Chủ nhật, 02/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

CEO Quỳnh Hạnh và hành trình đưa sách Việt đến 9 nước châu Âu, châu Mỹ

Huyền Trang (thực hiện)
- 09:37, 24/10/2021

(DNTO) - Với mong muốn mọi đứa trẻ sinh ra trong các gia đình kiều bào đều có thể tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ, một cô gái Việt sống tại Phần Lan đã bắt tay khởi nghiệp với mô hình Tiệm sách tiếng Việt tại nước ngoài. Chưa đầy nửa năm, sách Việt đã hiện diện tại 9 nước châu Âu và Bắc Mỹ.

Nguyễn Quỳnh Hạnh - CEO và Founder của Tiệm Mọt - Tiệm sách Việt ở nước ngoài. Ảnh: T.L.

Nguyễn Quỳnh Hạnh - CEO và Founder của Tiệm Mọt - Tiệm sách Việt ở nước ngoài. Ảnh: T.L.

Vì sao, bắt đầu từ đâu mà cô gái ấy có ý tưởng để chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn kiều bào gốc Việt và con cái họ có cơ hội tiếp cận sách Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ? Doanh Nhân Trẻ đã có cuộc trao đổi thú vị với "chủ tiệm sách" này. 

Phóng viên: Nếu có vài phút đứng trước nhà đầu tư, chị sẽ giới thiệu gì về startup của mình?

CEO Tiệm Mọt: Tôi là Nguyễn Quỳnh Hạnh, Founder của Tiệm Mọt – Tiệm sách tiếng Việt tại nước ngoài. Hiện tôi sống và làm việc tại Phần Lan. Trước đây tôi từng theo học ngành Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Ngoại thương Hà Nội và có 5 năm kinh nghiệm về ngành dịch vụ khách hàng tại một hãng hàng không của Đài Loan.

Tiệm Mọt có website là tiemmot.com. Trong hơn 6 tháng đầu tiên hoạt động, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống chi nhánh tại hơn 9 nước châu Âu và Bắc Mỹ, với hơn 10.000 lượt theo dõi trên các fanpage và group. Chúng tôi mong muốn mang sách Việt đến bất cứ nơi nào có người Việt và có nhu cầu về sách Việt.

Lợi thế cạnh tranh của Tiệm Mọt là có nhiều chi nhánh ở nhiều nước, mỗi chi nhánh đều có người phụ trách am hiểu thị trường nên có thể hiểu văn hóa đọc của từng nước. Không phải cứ bê nguyên mô hình của chi nhánh này sang chi nhánh khác là được mà cần phải thay đổi theo từng thị trường.

Ngoài ra, độ phủ sóng rộng giúp Tiệm Mọt tạo được niềm tin cho khách hàng. Ví dụ, bình thường khách ở Phần Lan muốn mua hàng tặng bạn ở Đức thì thời gian vận chuyển phải mất từ 2-3 tuần, nhưng khi có chi nhánh ở nhiều nước, chỉ mất 1-2 ngày là khách có thể nhận được hàng.

Bên cạnh đó, Tiệm Mọt cũng có những hoạt động phi cộng đồng như Tủ sách cho tặng, mà Tiệm Mọt là cầu nối, nhận sách từ những người cho, đưa lên website để những người muốn nhận có thể lấy sách với mức giá từ 0 Euro. Tiệm Mọt rất hy vọng có thể vươn xa hơn nữa trong tương lai để phục vụ những người xa quê.

Empty

Các gia đình đều muốn con cái giỏi giang nhưng không ai muốn một ngày bố mẹ hỏi con bằng tiếng Việt nhưng con lại trả lời bằng tiếng nước ngoài.

CEO Nguyễn Quỳnh Hạnh

* Khởi nghiệp trong một thị trường được coi là khá “ngách”, đâu là “mồi lửa” giúp chị nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp và có thể “cháy hết mình” với Tiệm Mọt?

- Câu chuyện bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, khi nhìn thấy chồng mình ôm con gái, hát những bài hát về Hà Nội, và thủ thỉ với bé rằng: “Con ơi, con là người Việt Nam nhé, con nhớ chưa?”, lúc đó trong lòng tôi trào lên niềm xúc động vì khi xa mình mới cảm thấy yêu và nhớ Hà Nội đến nhường nào. Và tôi cũng muốn con gái của mình biết về Việt Nam, coi đó là một phần trong cuộc sống của bé. Khi đó, trăn trở trong tôi là làm sao giúp con có thể hòa nhập được cuộc sống tại Phần Lan nhưng vẫn giữ được tiếng Việt.

