Thứ ba, 25/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bồi đắp 'quỹ phòng thủ', các ngân hàng lớn tại Mỹ chuẩn bị cho suy thoái

Xuân Hạo
- 14:52, 14/01/2023

(DNTO) - Các ngân hàng lớn nhất tại Mỹ chưa cảm thấy nhiều áp lực từ lãi suất tăng cao. Lo ngại suy thoái kinh tế, họ đang bồi đắp “quỹ phòng thủ” chuẩn bị cho một thời kỳ đen tối của nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

 

Lợi nhuận từ vay nợ tăng cao 48% tại JPMorgan. Ảnh: Wall Street Journal.

Lợi nhuận từ vay nợ tăng cao 48% tại JPMorgan. Ảnh: Wall Street Journal.

 

Những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ cùng lên tiếng cảnh báo lãi suất cho vay tăng cao rất có thể sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế trong năm nay dù họ chỉ ghi nhận những ảnh hưởng nhẹ trong con số doanh thu gần đây.

Bốn ngân hàng tài chính đã tung ra báo cáo doanh thu quý 4 vào hôm thứ Sáu, 13/1 (giờ Mỹ), với kết quả không đồng đều. Lợi nhuận từ cho vay tăng cao và người tiêu dùng vẫn tiếp tục chi tiêu bằng thẻ tín dụng, nhưng các nhà băng này đã đồng loạt dự trữ một khoản vốn 2,8 tỷ USD trong vòng ba tháng cuối của 2022 để chuẩn bị cho những khoản lỗ có thể xảy ra trong thời gian tới. Trong khoản vốn “phòng thủ” đó, JPMorgan Chase & Co. chiếm một nửa.

“Có thể sẽ chỉ là một cuộc suy thoái nhẹ. Thậm chí có thể sẽ không xảy ra”, Giám đốc điều hành JPMorgan, Jamie Dimon, trả lời phỏng vấn.

JPMorgan đã ghi nhận lợi nhuận tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng Bank of America Corp. tăng 2%,  Citigroup Inc. giảm 21%, trong khi  Wells Fargo & Co. lại giảm 50% sau khi họ phải trả một khoản phạt cho cơ quan quản lý Mỹ. Tính chung, các ngân hàng này đã đạt mức tăng 8% trong doanh thu.

Cả 4 ngân hàng này đều vượt qua dự đoán của Phố Wall trong thu nhập trên mỗi cổ phẩn. Wells Fargo không đạt dự đoán cho doanh thu.

Ảnh hưởng của lãi suất tăng cao

Các kết quả lẫn lộn của 4 ngân hàng trên cho thấy tầm cỡ ảnh hưởng của chiến dịch tăng lãi suất cho vay từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chạm đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế quốc gia này.

Mức lãi suất cho vay tăng cao vốn được sử dụng để làm chậm nền kinh tế, đồng thời kìm hãm lạm phát. Nhưng các chuyên gia kinh tế dự đoán cuộc chiến chống lạm phát này sẽ đẩy Mỹ vào một thời kỳ suy thoái kinh tế. Nỗi lo ngại đó đã ám ảnh thị trường chứng khoán trong thời gian qua, với năm 2022 có kết quả tồi tệ nhất kể từ thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008.

Lãi suất tăng cao từ Fed đã làm trì trệ nghiêm trọng cho thị trường bất động sản ở Mỹ. Ngân hàng Wells Fargo, được xem là nhà cho vay thế chấp lớn nhất tại Mỹ, đã chứng kiến lượng khởi tạo lao dốc, xuống chỉ còn 15 tỷ USD so với 48 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số thấp nhất kể từ 2006, theo dữ liệu của nhóm nghiên cứu thị trường Inside Mortgage Finance. Ngân hàng này đã phải công bố họ sẽ thu gọn hoạt động cho vay thế chấp.

Tại JPMorgan, khởi tạo thế chấp của người tiêu dùng cũng đã xuống còn 7 tỷ USD so với mức 42 tỷ USD của một năm trước. Con số này là thấp nhất của JPMorgan tính từ 2004.

Tình trạng nhiều biến động của thị trường và nền kinh tế đã khiến lãnh đạo của các tập đoàn lớn “nhát tay”, không dám thực hiện các thương vụ lớn. Chỉ số doanh thu đầu tư, vốn đã tăng từ sau đại dịch Covid-19, nay đã rớt hơn 50% tại Bank of America và hơn 60% ở JPMorgan và Citigroup.

Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon cho biết nền kinh tế vẫn mạnh, mặc dù ông cảnh báo về những vấn đề tương lai. Ảnh: Wall Street Journal.

Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon cho biết nền kinh tế vẫn mạnh, mặc dù ông cảnh báo về những vấn đề tương lai. Ảnh: Wall Street Journal.

Vẫn trong tầm kiểm soát

Tuy vậy, mức lãi suất tăng cao cũng có lợi cho các nhà băng, cho phép họ tăng chi phí các khoản vay mặc dù vẫn chưa bắt đầu trả nhiều hơn cho các khoản tiền gửi. Lợi nhuận từ cho vay của JPMorgan tăng 48% lên đến mức 20,2 tỷ USD. Mảng quản lý tiền mặt và hỗ trợ vay cho các tập đoàn quốc tế của Citigroup đạt mức tăng đến 36% doanh thu.

Thị trường chứng khoán bất ổn cũng khiến tăng lượng giao dịch từ giới đầu tư, đặc biệt là đối với các loại tài sản an ninh. Doanh thu từ giao dịch chứng khoán tăng 7% ở JPMorgan,18% tại Citigroup và Bank of America đạt 27%.

Các ngân hàng đóng vai trò là trung tâm của nền kinh tế, tình hình của họ phản ánh tình trạng chung. Tại Mỹ, các ngân hàng lớn đang cảm thấy áp lực từ lãi suất tăng cao. CEO Wells Fargo, Charlie Scharf,  nói năm 2022 đã là “một bước ngoặt lớn của vòng xoay kinh tế”.

Bàn luận với các chuyên gia phân tích, Charlie Scharf cho biết ảnh hưởng của cuộc chiến chống lạm phát từ Fed đã bắt đầu xuất hiện trong xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng, trên thị trường nhà đất và trong nhu cầu hàng hoá, dịch vụ. “Nhưng ngay tại lúc này, ảnh hưởng của nó lên người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn còn ở trong mức kiểm soát được” - ông nói.

Wells Fargo chỉ ra người tiêu dùng vẫn còn chi tiêu cho các nhu cầu không thiết yếu, trong đó bao gồm du lịch. Mức chi tiêu từ thẻ tín dụng từ cả bốn ngân hàng đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng tốc độ trả khoản nợ tín dụng đang dần trở nên chậm lại.

Tuy vậy, mức vỡ nợ vẫn đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.

“Chúng tôi vẫn chưa thấy sự tăng đáng kể nào cho khoản lỗ”, Giám đốc tài chính Citigroup, Mark Mason, trả lời phỏng vấn. “Vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào vượt qua mức thông thường mà chúng tôi dự đoán”.

Citigroup đã lỗ 1,7% trong các khoản vay từ thẻ tín dụng, nhưng ông Mason cho biết trước đó, họ đã dự đoán con số gấp đôi. 

Dự đoán tương lai

Nhưng Citigroup cũng cảnh báo họ sẽ chịu áp lực nhiều hơn trong thời gian tới. Họ sẽ phải bắt đầu trả lợi tức nhiều hơn cho các khoản tiền gửi và không thể tiếp tục tăng lãi suất cho vay.

