Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bệnh viện FV kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép tham gia tiêm chủng 10.000 mũi/ngày

Hữu Thịnh
- 15:20, 02/08/2021

(DNTO) - Trong cuộc họp giữa Bộ Trưởng Bộ Y Tế, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM, Sở Y tế với lãnh đạo của 5 bệnh viện tư nhân trên địa bàn TP.HCM vào chiều 1/8, Bệnh viện FV đã kiến nghị tham gia tiêm chủng 10.000 mũi/ngày

Ngoài ra, Bệnh viện FV cũng đồng thời trình bày về năng lực điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 với mô hình “bệnh viện tách đôi” đang triển khai tại FV.

Theo đó, báo cáo tại cuộc họp quan trọng này, bà Phạm Thị Thanh Mai - Giám đốc điều hành Bệnh viện FV khẳng định: Hiện tại FV đang triển khai tiêm chủng vaccine cho gần 5.000 công dân Pháp và thân nhân tại phía Nam, đồng thời tình nguyện tham gia tích cực vào chiến dịch tiêm chủng vaccine cho người dân TP.HCM theo sự kêu gọi và phân công của Sở Y tế.

Bà Mai nhấn mạnh, FV đã trang bị hệ thống kho lạnh được Viện Pasteur TP.HCM kiểm định và chứng nhận đủ điều kiện có thể lưu trữ cùng một lúc 800.000 liều vaccine Astra-Zeneca, 200.000 liều Moderna và 600.000 liều Pfizer.

Hiện tại, chỉ với 3 điều dưỡng, 1 bác sĩ cùng với một nhóm nhân viên hành chính, bệnh viện FV đã có thể tiêm 800 mũi/ngày. Như vậy, với nhân lực hơn 100 điều dưỡng có chứng chỉ tiêm vaccine, Bệnh viện FV có thể tổ chức tiêm đến 10.000 mũi trong một ngày tại Bệnh viện FV và các điểm tiêm di động.

Điều này có nghĩa, nếu làm việc 7ngày 1 tuần, FV có thể thực hiện tiêm cho khoảng 250.000 người/tháng, góp phần cùng TP.HCM đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho người dân thành phố, theo đúng tinh thần của công văn số 6118/BYT-DP của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc huy động tối đa nguồn lực y tế nhà nước và tư nhân, tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn TP.HCM.

Vừa thực hiện tiêm chủng cho cộng đồng công dân Pháp, FV cũng vừa tham gia tích cực vào chiến dịch tiêm chủng vaccine cho người dân TP.HCM theo sự phân công của Sở Y tế. Ảnh: TL.

Vừa thực hiện tiêm chủng cho cộng đồng công dân Pháp, FV cũng vừa tham gia tích cực vào chiến dịch tiêm chủng vaccine cho người dân TP.HCM theo sự phân công của Sở Y tế. Ảnh: TL.

Do đó, đại diện FV kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế, lãnh đạo TP.HCM, Sở Y tế cho phép FV chủ động tham gia toàn diện vào Chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19.

Đồng thời, bà Mai cũng kiến nghị Bộ trưởng cho phép Bệnh viện FV thu phí dịch vụ tiêm chủng; lý do FV là cơ sở y tế tư nhân, phải tự huy động ngân sách rất lớn của chính mình để mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ hoạt động tiêm chủng, bao gồm hệ thống trữ lạnh âm sâu và kho lạnh hiện đại để bảo quản vaccine; trả lương cho y bác sĩ điều dưỡng; chi phí cho các hoạt động phụ trợ…

Ngoài ra, FV còn phải tạm dừng các hoạt động của một số bộ phận khác để điều chuyển nhân sự ưu tiên cho công tác tiêm chủng đang vô cùng cấp bách. Việc thu phí là điều kiện cần thiết để giúp FV cân đối ngân sách trong bối cảnh khó khăn chung.

Hệ thống kho lạnh âm sâu để trữ vaccine tại FV. Ảnh: TL.

Hệ thống kho lạnh âm sâu để trữ vaccine tại FV. Ảnh: TL.

Ngoài ra, dựa trên tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vaccine phòng chống Covid-19, đại diện FV cho biết thông qua các mối quan hệ ngoại giao, Bệnh viện FV đã có nguồn mua vaccine nên đề xuất được chủ động đàm phán, mua và nhập vắc-xin bằng chính nguồn tài chính của bệnh viện.

Bằng cách này, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng sẽ có thêm nguồn vaccine lớn, người dân có thể tự nguyện tham gia vào chiến dịch tiêm vaccine bằng khả năng tài chính của mình, như một cách góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

FV đã tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: TL.

FV đã tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: TL.

Tại cuộc họp trên, bà Phạm Thị Thanh Mai cũng báo cáo về cách vận hành mô hình “bệnh viện tách đôi” của FV để tiếp nhận điều trị bệnh nhân dương tính Covid-19. Cụ thể, bên cạnh việc tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân không dương tính với Covid-19, FV đang đưa vào sử dụng 63 giường điều trị bệnh nhân dương tính với Covid-19 không cần máy thở, và 11 giường để điều trị bệnh nhân Covid-19 cần điều trị đặc biệt.

Khoa cấp cứu cũng hoạt động theo mô hình “bệnh viện tách đôi” để tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân không dương tính Covid-19 và bệnh nhân dương tính với Covid-19. Khi cần, FV sẽ mở rộng thêm năng lực tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19.

FV đã vận hành mô hình “bệnh viện tách đôi” để tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: TL.

FV đã vận hành mô hình “bệnh viện tách đôi” để tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: TL.

Phản hồi các báo cáo và kiến nghị của FV, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá cao việc Bệnh viện FV chủ động đồng hành cùng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch cũng như việc chủ động đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực chuyên môn để thực hiện điều trị Covid và tiêm chủng vaccine...

Bộ sẽ xem xét các kiến nghị và sớm có chỉ đạo chính thức để FV tham gia vào nhiệm vụ tiêm chủng đang vô cùng cấp bách. Cục trưởng nhấn mạnh mô hình bệnh viện tách đôi được Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao, đây chính là mô hình có thể nhân rộng ở các cơ sở y tế khác.

Về tình hình xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp real time PCR tại Bệnh viện FV, bác sĩ Đỗ Trọng Khanh – Giám đốc Y khoa Bệnh viện FV cho biết, từ tháng 4/2020 đến cuối tháng 7/2021, FV đã thực hiện gần 46.000 xét nghiệm, xác định 378 ca dương tính với Covid-19 trong cộng đồng. Bệnh viện FV vẫn đang tiếp tục cung cấp dịch vụ này. Đồng thời, Bệnh viện FV cũng đang triển khai mô hình Xét nghiệm Covid PCR di động tại nhiều điểm trong TP.HCM và các tỉnh lân cận theo phê duyệt và khuyến khích của Bộ Y tế.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
13 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
13 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm