Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

APEC 2020: Đặt phụ nữ và trẻ em vào vai trò trung tâm trong nỗ lực phục hồi kinh tế

Huyền Trang
- 09:56, 17/11/2020

(DNTO) - Phát triển kinh tế số, trao quyền kinh tế cho phụ nữ, bảo đảm an ninh lương thực và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, cải cách cơ cấu là 4 vấn đề nổi bật của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2020.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh (trái) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Bình Minh (phải) tham dự Hội nghị AMM 31. Ảnh: T.L.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh (trái) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Bình Minh (phải) tham dự Hội nghị AMM 31. Ảnh: T.L.

Trong khuôn khổ Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế lần thứ 31 (AMM 31) tổ chức trực tuyến ngày 16/11, các Bộ trưởng nhấn mạnh thách thức chưa từng có về kinh tế, sức khỏe và xã hội do đại dịch Covid-19 mang lại. Đây là thời điểm để APEC tiếp tục sát cánh cùng nhau để hỗ trợ các nỗ lực của nhau trong việc sớm kiểm soát sự lây lan và giải quyết các hậu quả kinh tế - xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra.

Để hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, bền vững, bao trùm và đổi mới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh chia sẻ về 4 vấn đề nổi bật của hợp tác APEC trong năm 2020.

Về kinh tế số: Thứ trưởng nhận định phát triển nền kinh tế số là xu hướng tất yếu của khu vực APEC và thế giới. APEC cần huy động các nguồn lực cần thiết để thúc đẩy kinh tế số, tăng cường kết nối và chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số, để doanh nghiệp và người dân của chúng ta có thể tận dụng tối đa lợi ích của nền kinh tế số.

Việt Nam hoan nghênh việc thông qua Chương trình công tác thực thi Lộ trình kinh tế mạng và số APEC (AIDER) của Nhóm chỉ đạo về Kinh tế số APEC (DESG) và mong muốn Chương trình công tác này sớm được triển khai.

Về trao quyền kinh tế cho phụ nữ: Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng xã hội và kinh tế tồn tại từ trước, đồng thời làm tăng mức độ phổ biến và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với nhiều nguồn gốc khác nhau như bạo lực trên cơ sở giới, gánh nặng từ công việc chăm sóc không được trả công và ngừng hoạt đông của MSMEs do phụ nữ làm chủ.

Nhận thấy thực tế này, APEC đã cam kết đặt phụ nữ và trẻ em gái vào vai trò trung tâm trong các nỗ lực phục hồi kinh tế. Việt Nam đánh giá cao việc hoàn thiện Kế hoạch thực thi Lộ trình La Serena vì Phụ nữ và Tăng trưởng bao trùm, từ đó định hướng cho công việc của APEC hướng tới đạt được các mục tiêu của Lộ trình vào năm 2030.

Thứ trưởng cho biết cần thúc đẩy phụ nữ tham gia trong nền kinh tế kỹ thuật số thông qua các chính sách tạo điều kiện để tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và đào tạo kỹ năng số cho phụ nữ. Đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi của phụ nữ từ khu vực kinh tế phi chính thức sang khu vực kinh tế chính thức để tận dụng tối đa lực lượng lao động quan trọng này.

Tạo công bằng cho phụ nữ và trẻ em, tăng quyền kinh tế cho phụ nữ trong thời đại số là những nội dung quan trọng của hợp tác APEC 2020. Ảnh: T.L.

Tạo công bằng cho phụ nữ và trẻ em, tăng quyền kinh tế cho phụ nữ trong thời đại số là những nội dung quan trọng của hợp tác APEC 2020. Ảnh: T.L.

Về bảo đảm an ninh lương thực và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: APEC cần tăng cường hợp tác nhằm ứng phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và những thách thức môi trường khác, giúp các nền kinh tế thành viên phát triển nông nghiệp thông minh và bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nước, rừng và đại dương cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả.

Về cải cách cơ cấu: Việt Nam hoan nghênh nỗ lực của Ủy ban Kinh tế (EC) trong việc xây dựng Chương trình nghị sự APEC về Cải cách cơ cấu giai đoạn 2021-2025, trong đó lưu ý cách tiếp cận, phạm vi và lộ trình cho các cải cách trong tương lai cần phải thích ứng với giai đoạn bình thường mới. Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng APEC nhất trí ra Tuyên bố chung.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Để trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI những tháng đầu năm, tỉnh này phải cam kết với các nhà đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu kinh doanh. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sản xuất thịt tại châu Á đã theo xu hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt làm từ thực vật vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 2/4 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP Sách Việt Nam (Savina) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các danh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành mới nổi, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các bộ ngành cho biết luôn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đổi mới, sáng tạo là con đường quan trọng để báo chí Việt Nam vượt qua thách thức do những tác động bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tiên tiến khác..., khẳng định giá trị và vị thế của nền báo chí cách mạng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Mổ xẻ" tiêu cực trên thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, pháp luật nghiêm cấm các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm. Bộ đã chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hội báo toàn quốc 2024 kết thúc thành công tốt đẹp sau ba ngày diễn ra từ 15 - 17/3 với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa, tạo cơ hội để những người trong nghề được giao lưu, học hỏi; chung sức, đồng lòng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong báo chí, cùng vượt qua những khó khăn thách thức trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa phải lo kinh tế, đời sống của người lao động, những trọng trách đó đang đặt các cơ quan báo chí trước nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt vấn đề làm sao gia tăng, đa dạng nguồn thu, giúp duy trì và phát triển toà soạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
TP.HCM được đánh giá là luôn năng động, đổi mới. Tuy nhiên, năng động và đổi mới như thế nào là vấn đề mà Chủ tịch Phan Văn Mãi mong cơ quan báo chí đóng góp ý kiến để giúp thành phố khơi thông động lực và phát triển.
1 tuần
Xem thêm