Thứ bảy, 21/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

8 nhóm giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế trong giai đoạn mới

T.H
- 18:00, 01/10/2021

(DNTO) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trong giai đoạn mới.

Xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là hết sức cấp thiết trong giai đoạn mới. Ảnh: T.L

Xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là hết sức cấp thiết trong giai đoạn mới. Ảnh: T.L

Tại Hội nghị tham vấn về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 diễn ra hôm nay, 1/10, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, hiện bộ này đang xây dựng đề cương, phối hợp các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế trong giai đoạn 2022-2023 và dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

"Từ năm 2020 đến nay, các đối tác lớn của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực đã ban hành nhiều gói hỗ trợ với quy mô lớn, nhờ đó đã và dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong giai đoạn 2021-2023. Các nước chủ yếu tập trung sử dụng chính sách tài khóa ưu tiên đầu tư hạ tầng, giảm áp lực chi phí cho doanh nghiệp, hỗ trợ người dân, lao động; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, chuyển đổi số. Chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm giảm chi phí vốn vay và tăng khả năng tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh", ông Phương nói.

Cũng theo ông Phương, các tổ chức quốc tế như ADB, WB, IMF, UNTACD đã đưa ra nhiều khuyến nghị giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế khu vực ASEAN, cũng như Việt Nam theo hướng như sau: Chính sách cần được thực hiện hợp lý theo từng giai đoạn của diễn biến dịch bệnh, năng lực nội tại, khả năng thực thi và giám sát của khu vực nhà nước, các đặc điểm của nền kinh tế, dư địa chính sách hiện có. Sự phục hồi bền vững phụ thuộc vào việc bảo đảm ổn định tài chính; cân bằng rủi ro giữa việc gia tăng nợ công, nợ của khu vực tư nhân với quy mô và thời hạn các chính sách hỗ trợ tài chính. Cần thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, hỗ trợ hệ thống y tế, hộ gia đình, doanh nghiệp và phục hồi kinh tế đến khi dịch bệnh được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu…

Chương trình hướng tới mục tiêu tạo nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng giai đoạn phục hồi khi dịch Covid-19 được kiểm soát đồng thời phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phù hợp với các mục tiêu, định hướng, tầm nhìn dài hạn; hướng đến mục tiêu tạo việc làm cho người dân, người lao động và đào tạo, đào tạo lại lao động thích ứng với bối cảnh mới, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả.

Chương trình cũng đề xuất các chính sách, giải pháp cụ thể và nguồn lực đi kèm; các chính sách, giải pháp hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, tác động ngay đến doanh nghiệp, người dân, người lao động, nền kinh tế, phát huy cao nhất hiệu quả các chính sách hỗ trợ đang triển khai, phù hợp với mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên trong giai đoạn 2021-2025.

"Chương trình tập trung vào các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp y tế và kinh tế hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người dân, người lao động; các hoạt động kinh tế tạo động lực phục hồi và phát triển bền vững cho nền kinh tế. Các chính sách tiếp cận cả về phía cung (tín dụng, giảm chi phí, lao động), phía cầu (kích cầu tiêu dùng, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công) và các khâu kết nối (vận tải, lưu thông hàng hóa, logistics). Thời gian thực hiện đến năm 2023 nhằm tạo cơ sở phục hồi mạnh mẽ, vững chắc cho doanh nghiệp, nền kinh tế, góp phần phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân cả giai đoạn 2021-2025 là 6,5-7%/năm", ông Phương cho biết.

Theo Thứ trưởng Phương, trong giai đoạn 2022-2023, Việt Nam cần thực hiện 8 giải pháp quan trọng sau để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế:

Thứ nhất, kiểm soát dịch bệnh Covid-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng. Đây là nhóm nhiệm vụ giải pháp quan trọng, cấp bách ngay từ đầu năm 2022 nhằm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh Covid-19”, tạo nền tảng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bền vững. “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh Covid-19” là yếu tố tiên quyết, không thể thiếu để thực hiện phục hồi kinh tế.

Thứ hai, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất; tiết kiệm chi thường xuyên.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền, hành chính các cấp.

Thứ tư, phục hồi và phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng trong nước. Phát triển ngành du lịch hướng đến an toàn với dịch bệnh, thân thiện với môi trường; thúc đẩy tiêu dùng nội địa thông qua các chính sách bình ổn thị trường, xúc tiến thương mại và giảm thuế, phí ô tô trong nước.

Thứ năm, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên bằng các giải pháp về hỗ trợ tín dụng (tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận tín dụng, hỗ trợ lãi suất với một số đối tượng cụ thể); tài chính (miễn, giảm thuế, phí); sản xuất; phát triển chuỗi cung ứng bền vững nhất là các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Thứ sáu, phục hồi, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI; khuyến khích đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động trong các KCN, KKT; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tập trung đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng, nhất là hạ tầng giao thông và nông nghiệp, thủy lợi, dự kiến nguồn vốn đầu tư công trong 02 năm 2022-2023 khoảng 1,2 triệu tỷ đồng.