Đúng thời điểm đó, Cơ quan Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và em bé ở Phần Lan nhờ chúng tôi tư vấn về việc giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ cho các gia đình song ngữ. Tôi rất trân trọng điều đó vì đất nước của họ quan tâm đến việc này. Trong những buổi đó, họ nói rằng cách tốt nhất là thường xuyên nói tiếng Việt, đọc sách tiếng Việt với con, phải làm cho con hiểu rằng ngôn ngữ là một di sản cần trân trọng và đáng tự hào.

Tuy nhiên, khi đó dịch Covid-19 hoành hành ở châu Âu, tôi không thể ra ngoài mua sách và cũng không tìm được nơi nào bán sách tiếng Việt ở Phần Lan và châu Âu. Lúc đó, gia đình tôi đã phải mua sách nổi tiếng của nước ngoài dành cho thiếu nhi, dịch ra tiếng Việt và kể cho con. Thậm chí, chúng tôi còn có ý định sau này con lớn mà không có sách, mình sẽ tự dịch và viết ra, dán lên sách. Từ đó, tôi nghĩ rằng có rất nhiều ông bố, bà mẹ có nhu cầu giữ gìn tiếng Việt cho con như mình và ý tưởng mở Tiệm Mọt ra đời.

Các gia đình đều muốn con cái giỏi giang nhưng không ai muốn một ngày bố mẹ hỏi con bằng tiếng Việt nhưng con lại trả lời bằng tiếng nước ngoài. Tôi luôn nghĩ ngôn ngữ là cầu nối giữa bố mẹ và con cái. Dù hàng ngày con có thể giao tiếp với người khác bằng tiếng nước ngoài nhưng buổi tối khi về nhà, con có thể tâm sự với bố mẹ bằng tiếng Việt.

Nhiều người hiện nay vẫn muốn giữ văn hóa đọc. Khi tôi gửi sách cho khách hàng, có nhiều người nhắn lại rằng: “Chị ơi, lâu lắm em mới được ngửi mùi sách mới”, hay “Cảm ơn em đã mang sách Việt sang đây”. Lúc đó tôi rất xúc động vì cảm thấy mình đang làm một việc ý nghĩa.

* Đặt tên cho doanh nghiệp cũng là cách để xây dựng thương hiệu và tạo ấn tượng với khách hàng. Xuất phát từ đâu mà startup của chị được đặt tên là Tiệm Mọt – một cái tên khá lạ mà không phải một cái tên tiếng Anh nào đó để dễ tiếp cận với kiều bào?

- Thực ra khi chọn tên, chúng tôi đã nghĩ rất nhiều. Nếu chọn một cái tên tiếng Anh thì nghe rất dễ nhớ, ấn tượng. Tuy nhiên, tôi muốn chọn một cái tên thuần Việt vì tiệm sách ra đời chính từ mong muốn giữ tiếng Việt, mang sách Việt, ngôn ngữ Việt ra thế giới.

Lúc đó, trong đầu tôi nảy ra suy nghĩ về hình ảnh những người say mê đọc sách thường được gọi là mọt sách, vì vậy cái tên Tiệm Mọt ra đời. Mặc dù có rất nhiều người gợi ý cho tôi về đặt tên doanh nghiệp và tôi cũng phải mất tới 1 tuần nghĩ đi, nghĩ lại không biết chọn tên nào, nhưng rồi cuối cùng cảm thấy Tiệm Mọt là cái tên có thể gắn bó với mình lâu dài và mình hài lòng nhất.

Tủ sách Việt cho người nước ngoài len lỏi đến mọi nơi có các gia đình kiều bào sinh sống. Ảnh: T.L.

Tủ sách Việt cho người nước ngoài len lỏi đến mọi nơi có các gia đình kiều bào sinh sống. Ảnh: T.L.

* Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng khi người sáng lập phải đối mặt với mọi vấn đề như tài chính, quản trị, nhân sự, bán hàng… Vậy chị làm cách nào để startup của mình vận hành trơn tru và nhanh chóng mở rộng?

 
Khi tôi gửi sách cho khách hàng, có nhiều người nhắn lại rằng: “Chị ơi, lâu lắm em mới được ngửi mùi sách mới”, hay “Cảm ơn em đã mang sách Việt sang đây”. Lúc đó tôi rất xúc động vì cảm thấy mình đang làm một việc ý nghĩa.

CEO Nguyễn Quỳnh Hạnh

- Khởi nghiệp đúng là không dễ dàng như mọi người nghĩ và thực ra cũng không dễ dàng như chính mình nghĩ ban đầu. Tuy nhiên, khi bắt tay khởi nghiệp, chính guồng quay của nó thôi thúc bản thân founder phải học rất là nhiều. Ban đầu là tìm hiểu về pháp lý khi thành lập và cách vận hành một doanh nghiệp.

