Thứ năm, 22/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam, 'đảo hạnh phúc' với nhiều chỉ số an toàn

Bài: GS Phan Văn Trường. Ảnh: Việt Linh
- 07:05, 10/02/2021

(DNTO) - Việt Nam đã chứng tỏ là một đất nước an toàn, một đất nước hạnh phúc. Bất ngờ rằng “nhờ” Covid-19 mà Việt Nam “lộ” ra những điểm mạnh ít ai để ý tới.

GS Phan Văn Trường hai lần được Tổng thống Pháp phong làm Hiệp sĩ (Đài Ghi Công năm 1990 và Bắc Đẩu Bội Tinh năm 2006).

GS Phan Văn Trường hai lần được Tổng thống Pháp phong làm Hiệp sĩ (Đài Ghi Công năm 1990 và Bắc Đẩu Bội Tinh năm 2006).

Người Việt Nam chúng ta không thua kém bất cứ quốc gia nào về tố chất. Vì thế, tính đến thời điểm này, Việt Nam là một trong rất ít nước trên thế giới giữ được tăng trưởng dương. Rõ ràng chúng ta có thể lạc quan về mặt kinh tế, ngoại trừ lĩnh vực du lịch và xuất khẩu nông sản.

Phải giảm bớt tập trung đầu tư cho Hà Nội và TP.HCM

Covid-19 giúp chúng ta hiểu ra rằng, nên bớt đặt trọng tâm vào hai đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội. Đây là hai “khuôn viên” rất eo hẹp về mật độ. Sự đông đúc và chật hẹp sẽ còn gây ra nhiều tiêu cực khác mà chúng ta chưa thấy vì nó chưa xuất hiện ở nước ta, nhưng đã hiện diện tại mọi quốc gia cùng chung chính sách.

Nhân sự của cả nước đổ dồn vào hai thành phố lớn nay đã trở thành cực lớn, làm các thành phố khác trong nước thiếu dân. Thiếu dân thì doanh trường không phát triển tốt, hạ tầng thiếu vốn, thị trường công việc thiếu nhân sự, ruộng đồng thiếu nông dân. Thiếu dân còn liên quan gián tiếp đến chính sách công nghiệp hóa tập trung. Số đông doanh nghiệp lớn của nước ta không sở hữu công nghệ, nên chỉ kiếm chác qua lao động gia công.

Với các tỉnh, muốn thu hút đầu tư FDI bắt buộc phải đầu tư về hạ tầng, nhà máy điện dẫn tới ô nhiễm môi trường, hạ tầng chằng chịt. Đầu tư FDI còn có một góc cạnh rất độc ác là toàn bộ nền sản xuất công nghiệp có khả năng bị biến thành một nền kinh tế không chuyên môn, không công nghệ. Muốn phá vòng xoáy này, chúng ta cần sớm thay đổi chính sách công nghiệp hóa và thậm chí thay cả cách nhìn vào các dự án FDI.

Tóm lại, các địa phương như Thái Nguyên, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Gia Lai… cần đông dân hơn để tạo ra nền kinh tế thuần túy địa phương mang đến giá trị chứ không đơn thuần làm gia công. Chúng ta nhất thiết phải giảm bớt tập trung đầu tư cho Hà Nội và TP.HCM thì mới có thể giãn dân ra được.

Con “Covid-19” cũng tạo ra một tình huống khác khá độc đáo. Một số Việt kiều có khuynh hướng về nước, đây là cơ hội tiềm năng. Nói một cách khách quan, gần như phần lớn tiềm năng khoa học, y khoa, bác học, chuyên gia cấp cao của Việt Nam đang nằm sẵn trong khối chuyên môn Việt kiều. Để bắt kịp các quốc gia tiên tiến thì vấn đề chính nằm ở khâu này. Chúng ta cần đánh giá lại một cách nghiêm túc.

