Chủ nhật, 18/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bảo hộ thương hiệu Việt – ‘Cuộc chiến không tiếng súng’

Gia Nguyên
- 06:20, 10/05/2021

(DNTO) - Từ câu chuyện ồn ào của gạo ST25 và trước đó là hàng loạt bài học nhãn tiền về tranh chấp bảo hộ thượng hiệu, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp Việt…

Dư luận thời gian vừa qua tiếp tục “nóng” lên khi thương hiệu gạo ST25 của Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại độc quyền tại Mỹ, dù còn gây tranh cãi về tính hợp pháp, thế nhưng, một lần nữa câu chuyện về bảo hộ thương hiệu quốc gia lại được nhắc tới. 

Không riêng gạo ST25 hôm nay, mà trước đó đã có hàng loạt những bài học nhãn tiền về kiện tụng đòi lại thương quyền từ kẹo dừa Bến Tre, Vinataba, võng xếp Duy Lợi, cà phê Trung Nguyên, cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc... đủ để thấy, dù Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, song thương hiệu Việt với cuộc chiến thương hiệu bên ngoài biên giới vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp chú ý. 

Cuộc chiến bảo vệ thương hiệu luôn là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp nhất là khi Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu rộng.

Cuộc chiến bảo vệ thương hiệu luôn là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp nhất là khi Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu rộng.

Cuộc chiến bảo vệ thương hiệu luôn là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp nhất là khi Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu rộng Thực tế, những cuộc chiến bảo vệ thương hiệu của chúng ta trước đó, đều thu về những kết quả khả quan, đem lại những chiến thắng nhất định trên các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… tuy nhiên, không vì thế mà xem nhẹ việc bảo hộ thương hiệu, nhất là khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, bất cứ khi nào, một cuộc chiến không tiếng súng như đã từng cũng sẽ tiếp tục nổ ra và thương hiệu gạo ST25 bây giờ là một ví dụ điển hình. 

Nên nhớ, dù chiến thắng trong các cuộc đòi lại thương hiệu Việt bên ngoài biên giới, thế nhưng, các doanh nghiệp cũng mất không ít tiền của và thời gian cho việc vác đơn đi kiện, thay vì cảnh "mất bò mới lo làm chuồng", tại sao không chủ động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu độc quyền? 

Chúng ta có những sản phẩm, đặc sản nổi tiếng được người tiêu dùng ưa thích là một việc, nhưng để thương mại hóa nó với một hành lang pháp lý an toàn khi vượt ra khỏi biên giới của đất nước lại là một việc khác, không phải doanh nghiệp, nhà khoa học nào cũng có thể hiểu và làm được. 

Như ông Hồ Quang Cua, cha đẻ gạo ST25 từng tâm sự: "Tôi không làm được gì vì không rành pháp luật về lĩnh vực này, tôi chỉ tập trung về chuyên môn của một nhà khoa học về chọn tạo giống lúa". 

Và trên thực tế, mặc dù từ đầu năm đến nay, tại thị trường Mỹ sản lượng gạo ST25 chiếm đến 98% lượng gạo xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp của ông Cua không trực tiếp xuất mà phải thông qua các doanh nghiệp khác, trong đó khi rời biên giới quốc gia thì lệ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp nước bạn và hệ thống phân phối của họ, chấp nhận bỏ ngỏ một phân khúc lớn trong chuỗi giá trị nông sản nổi tiếng của mình. 

Theo Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, ST25 là tên giống cây trồng của ông Hồ Quang Cua và các đồng sở hữu đã được cấp quyền bảo hộ độc quyền. Tuy nhiên, việc nhãn hiệu gạo ST25 hay các thương hiệu Việt khác bị người ta rình rập đánh cắp công khai bằng các công cụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu vẫn cho thấy thế yếu của các doanh nghiệp Việt khi vươn ra biển lớn. 

Doanh nghiệp Việt vẫn loay hoay trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu dù trước đó đã có nhiều bài học nhãn tiền như vụ nước mắm Phú Quốc.

Doanh nghiệp Việt vẫn loay hoay trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu dù trước đó đã có nhiều bài học nhãn tiền như vụ nước mắm Phú Quốc.

Cục Sở hữu Trí tuệ cũng khuyến cáo, khi nghiên cứu thị trường xuất khẩu, một trong số những yếu tố quan trọng nhất là phải hiểu được các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường xuất khẩu, bởi trước khi xuất khẩu các doanh nghiệp ít nhất phải bảo đảm rằng sản phẩm của mình tuân thủ các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường xuất khẩu và không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác trên thị trường đó. 

Cũng theo Cục Sở hữu Trí tuệ, mỗi một sản phẩm, dịch vụ có thể được bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau, điều quan trọng là doanh nghiệp cần lựa chọn cách thức để bảo hộ một cách hiệu quả nhất để tránh việc các đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc làm giả sản phẩm hoặc thậm chí cấm ngược lại việc mình sử dụng sản phẩm của chính mình. 

Thông tin với báo chí, ông Vũ Đại Dương, Phó giám đốc One IBC, tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ nước ngoài cho biết, tại Việt Nam, vấn đề bản quyền và bảo hộ thương hiệu chưa thực sự được các doanh nghiệp ý thức và có sự quan tâm cần thiết. 

"Ngay cả một số doanh nghiệp có tên tuổi lớn trong nước, khi tìm đến chúng tôi vẫn còn mơ hồ cho rằng mình đã đăng ký tại Việt Nam thì sẽ được bảo hộ trên toàn cầu. Trên thực tế, có đến hàng trăm loại bảo hộ thương hiệu khác nhau, với quyền hạn và phạm vi áp dụng khác nhau…”, ông Dương nói. 

Các chuyên gia cũng phân tích, thương hiệu (tradebrand) hay nhãn hiệu (trademark) được hiểu là một biểu tượng, thông điệp về giá trị cốt lõi, một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu mang trong nó nhiều yếu tố tổng hợp từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến truyền thống, lịch sử và hiện tại, được chuyển tải đến người tiêu dùng bằng thông tin, truyền thông, thương mại, được khách hàng ưa chuộng bằng niềm tin giá trị. Ngày nay, cùng với giá trị văn hóa cốt lõi, yếu tố công nghệ, đặc biệt là yếu tố pháp lý càng được chú ý hơn, nên nhiều thương hiệu (tradebrand) nổi tiếng luôn được quan tâm đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu (trademark).

Dù chiến thắng trong những cuộc chiến bảo vệ thương hiệu trước đó nhưng để bảo vệ thương hiệu, các doanh nghiệp cần chủ động đừng để phải vất vả như thương hiệu kẹo dừa Bến Tre hay cà phê Trung Nguyên trước đó.

Dù chiến thắng trong những cuộc chiến bảo vệ thương hiệu trước đó nhưng để bảo vệ thương hiệu, các doanh nghiệp cần chủ động đừng để phải vất vả như thương hiệu kẹo dừa Bến Tre hay cà phê Trung Nguyên trước đó.

Theo Chuyên gia kinh tế, TS. Trần Hữu Hiệp, trách nhiệm bảo vệ thương trước tiên thuộc về doanh nghiệp, nhưng cũng không thể để họ tự bơi trong điều kiện thiếu kiến thức pháp lý và năng lực tiếp cận thị trường nước ngoài hạn chế. Theo đó, cần hỗ trợ thông tin, trợ giúp pháp lý khi doanh nghiệp rơi vào trường hợp tranh tụng bằng các phương thức phù hợp, điều quan trọng hơn là nâng cao năng lực tự bảo vệ mình của chủ thương hiệu.

“Về lâu dài, cần hình thành các tổ hợp đủ mạnh để hỗ trợ và ứng phó các cuộc chiến thương hiệu - nhãn hiệu tương tự, cần hỗ trợ xây dựng các thương hiệu quốc gia, vùng miền, địa phương và doanh nghiệp theo hướng tập trung vào các nhóm giải pháp: Thứ nhất, tập trung vào chính sách - pháp lý, quy hoạch - đầu tư; Thứ hai, khoa học và công nghệ và pháp lý; Thứ ba, về thị trường và tăng cường liên kết; Thứ tư, là nguồn nhân lực”, TS Trần Hữu Hiệp thông tin. 

