Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam hướng tới xây dựng hệ thống nhà cung ứng lương thực, thực phẩm minh bạch, bền vững cho toàn cầu

Hồng Gấm
- 16:03, 15/06/2021

(DNTO) - "Để tiếp tục phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế và hướng các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030, Việt Nam cần xây dựng hệ thống cung ứng lương thực, thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững cho toàn cầu", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho hay.

Để tiếp tục phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế và hướng các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030, Việt Nam cần xây dựng hệ thống nhà cung ứng lương thực, thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững cho toàn cầu. Ảnh: TL.

Để tiếp tục phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế và hướng các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030, Việt Nam cần xây dựng hệ thống nhà cung ứng lương thực, thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững cho toàn cầu. Ảnh: TL.

Ngành nông nghiệp luôn nỗ lực trong vai trò "trụ đỡ" nền kinh tế

Phát biểu khai mạc đối thoại với chủ đề “Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam: Minh bạch, trách nhiệm, bền vững”, tổ chức ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, đại dịch Covid-19 đã và đang gây thiệt hại nặng nề đến sức khỏe, kinh tế, an sinh, xã hội ở quy mô toàn cầu.

Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, sản xuất lương thực, an ninh lương thực bị ảnh hưởng. Đời sống của người nông dân, nông thôn, những người nghèo và đặc biệt là những đối tượng yếu thế đang bị tác động lớn nhất do tình hình dịch bệnh và suy thoái kinh tế.

Tin nên đọc

Trong khi đó, tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm hơn. Đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt là những thách thức lớn để đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng trong 7,9 tỷ dân toàn thế giới...

Tuy nhiên cũng Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nông nghiệp Việt Nam vẫn phát huy vai trò trụ cột nền kinh tế, đóng góp gần 15% GDP của quốc gia, duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,68% trong năm 2020.

"Mặc dù bị tác động của dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, thiên tai…, nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương, đạt 2,68% trong năm 2020. Ngoài ra, còn đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm cho gần 100 triệu dân. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn đạt 41,53 tỷ USD, tăng 3,3% so với năm 2019. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 22,83 tỷ USD”, Thứ trưởng Doanh nêu rõ.

Hướng tới mục tiêu phát triển "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"

"Để tiếp tục phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế và hướng các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030, Việt Nam cần xây dựng hệ thống nhà cung ứng lương thực, thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững cho toàn cầu", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Ông nêu rõ: Với việc giải được từ khoá "minh bạch, có trách nhiệm và bền vững", sẽ hỗ trợ thúc đẩy hệ thống lương thực thực phẩm thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, Việt Nam sẽ làm tốt hơn, hiệu quả hơn các chương trình hành động của từng ngành, lĩnh vực trong xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng ở các vùng nông thôn, nhất là những vùng dân tộc thiểu số và nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Trưởng Đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam đánh giá: Khi hệ thống lương thực thực phẩm vận hành tốt sẽ có khả năng đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Nếu hệ thống bất ổn thì những rối loạn gây ra sẽ đe dọa tới mọi thành tựu từ giáo dục, y tế và kinh tế, cũng như nhân quyền, hòa bình và an ninh.

"Trong mục tiêu phát triển bền vững cần xác định hướng đi phù hợp với thực tế cấp quốc gia và địa phương nhằm chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam theo hướng toàn diện, bền vững và có khả năng chống chịu hơn. Việc tham gia hội nghị cấp cao của Liên Hiệp quốc về hệ thống lương thực - thực phẩm toàn cầu năm 2021 và tổ chức các cuộc đối thoại quốc gia chính là cơ hội để Việt Nam – với vai trò là một nước thành viên của Liên Hiệp quốc xác định tầm nhìn, chiến lược, lỗ hổng và giải pháp để chuyển đổi các hệ thống lương thực, thực phẩm quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030”, bà Rana Flowers nói.  

Theo đó, hưởng ứng hội nghị, thời gian tới, các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc đối thoại cấp quốc gia và khu vực nhằm định hướng hành động, xây dựng lộ trình để  định hướng cho hệ thống lương thực thực phẩm được phát triển bền vững hơn, toàn diện hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn, tạo ra tác động đa chiều để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
1 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm