Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Adar Poonawalla, ông hoàng vaccine

Hải Ngư
- 14:05, 13/10/2021

(DNTO) - Adar Poonawalla là giám đốc điều hành Viện huyết thanh Ấn Độ SII, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Trước AstraZeneca phục vụ đại dịch, cơ sở của ông đã tạo ra hơn 1,5 tỷ mũi tiêm ngừa mỗi năm cho mọi thứ, từ bệnh bại liệt, bạch hầu, uốn ván, đến viêm gan B, sởi, quai bị và rubella.

Từ khi trúng gói thầu sản xuất vaccine Covid-19 AstraZeneca qua chuyển giao công nghệ từ Vương quốc Anh, danh xưng “ông hoàng vaccine” của tỷ phú Ấn Độ Adar Poonawalla càng được đánh bóng. Để thực hiện phi vụ này, ông chủ của Viện Huyết thanh đất nước sông Hằng SII đã thuê hẳn một biệt thự ở Mayfair, Anh, với giá 50.000 bảng một tuần để làm công việc biến công ty dược phẩm Anh - Thụy Điển trở thành một cái tên quen thuộc với người dân xứ Ấn nói riêng và thế giới nói chung.

Adar Poonawalla, giám đốc điều hành Viện Huyết thanh Ấn Độ SII. Ảnh: Getty Images

Adar Poonawalla, giám đốc điều hành Viện Huyết thanh Ấn Độ SII. Ảnh: Getty Images

Xuất thân từ trường St Edmund’s School có mức học phí 30.000 bảng một năm ở Canterbury và tốt nghiệp Đại học Westminster, Anh, ở độ tuổi sung sức 40, mê máy bay phản lực tư nhân và tranh Picasso, Adar Poonawalla là giám đốc điều hành của nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới ngay cả trước khi virus SARS-CoV-2 tấn công. Viện của ông đã từng tạo ra hơn 1,5 tỷ mũi tiêm phòng mỗi năm cho mọi thứ có thể gây dịch, từ bệnh bại liệt, bạch hầu, uốn ván, BCG đến viêm gan B và chủng ngừa sởi, quai bị, rubella.

Hiện dòng họ Adar Poonawalla là gia đình giàu thứ sáu ở Ấn Độ với khối tài sản ước tính 15 tỷ USD. Trong số danh mục bất động sản tộc này sở hữu có Lincoln House, một dinh thự ở Mumbai, nơi từng là đại sứ quán Hoa Kỳ. Với giá 113 triệu USD, đây là ngôi nhà đắt nhất đất nước từng được chào bán khi lọt vào tay nhà Adar năm 2015.

Một phụ nữ đi ngang qua bức tranh cổ động chương trình tiêm chủng Covid-19 với chân dung của Adar Poonawalla. Ảnh Shutterstock

Một phụ nữ đi ngang qua bức tranh cổ động chương trình tiêm chủng Covid-19 với chân dung của Adar Poonawalla. Ảnh Shutterstock

Biệt thự Mayfair mà Adar Poonawalla thuê để sản xuất AstraZeneca là một bất động sản rộng đến 25.000 mét vuông - gấp 24 lần diện tích ngôi nhà trung bình của người Anh - đi kèm nhà khách liền kề và dựa lưng vào một trong những khu vườn huyền thoại của Mayfair. Tỷ phú Ba Lan Dominika Kulczyk, chủ sở hữu cơ sở này đã mua nó với giá 57 triệu bảng vào năm ngoái.

Chính Poonawalla nay cũng đã kết hôn và có hai con, với thói quen di chuyển công việc đây đó bằng trực thăng và máy bay riêng. Adar sở hữu bộ sưu tập tranh bao gồm Picasso, Dalí, Rembrandt và Rubens, đồng thời có một kho tàng 35 chiếc xe hơi thương hiệu sang trọng quý hiếm như Ferrari, Bentley và Rolls-Royces, độc đáo nhất là chiếc Mercedes S350 được độ lại biến thành bản sao một xe người dơi Batmobile.

Trong khuôn viên làm việc của Viện Huyết thanh của Ấn Độ ở Pune, nơi sản xuất vaccine Covid-19. Ảnh AFP

Trong khuôn viên làm việc của Viện Huyết thanh của Ấn Độ ở Pune, nơi sản xuất vaccine Covid-19. Ảnh AFP

Thực ra sản xuất vaccine không phải là ý tưởng của chính Adar, mà từ người cha, ông Cyrus Poonawalla. Tuy phụ thân thành lập SII vào năm 1966, ban đầu chỉ để tận dụng huyết thanh tinh khiết từ giống ngựa thuần chủng Poonawalla Stud nuôi trong khu chuồng rộng 200 mẫu Anh của dòng tộc để sản xuất những vaccine ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ban đỏ, nhưng chính Adar Poonawalla lại là người đã thuyết phục ông phát triển thứ vaccine đặc dụng mà Bill Gates từng gợi ý năm 2015. Khi ấy, vị tỷ phú công nghệ đồng sáng lập Microsoft kiêm nhà từ thiện này đã cảnh báo sớm cho thế giới về một hiểm họa đại dịch mới.