Thực tế, việc đánh mất thương hiệu, thiệt hại đầu tiên thuộc về doanh nghiệp khi không chỉ mất tài sản, doanh nghiệp còn mất cơ hội thị trường bởi sẽ không thể xuất khẩu sản phẩm vào thị trường nơi thương hiệu mình bị đánh cắp. Tiếp đến là quốc gia khi tên thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam cũng là tài sản của Nhà nước và tài sản này sẽ rơi vào tay người khác khi thương hiệu thuộc quyền sở hữu của họ. 

Do vậy, bảo hộ thương hiệu không chỉ là câu chuyện của những doanh nghiệp cụ thể, riêng biệt mà còn là của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu tình trạng bị đánh cắp thương hiệu vẫn tiếp diễn, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ngăn chặn ngay tại cửa khẩu biên giới các nước, thậm chí bị kiện do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu. Về lâu dài, niềm tin của khách hàng sẽ suy giảm nghiêm trọng do không thể phân biệt được đâu là thực đâu là giả, lợi thế cạnh tranh cũng vì thế bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc mất đi. 

Trong bối cảnh, Việt Nam đã gia nhập WTO, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới…, Nhà nước không thể làm thay hay hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp về bảo hộ thương hiệu, hơn lúc nào hết, trước những thách thức, đe dọa, cạnh tranh, doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ mình, sản phẩm, tài sản trí tuệ do mình làm ra bằng các công cụ pháp lý đúng luật chơi thị trường mà mình muốn cung ứng, đồng thời có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội... 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tinh thần sống xanh cùng khả năng sáng tạo và truyền cảm hứng của thế hệ trẻ đang thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết trong cuộc thi “Green It Loud – Khuếch Đại Chất Xanh” do Gen Green - nền tảng số dành cho thế hệ sống xanh – phát động.
8 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 14/5, Tập đoàn TTC và Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ký kết thỏa thuận hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh và tiềm lực của mỗi bên, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
8 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
16 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cuộc gặp gỡ lần này đặt nền tảng cho việc xây dựng những chương trình hợp tác sâu rộng, mang tính ứng dụng cao, nhằm đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cộng đồng nữ doanh nhân Việt Nam.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tham gia chương trình Tick xanh trách nhiệm, nhà sản xuất phải giám sát chặt chẽ nguồn nguyên liệu; nhà phân phối tham gia kiểm soát hàng hóa theo quy trình; còn người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm và có lựa chọn mua sắm đúng đắn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vận hành mạnh mẽ, trang bị, tiện nghi không xe cỡ C nào so được trong khi chi phí nhàn tênh là động lực lớn để cộng đồng chủ xe VinFast VF 7 đang háo hức lên kế hoạch tổ chức các chuyến xuyên Việt trong mùa hè này.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Viettel dẫn đầu về tốc độ mạng di động trong tháng 4/2025 trong bối cảnh chất lượng mạng di động băng rộng cả nước ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Kỹ thuật bao quả xoài bằng túi chuyên dụng đã trở thành biện pháp canh tác phổ biến tại huyện Yên Châu, Sơn La, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Gần một tháng nữa, xoài tròn Yên Châu vào vụ thu hoạch. Những ngày này, vùng xoài tròn được cấp chỉ dẫn địa lý tại các xã Chiềng Pằn, Sặp Vạt, bà con nông dân đang tích cực thăm vườn, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp sản xuất an toàn, đảm bảo năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, Sơn La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
1 tuần
Trung ương hội
Với sự chủ động, sáng tạo và tinh thần tiên phong, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đang khẳng định vai trò là lực lượng xung kích trong thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị – góp phần xây dựng nền kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và vươn tầm khu vực, thế giới.
1 tuần
Hoạt động Hội
Trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu… Làm được điều đó, chính là nhờ một thế hệ doanh nhân không chỉ giỏi giang mà còn giàu lòng yêu nước.
1 tuần
Xem thêm