Đối với startup, ban đầu, đa số các founder đều đảm nhận rất nhiều công việc nên hầu như cái gì cũng phải biết, như cũng phải biết về website, kế toán, logistics, xuất nhập khẩu… mỗi thứ một ít. Nhưng khi qua rồi và nhìn lại thì thấy bản thân đã học được rất nhiều điều khi tham gia vào tất cả quá trình vận hành.

Thời điểm ban đầu rất căng thẳng vì quá nhiều việc, việc gì cũng phải làm, cũng có những thời điểm “sứt đầu, mẻ trán”, đã mắc sai lầm rất nhiều, trả giá rất nhiều. Điều khó khăn nhất là xây dựng quy trình vận hành. Bởi khi số chi nhánh lên tới 9, công việc cũng tăng gấp nhiều lần và buộc phải có quy trình để vận hành trơn tru, chặt chẽ và hạn chế ít nhất số lỗi xảy ra.

Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao trước kia khi đi làm trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dù bạn có bằng thạc sĩ thì cũng phải bắt đầu từ công việc của một lễ tân, bởi lúc đó bạn mới hiểu được làm thế nào để phục vụ khách hàng, và khi bạn lên quản lý cũng sẽ dễ dàng hiểu được chi tiết quá trình vận hành các công việc.

Tôi cũng khá may mắn khi gặp được những người đồng hành phù hợp để có thể phát triển Tiệm Mọt đến ngày nay. Ngoài ra, tôi cũng may mắn khi chồng ủng hộ tất cả những gì mình làm. Chồng tôi luôn nói rằng: “Chỉ cần em thích là anh luôn ủng hộ”.

Tiệm Mọt hiện có 10 nhân sự, vận hành 9 chi nhánh, cũng khá vất vả vì nhiều lúc phải họp tới 1-2 giờ sáng. Tuy nhiên, mỗi đại diện chi nhánh đều có những kinh nghiệm và chuyên môn riêng nên có thể tạo nên bức tranh hoàn chỉnh.

* Còn với vấn đề kiểm duyệt nguồn sách tại Tiệm Mọt được tiến hành như thế nào?

Tiem-sach-Viet-cho-nguoi-nuoc-ngoai-3
Trong 5 năm tới, tôi mong muốn Tiệm Mọt có mặt tại châu Úc, châu Á và sẽ trở thành nơi đầu tiên mọi người ở nước ngoài nghĩ tới khi muốn mua sách Việt.

CEO Nguyễn Quỳnh Hạnh

Tiệm Mọt luôn cố gắng làm việc trực tiếp với các nhà xuất bản tại Việt Nam để mang đến những đầu sách chất lượng và mới nhất. Bởi những năm gần đây, thị trường sách rất sôi động, văn hóa đọc cũng thay đổi khi mọi người đọc sách nhiều hơn nên các nhà xuất bản rất năng động, họ sản xuất rất nhiều đầu sách hay. Những cuốn sách đã được lưu hành tại Việt Nam hầu hết đã được kiểm duyệt.

Về nội dung, tôi luôn muốn là người trực tiếp trải nghiệm để có thể nói lên cảm nhận của bản thân khi truyền đạt lại cho khách hàng. Hiện tại, trên website có khoảng 2.500 đầu sách và liên tục cập nhật 2 tuần một lần, với đa dạng các loại sách như sách thiếu nhi, sách đầu tư kinh doanh, tiểu thuyết, văn học… vì mỗi thị trường lại có gu đọc sách khác nhau.

Trong 5 năm tới, tôi mong muốn có thể đưa Tiệm Mọt có mặt tại châu Úc, châu Á và sẽ trở thành nơi đầu tiên mọi người ở nước ngoài nghĩ tới khi muốn mua sách Việt.

* Đứng trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng sách nói được xem là phù hợp với cuộc sống hiện đại, Tiệm Mọt có lo lắng?

Bản thân tôi cũng là người thường xuyên sử dụng sách nói mỗi khi bận rộn. Tuy nhiên, nếu mọi người cũng dần chuyển sang sử dụng sách nói cũng là điều bình thường, giống như trước kia chúng ta đọc báo giấy và chuyển sang đọc báo mạng, miễn sao mọi người giữ được thói quen luôn luôn học hỏi, thu thập thêm kiến thức, còn dưới hình thức nào thì không còn quá quan trọng.