Thay mặt cho Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (Gavi), Adar bắt đầu tăng gấp đôi quy mô cơ sở của công ty và sản xuất nhiều vắc-xin hơn cho các nước đang phát triển. Đây là chương trình từ thiện vaccine do Gates hỗ trợ và Poonawalla là thành viên hội đồng quản trị. Vào năm 2011, ông thay cha làm giám đốc điều hành của SII. Khi Covid-19 hoành hành, Poonawalla đã quyết định mạo hiểm chấp nhận rủi ro để trở thành người đi tiên phong.

Một công nhân điều hành dây chuyền nạp đầy các lọ vaccine Covid-19 tại nhà máy của Viện Huyết thanh Ấn Độ ở Pune. Ảnh AP

Một công nhân điều hành dây chuyền nạp đầy các lọ vaccine Covid-19 tại nhà máy của Viện Huyết thanh Ấn Độ ở Pune. Ảnh AP

Vào thời điểm đó, viện đang làm việc với Đại học Oxford về việc phát triển một loại vaccine sốt rét mới, nên nhân tiện các nhà khoa học của trường đã yêu cầu hợp tác nghiên cứu vaccine riêng do họ chủ trì. Tháng 5/2020, Poonawalla đã gặp giám đốc điều hành của AstraZeneca, Pascal Soriot, qua một cuộc gọi điện video và cả hai cùng đàm phán một thỏa thuận để SII sản xuất khoảng 1 tỷ liều trong vòng 12 tháng, chiếm gần một nửa tổng số vaccine của Oxford.

Ngay khi nhận được lọ vaccine mẫu chứa các thành phần tế bào nuôi cấy cần thiết và hướng dẫn chi tiết để tạo ra vaccine AstraZeneca, Poonawalla đã ra lệnh cho ba nhà máy lúc đó đang sản xuất một số loại vaccine sinh lợi khác ngay lập tức chuyển sản xuất sang chế phẩm mới.

Cả thế giới xem như đã phụ thuộc vào SII vì nơi đây sẽ sản xuất 1,5 tỷ liều vaccine mỗi năm. Quyết định đầu tư của viện cũng rất dễ dàng vì công ty là một doanh nghiệp tư nhân, không phải chịu trách nhiệm trước các nhà đầu tư, chủ ngân hàng và cổ đông.

Tại phi trường Mumbai, các nhân viên sân bay đang bốc dỡ các thùng vaccine do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất. Ảnh AFP

Tại phi trường Mumbai, các nhân viên sân bay đang bốc dỡ các thùng vaccine do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất. Ảnh AFP

Adar Poonawalla sau này thừa nhận đây là một canh bạc rất lớn. Vào thời điểm đó không ít người đánh giá ông không điên thì cũng là khùng với ván bài đặt cược bạo tay như vậy. Khi AstraZeneca nhận được phê duyệt quy định đầu tiên từ Cơ quan quản lý các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc của Vương quốc Anh (MHRA) vào tháng 12 năm 2020, SII đã thực hiện được 40 triệu liều. Viện hiện đang sản xuất 80 triệu liều mỗi tháng và đang hướng tới mục tiêu đạt sớm 100 triệu liều.

Sau cơ sở ở Anh, Poonawalla đang xây dựng một nhà máy khác trị giá 400 triệu USD tại chính Ấn Độ, dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2024 để sản xuất 1 tỷ liều vaccine mỗi năm. Có thể xem chừng đã khá muộn để phát huy hết hiệu quả của loại vaccine chống dòng virus corona này, nhưng Poonawalla vẫn hướng tâm trí đến những đại dịch tiếp theo trong tương lai. Ông bình tâm khi đánh giá, có thể không xảy ra trong cuộc đời của mình, nhưng chí ít ở thế hệ các con của ông, biết đâu sẽ có một đại dịch toàn cầu khác tồi tệ hơn đại dịch lần này. Như vậy, nhiệm vụ của “ông hoàng vaccine” vẫn còn nặng nề!

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
22 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy / Vietnam Economic Times tổ chức từ năm 2001, nhằm ghi nhận các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng và đóng góp tích cực cho địa phương và nền kinh tế quốc gia.
6 ngày
Xem thêm