Thứ bảy, phát triển vùng, đô thị, tháo gỡ thể chế để phát triển các đô thị lớn của cả nước.

Thứ tám, phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng cường kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động.

Thứ trưởng Phương nhấn mạnh, trên cơ sở các giải pháp chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự kiến các nhiệm vụ phân công thực hiện của bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Theo đó, bên cạnh các nhiệm vụ có tính chất thường xuyên, liên tục theo các chính sách đã được ban hành trước đây về cải cách hành chính, phát triển công nghiệp hỗ trợ, xúc tiến thương mại, đầu tư..., xác định các nhiệm vụ cụ thể, có tính chất trọng tâm, trọng điểm, đột phá của bộ, cơ quan trung ương, địa phương, thời gian thực hiện trong giai đoạn tới.

Tin khác

Tiếng nói doanh nhân
Theo chuyên gia, việc thực thi chính sách hoàn toàn có thể cải thiện mà không sai về luật. Ví dụ chỉ cần giải quyết thủ tục hành chính sớm hơn cũng giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội hơn.
16 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão Yagi, VCCI kiến nghị Thủ tướng tiếp tục gia hạn thời điểm nộp thuế GTGT, TNDN, tiền thuê đất; giãn thời điểm nộp các khoản nộp cho bảo hiểm xã hội từ 4 đến 6 tháng cho các doanh nghiệp tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ...
17 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từ 20 - 27/9, tại Satramart Siêu thị Sài Gòn (số 460 đường 3 tháng 2, phường 12 quận 10) sẽ diễn ra chương trình khuyến mại mừng sinh nhật lần thứ 23 “Mua hàng ngay – nhận quà liền tay”. 100% khách hàng sẽ trúng thưởng khi mua hàng với hóa đơn từ 400.000 đồng trở lên, vô vàn giải thưởng có giá trị đang chờ đón.
22 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Cơ hội sở hữu VinFast VF 9 với ưu đãi lên đến 582 triệu đồng được nhiều khách hàng doanh nhân đánh giá là khoản đầu tư “ngàn năm có một”.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Chiến dịch Thu hút Nhân tài Quốc tế (Overseas Talent Roadshow) lần thứ 2 tại Singapore - một trong những Trung tâm tài chính hàng đầu châu Á. Dự kiến, Techcombank sẽ tiếp tục có mặt tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh trong tháng 9 để tiếp tục hành trình tìm kiếm nhân tài người Việt trở về quê hương làm việc.
1 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Mặc dù thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam bắt đầu khởi động nhưng theo chuyên gia bối cảnh còn nhiều khó khăn và các doanh nghiệp còn khá thụ động.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đó là anh Lê Yên Thanh (sinh năm 1994), Ủy viên BCH Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, Phó Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ Phenikaa MaaS (đơn vị sáng lập, xây dựng và triển khai ứng dụng BusMap).
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
2 ngày
Tiếng nói doanh nhân
Theo phản ánh, đa phần các doanh nghiệp xăng dầu ở miền Bắc, những nơi chịu tác động của bão đều gặp khó khăn về kinh doanh. Một số thương nhân đầu mối đề xuất điều chỉnh giảm mức tổng nguồn xăng dầu được phân giao cho cả năm 2024.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp được kết nối tiêu thụ trên các thị trường nội, ngoại tỉnh và nước ngoài, Ban Chỉ đạo tỉnh về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tỉnh (BCĐ 598 tỉnh) đã chỉ đạo các thành viên đẩy mạnh mở rộng giao thương, xúc tiến thương mại, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chế biến, bảo quản, nâng cao giá trị nông sản.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các hàng rào an ninh xung quanh Elon Musk, người giàu nhất thế giới và CEO của Tesla và SpaceX, đang ngày càng trương phình để đối phó với các hiểm họa gia tăng đe dọa tính mạng ông.
3 ngày
Tiếng nói doanh nhân
Trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với khoảng 1,5 vụ điều tra liên quan đến chống bán phá giá, chống lẩn tránh xuất xứ hàng hóa, và các biện pháp thuế quan. Điều này không chỉ gây gián đoạn đến chuỗi cung ứng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chuyên gia cho biết việc doanh  nghiệp vội vã mua tín chỉ carbon để đáp ứng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), có thể sẽ thiệt hại về tài chính khi những hướng dẫn từ phía EU vẫn chưa rõ ràng.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nvidia đã ấn định vai trò là một thế lực thống trị trong phân khúc công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI), sở hữu khả năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ thị trường chứng khoán. Nhưng mức giá cổ phiếu hiện tại của công ty này không phản ánh giá trị thực sự của họ.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần đầu tiên được kì vọng lan toả được những giá trị tốt đẹp của văn hoá kinh doanh Việt Nam, đồng thời, tiếp thu được tinh hoa văn hoá kinh doanh Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.
6 ngày
Xem thêm