Tôi nghĩ vẫn có những người muốn giữ văn hóa đọc sách giấy. Vì rất nhiều khách hàng của chúng tôi đều nói họ đã đọc trên mạng rồi nhưng vẫn muốn mua sách giấy để làm kỷ niệm. Hay có những người đã đọc rồi nhưng vẫn muốn mua lại vì nó gắn liền với ký ức về Việt Nam. Đối với nhiều người, cảm giác đọc sách giấy nó vẫn rất khác so với việc đọc online. Tôi nghĩ nhu cầu về sách giấy vẫn còn.

Hỏi đáp nhanh:

Hai cuốn sách chị yêu thích nhất là gì?

- Gần đây là cuốn “Dù sao đi nữa mẹ vẫn yêu con” và “Năm ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em”.

App điện thoại chị hay sử dụng nhất?

- Là sách nói và spotify.

Khi tiếp xúc với người khác, đâu là điều chị sẽ ấn tượng đầu tiên với họ?

- Là giọng nói và sự cởi mở.

Đất nước chị đã từng đi qua và để lại nhiều ấn tượng nhất?

- Hà Lan

Xin chân thành cảm ơn chị!

Tin khác

Hoạt động Hội
Ngày 28/2, chương trình "Xuân Đoàn viên 2025 - Khởi sắc" do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) tổ chức, đã đem đến ngày hội kết nối cho doanh nhân trẻ cả nước nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường và tạo dựng quan hệ chiến lược, đặc biệt có ý nghĩa tạo đòn bẩy cho "kỷ nguyên vươn mình" của dân tộc.
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo quy định mới, đối với ô tô điện chạy pin kể từ ngày 1/3/2025 đến hết ngày 28/2/2027 tiếp tục nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%.
13 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp nhà nước nỗ lực phát triển mạnh mẽ hơn để nền kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững, chung sức đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và tạo tiền đề cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.
1 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nhiều chủ xe trên toàn quốc đã chia sẻ cảm giác hào hứng với cuộc thi cá nhân hóa xe VinFast VF 3 mang chủ đề “Sáng tạo chất riêng, Độc bản cá tính”.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhằm đồng hành cùng người bán hàng là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương, chuỗi cửa hàng trong việc quản lý doanh thu hiệu quả, Sacombank triển khai chương trình SHOP NHẬN THANH TOÁN VIETQR, dành tặng hàng nghìn thiết bị loa thanh toán, giảm giá thiết bị và tặng tiền cho khách hàng theo doanh số giao dịch.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 26/02, hệ thống Y tế Vinmec vừa được vinh danh “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất” và “Nơi làm việc tốt nhất” tại Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 17. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Vinmec được tôn vinh cao nhất trong các hạng mục quan trọng về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nhiều người dùng cho rằng vị trí số 1 thị trường taxi công nghệ trong quý IV/2024 của Xanh SM là thành quả xứng đáng từ chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng luôn được duy trì ở mức cao, kể từ khi hãng taxi điện Việt được thành lập cho đến nay.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tối 25/2 tại Hà Nội, ông Hoàng Công Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có buổi làm việc với CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2024 và định hướng kế hoạch năm 2025. Tham dự buổi làm việc có ông Lê Văn Cường, Ủy viên UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB; cùng thường trực, BCH CLB.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 25/2, tại thủ đô Hà Nội, Câu lạc bộ Sao Vàng đất Việt - Trực thuộc Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp Sao Vàng đất Việt.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công ty xe điện Việt Nam đang đặt tham vọng bước vào thị trường giao đồ ăn trong bối cảnh nhiều gã khổng lồ khác như Beamin, Gojek đã từng bỏ cuộc vì những khó khăn nội tại của thị trường. Xanh SM dù có nhiều lợi thế nhưng cần sự bứt phá rất lớn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Buổi làm việc diễn ra ngày 21/2 tại Hà Nội bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Anh Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội DNT Việt Nam chủ trì cuộc họp; anh Nguyễn Phúc Long, Ủy viên Đoàn Chủ UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB Sao Vàng đất Việt, cùng các anh/chị Thường trực CLB tham dự cuộc họp.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chiều 20/2 tại TP.HCM, Tập đoàn TTC và Tập đoàn Stavian đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trong các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù nỗ lực chuyển đổi nhưng các doanh nghiệp dệt may, đồ gỗ… vẫn lo ngại thị trường xuất khẩu có thể bị thu hẹp nếu không kịp thời đáp ứng được các tiêu chí xanh.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sáng 20/2, Tạp chí Doanh Nhân Trẻ đã có buổi làm việc với Hiệp hội Trao đổi Kỹ năng nghề thế giới, Hàn Quốc (WVCEA), và Công ty Cổ phần Tập đoàn B2B CALGARY, bàn về cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
1 tuần
Xem thêm