Một vấn đề khác nữa được con “Covid-19” chỉ ra là chúng ta cần phát triển nền du lịch trong nước cho người Việt. Chúng ta đã vịn quá lâu vào du khách nước ngoài, nay khan hiếm vì con virus. Hiện xã hội trung bình của chúng ta đã lớn lên, đã có sức mua và tiêu thụ. Hơn lúc nào hết, nền du lịch nước nhà nên hướng vào thị trường quốc nội trước tiên. Điều này rất cần thiết nếu chúng ta muốn trợ giúp các địa phương.

GS Phan Văn Trường là tác giả của 3 best-sellers

GS Phan Văn Trường là tác giả của 3 best-sellers

Cần tạo ra nhiều hệ sinh thái cho mỗi ngành nghề

Việt Nam là quốc gia có kinh tế tăng trưởng an toàn, với 4 lĩnh vực nổi bật: Xây dựng, công nghệ thông tin, du lịch và một phần nông nghiệp.

Chúng ta thấy, hiện nay các tòa cao ốc liên tục mọc lên, để đáp ứng những nhu cầu hiển nhiên của người dân. Việt Nam đang có những công ty xây dựng ngang hàng với thế giới về mặt công nghệ, chúng ta cứ thế mà tiến.

Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng ta có thể đi đường tắt, đây là một tin vui. Nếu chúng ta tập trung vào việc phát triển mảng robotics và AI (trí tuệ nhân tạo) cùng với việc lôi kéo được những “cái đầu” giỏi là Việt kiều đang làm việc tại những trung tâm công nghệ cao ở nước ngoài về nước dẫn dắt thế hệ trẻ thì sẽ phát huy tối đa trí tuệ của người Việt, vốn có năng khiếu cao về lĩnh vực này.

Về mảng du lịch, với phong cảnh và văn hóa ẩm thực tuyệt vời gấp nhiều lần các quốc gia khác, thuộc top 10 thế giới về cảnh quan, Việt Nam cần tạo được hệ sinh thái cho những công ty hay thậm chí những cá nhân, hộ gia đình làm du lịch cùng tham gia vào các tiêu chuẩn chung, cần tạo ra nhiều farmstay, homestay, cắm trại… mang đậm văn hóa bản địa để mọi người dân đều có cơ hội kiếm tiền.

Ngoài ra, chúng ta cần tạo ra thật nhiều hệ sinh thái cho mỗi ngành nghề. Tôi đang rất tâm huyết mong muốn tạo được hệ sinh thái cho ngành sen và dừa của Việt Nam, bởi đây là sản phẩm được thiên nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng ưu đãi cho nước ta. Nếu làm tốt, không chỉ góp phần phát triển du lịch mà còn tạo ra thu nhập cho người dân, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.

Hệ sinh thái sẽ phát triển khi người dân không còn tư duy triệt tiêu nhau nữa, mà cùng nhau xây dựng khuôn khổ kinh tế, tài chính và thương mại, cho phép ai cũng đều tìm thấy chỗ đứng và vai trò kinh tế của mình.

Như vậy, chỉ cần 4 ngành kinh tế mũi nhọn trên phát triển sẽ kéo theo những ngành nghề khác đi lên, tạo nên nền kinh tế an toàn, dày dặn, trù phú và ổn định hơn cho Việt Nam. Cả 4 ngành đều mang tính chất địa phương, không cần Hà Nội hay TP.HCM tham gia. Đó mới là điểm đáng chú ý.

Giáo sư Phan Văn Trường là cố vấn thường trực của Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế từ thập niên 1990. Ông hai lần được Tổng thống Pháp phong làm Hiệp sĩ (Đài Ghi Công năm 1990 và Bắc Đẩu Bội Tinh năm 2006). Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao tặng ông Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” năm 2010. Ông giữ nhiều vị trí lãnh đạo cao, kinh doanh, quản lý và quản trị của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

 Ông cũng là tác giả của 3 best-sellers: Một đời thương thuyết được vinh danh giải sách hay năm 2016 trong hạng mục quản trị - đã tái bản 18 lần, Một đời quản trị (2017, tái bản 11 lần) và Một đời như kẻ tìm đường (2019, tái bản 6 lần). GS Phan Văn Trường đã tặng trọn tác quyền và nhuận bút cả 3 cuốn sách cho một quỹ từ thiện”. 

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1 tuần
Xem thêm