Thứ bảy, 24/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

UNDP: Việt Nam cần sớm hỗ trợ 77.000 tỷ đồng cho người dân để phục hồi kinh tế

Hương Giang
- 07:30, 28/09/2021

(DNTO) - Ông Terence Jones, Quyền Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP cho rằng, Việt Nam nên thực hiện gói trợ cấp tiền mặt với quy mô tương đương 5% GDP quý (khoảng 77.000 tỷ đồng) cho người dân càng sớm càng tốt, nhằm khắc phục hậu quả của dịch và phục hồi kinh tế.

Hỗ trợ tiền mặt sẽ tạo hiệu ứng “cấp số nhân”

Theo IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), Việt Nam đã tăng chi tiêu cho y tế và an sinh xã hội lên 2% GDP từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2021.

Việt Nam đã áp dụng hai biện pháp tài khóa kể từ đầu đại dịch. Nghị quyết 42/NQ-CP về hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được ban hành vào tháng 4/2020, bao gồm trong đó là gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 20 triệu công nhân bị mất việc làm do đại dịch.

Một gói hỗ trợ mới trị giá 26 nghìn tỷ đồng đã được công bố vào ngày 1/7/2021 để giúp những người lao động bị ảnh hưởng bởi phong tỏa và giãn cách xã hội trong đợt bùng phát dịch gần nhất (Nghị quyết 68/NQ-CP). Chính phủ đã có những hành động kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn cho các hộ gia đình không có thu nhập do mất việc làm hoặc mất thu nhập từ công việc tự do.

Thương mại hàng hóa và dịch vụ, tỷ USD. Nguồn: IMF.

Thương mại hàng hóa và dịch vụ, tỷ USD. Nguồn: IMF.

Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy gói hỗ trợ vừa không đủ lớn vừa không đủ rộng về phạm vi để bảo vệ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn khỏi bị mất thu nhập do phong tỏa và giãn cách xã hội.

Một nghiên cứu mới đây do Trung tâm Phân tích và Dự báo - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện cho thấy, tỷ lệ nghèo về thu nhập tạm thời đã tăng từ mức 10% trước đại dịch lên 33,4% vào tháng 8/2021. Theo báo cáo này, 90% số người được hỏi đã không nhận được hỗ trợ kể từ khi gói tháng 7/2021 được phê duyệt.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng độ bao phủ giữa các tỉnh là khác nhau vì chương trình dựa vào chính quyền địa phương để huy động nguồn kinh phí. Các quy định rườm rà cho người nhận trợ cấp và người sử dụng lao động cũng đã làm giảm tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ giải ngân.

Quyền Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh, việc cắt giảm chi tiêu do lệnh phong tỏa giãn cách xã hội dẫn đến tiết kiệm bắt buộc hoặc tiết kiệm ngoài kế hoạch, vì không thể tiêu dùng được theo kế hoạch.

Các doanh nghiệp đóng thuế trên thu nhập mình kiếm được, do đó việc giảm chi tiêu cũng làm giảm thu ngân sách. Các gói kích thích làm tăng chi tiêu trong nước sẽ chi trả một phần cho chính phủ vì chúng làm tăng hoạt động kinh tế trong nước, do đó tạo ra nguồn thu thuế.

Ông Terence Jones cho rằng, một ý nghĩa quan trọng khác của tiết kiệm bắt buộc là một số khoản chi tiêu bị giảm đi sẽ tích lũy thành dư tiền mặt và hàng tồn kho. Những số dư này là một sự tiêu hao của tổng cầu trừ khi số tiền đó được huy động từ việc bán nợ công, số tiền thu về được chi tiêu theo những cách làm tăng tiêu dùng và đầu tư trong nước.

“Do tiết kiệm bắt buộc, Chính phủ có thể tăng đáng kể quy mô của chương trình hỗ trợ tiền mặt mà không vấp phải nguy cơ tăng lạm phát hoặc tăng lãi suất. Một gói trợ cấp tiền mặt với quy mô tương đương 5% GDP quý được giải ngân trong những tháng cuối năm 2021 (khoảng 77 nghìn tỷ đồng), tương đương mức hỗ trợ của các quốc gia khác trong khu vực. Gói trợ cấp 77 nghìn tỷ đồng sẽ có tác động lớn hơn nhiều đến tổng tiêu dùng tư nhân và tổng sản lượng kinh tế”, ông Terence Jones nói.

Theo ông Terence Jones, để đạt được đồng thời mục tiêu kép là hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và kích thích tăng trưởng kinh tế, cần phải triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt càng nhanh càng tốt.

"Cách nhanh nhất để triển khai là áp dụng ngay gói trợ cấp cho trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi (khoảng 11 triệu trẻ), với điều kiện xuất trình được giấy khai sinh chứng minh độ tuổi, phụ nữ mang thai; người cao tuổi từ đủ 60 (có khoảng 11,5 triệu người), bao gồm cả người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên – thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên với điều kiện họ không có lương hưu; người khuyết tật...", ông Terence  nhấn mạnh.

Những giải pháp để bắt đầu cuộc sống bình thường mới

“Một trong những bài học quan trọng rút ra từ sự lây lan với tốc độ chóng mặt của biến thể Delta là chúng ta không chỉ phải đối mặt với những bước lùi, mà thậm chí cần phải dự kiến trước những bước lùi đó. Do đó, một mặt cần triển khai gói hỗ trợ tạm thời ngay lập tức; mặt khác, cần chuẩn bị xây dựng các chương trình bổ sung nhằm duy trì tăng trưởng và tiêu dùng tư nhân trong trường hợp cần thiết. Các chương trình bổ sung cần giải quyết các vấn đề mà những chương trình ngắn hạn chưa giải quyết được”, ông Terence Jones nói.

Cũng theo ý kiến của ông Terence Jones, Chính phủ cần giảm thiểu yêu cầu về thủ tục hành chính và áp dụng việc đăng ký trực tuyến cho những người thuộc diện hỗ trợ. Tiền hỗ trợ sẽ được chi trả hàng tháng hay một lần, áp dụng cho 3 tháng cuối năm.

Đóng góp vào tăng trưởng sản lượng thực tế của nền kinh tế. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Đóng góp vào tăng trưởng sản lượng thực tế của nền kinh tế. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19 đã bắt đầu tập trung tăng tốc, nhưng các điều kiện vẫn còn xa so với bình thường. Số ca mắc mới vẫn ở mức cao, bao gồm cả ở Đông Nam Á và Việt Nam, và không thể loại trừ sự xuất hiện của các biến thể mới của vi rút. Thiếu một kế hoạch phục hồi toàn cầu có sự phối hợp lẫn nhau sẽ làm tăng khả năng các gói kích thích tài khóa — vốn là công cụ cho sự phục hồi của thương mại toàn cầu — sẽ bị rút lại quá sớm.

Có vẻ vẫn chưa thể phục hồi được du lịch và đi lại trước năm 2024, thậm chí mốc thời gian đó có thể vẫn là lạc quan nếu xuất hiện một đợt bùng phát dịch mới. Sản xuất và phân phối vaccine diễn ra chậm chạp và không đồng đều, sẽ làm cản trở sự phục hồi của các nước đang phát triển, nhiều nước trong số này hiện đang phải gánh chịu số ca nhiễm cao nhất.

Quyền Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh: “Để chống lại những tác động của tiết kiệm bắt buộc, cần chú trọng giải ngân nhanh, đặc biệt là đối với những người dân đang sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do đại dịch. Có thể xem xét áp dụng trợ cấp tiền mặt cho tất cả người cao tuổi và trẻ nhỏ theo hướng phổ quát. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách hỗ trợ trong trung hạn và bắt đầu chuẩn bị cho công tác triển khai ngay từ bây giờ để ứng phó với trường hợp bị phong tỏa, giãn cách kéo dài”.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
14 giờ
Thời sự - Chính trị
Các giám đốc điều hành Phố Wall đang chuẩn bị kế hoạch để mở rộng sang thị trường Trung Đông, không lâu sau khi các quốc gia trong khu vực này tuyên bố họ có hơn 2 nghìn tỷ đô la dành riêng cho hoạt động tại Hoa Kỳ.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Xem thêm