sử dụng hiệu quả hơn”, ông Adam Lyle nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, một trong những cơ hội đáng chú ý cho startup agri-foodtech ở Việt Nam là việc 1/3 sản lượng cây trồng bị mất trước khi đến các nhà máy chế biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ này cũng đồng nghĩa với việc cơ hội khởi nghiệp còn nhiều.

“Chưa bao giờ có thời điểm tốt hơn để tham gia vào agri-foodtech nhưng hãy đảm bảo rằng bạn có sự kiên nhẫn vì kết quả cần có thời gian”, ông Adam Lyle khuyến nghị.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
4 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cuộc gặp gỡ lần này đặt nền tảng cho việc xây dựng những chương trình hợp tác sâu rộng, mang tính ứng dụng cao, nhằm đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cộng đồng nữ doanh nhân Việt Nam.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tham gia chương trình Tick xanh trách nhiệm, nhà sản xuất phải giám sát chặt chẽ nguồn nguyên liệu; nhà phân phối tham gia kiểm soát hàng hóa theo quy trình; còn người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm và có lựa chọn mua sắm đúng đắn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vận hành mạnh mẽ, trang bị, tiện nghi không xe cỡ C nào so được trong khi chi phí nhàn tênh là động lực lớn để cộng đồng chủ xe VinFast VF 7 đang háo hức lên kế hoạch tổ chức các chuyến xuyên Việt trong mùa hè này.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Viettel dẫn đầu về tốc độ mạng di động trong tháng 4/2025 trong bối cảnh chất lượng mạng di động băng rộng cả nước ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Kỹ thuật bao quả xoài bằng túi chuyên dụng đã trở thành biện pháp canh tác phổ biến tại huyện Yên Châu, Sơn La, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Gần một tháng nữa, xoài tròn Yên Châu vào vụ thu hoạch. Những ngày này, vùng xoài tròn được cấp chỉ dẫn địa lý tại các xã Chiềng Pằn, Sặp Vạt, bà con nông dân đang tích cực thăm vườn, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp sản xuất an toàn, đảm bảo năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, Sơn La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
1 tuần
Trung ương hội
Với sự chủ động, sáng tạo và tinh thần tiên phong, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đang khẳng định vai trò là lực lượng xung kích trong thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị – góp phần xây dựng nền kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và vươn tầm khu vực, thế giới.
1 tuần
Hoạt động Hội
Trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu… Làm được điều đó, chính là nhờ một thế hệ doanh nhân không chỉ giỏi giang mà còn giàu lòng yêu nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại cuộc họp thường niên được mong đợi của Berkshire Hathaway diễn ra vào ngày 3/5/2025, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã gây bất ngờ lớn khi tuyên bố ý định từ chức Giám đốc điều hành (CEO) vào cuối năm nay. Phó Chủ tịch Greg Abel, vốn được xem là người kế nhiệm tiềm năng, sẽ chính thức tiếp quản vai trò lãnh đạo tập đoàn trị giá nghìn tỷ USD này. 
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP.HCM, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.
1 tuần
Xem thêm