JPMorgan dự đoán lợi nhuận từ cho vay trong năm 2023 sẽ chậm lại hơn so với các con số của quý vừa qua, làm thất vọng các nhà phân tích. Các nhà lãnh đạo ở Ngân hàng JPMorgan và Bank of America đều cho biết các khoản tiền gửi đang bắt đầu rời bỏ ngân hàng của họ để theo đuổi lợi suất cao hơn ở những nơi khác. Tiền ký gửi giảm 5% tại JPMorgan, 6% ở Bank of America và 7% ở Wells Fargo.

Giám đốc điều hành Brian Moynihan của Bank of America cho biết: “Sau năm 2022, những khách hàng nhiều tiền mặt, hay vốn dành cho mục đích đầu tư, sẽ muốn tìm kiếm lợi nhuận ở nơi khác như thị trường tiền tệ, trái phiếu kho bạc và các sản phẩm khác”.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nếu Hoà Phát được ví như "Ngư ông đắc lợi" do hội tụ nhiều yếu tố được hưởng lợi rõ nét thì nhiều doanh nghiệp khác không kém phần lo lắng khi HRC, nguyên liệu đầu vào quan trọng, không còn rẻ.
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngày 21/2, phản hồi về việc mấy ngày qua dư luận xã hội lo ngại lãi tiền gửi tiết kiệm có thể bị đánh thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính khẳng định tiếp tục miễn thuế đối với khoản thu nhập này.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường đang duy trì nhiều điểm sáng giúp nhà đầu tư có thể kỳ vọng VN-Index vượt thành trì 1.300 điểm sau một thời gian dài chủ yếu theo xu hướng đi ngang.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu đầu tư công tăng chóng mặt trong bối cảnh đầu tư công trong nước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, một động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có những diễn biến trái chiều trong kì điều chỉnh 20/2.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tín dụng năm nay được nhận định tích cực hơn khi sức hấp thu vốn của nền kinh tế cải thiện, giải ngân tín dụng, vốn bị thắt chặt trong nhiều năm, đang dần được nới lỏng, tín dụng bán buôn tăng tốc.... là động lực cho các ngân hàng "đầu tàu" lên kế hoạch để lập kỷ lục mới về lợi nhuận năm 2025.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quỹ ETF tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng trong tháng 1/2025, với giá trị rút ròng là hơn 595 tỷ đồng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xu hướng giao dịch toàn cầu gần đây cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của các thương vụ lớn: khối lượng giao dịch trị giá trên 1 tỷ USD đã tăng 17% trong năm 2024, đồng thời giá trị trung bình của mỗi thương vụ cũng tăng lên đáng kể.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mận Úc chính thức được giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam tại các sự kiện ra mắt ở TP. HCM và Hà Nội.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tiền bắt đầu rút ra khỏi nhiều mã khoáng sản và lan toả sang nhiều nhóm ngành khác đang cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư khi nhóm này đã tăng mạnh thời gian qua.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chính phủ đặt KPI tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025, một con số đầy thách thức giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động. Trong bối cảnh lạm phát và tỷ giá đang chịu nhiều áp lực, việc điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng duy trì tăng trưởng bền vững.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việc chính thức đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng có thể khiến giá cả loại hàng hóa này gia tăng, là cơ hội vươn lên của hàng nội địa.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam sẽ cần sự chuẩn bị và nhiều giải pháp để vượt qua giai đoạn thách thức với điểm tựa vững chắc từ nền tảng vĩ mô ổn định trong nước.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng cục hải quan vừa cho hay, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2023. Đây là con số cao nhất trong vòng 14 năm qua, khẳng định vị thế của ngành dừa trên bản đồ xuất khẩu nông sản.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trữ lượng cacao tại các thị trường trao đổi hàng hoá đã xuống mức thấp kỷ lục, ảnh hưởng của đợt khan hiếm dài lâu, và buộc các nhà sản xuất chocolate phục vụ cho lễ Valentine vừa qua phải tìm đến các loại nguyên liệu thay thế.
1 tuần
Xem thêm