Thứ tư, 15/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trọng trách của sự nghiệp 'trồng người'

GS.TS Vũ Văn Hiền
- 09:38, 15/11/2022

(DNTO) - “Tôn sư, trọng đạo” là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam từ già đến trẻ đều gọi các giáo viên là “Thầy”. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy và nửa chữ cũng là Thầy.

Chính sự tôn vinh của cả xã hội với sự nghiệp giáo dục đã tạo ra những giá trị văn hoá tốt đẹp của Việt Nam ngàn đời văn hiến.

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Cùng với việc đề cao vị trí, vai trò, trách nhiệm xã hội của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách thoả đáng nhằm tôn vinh, đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo.

ttxvn_ngay_nha_giao_viet_nam

Thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp giáo dục của nước ta thời gian qua đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được tích cực triển khai, ban đầu có hiệu quả tốt đẹp. Quy mô và mạng lưới giáo dục, đào tạo phát triển nhanh, chất lượng giáo dục được tăng lên, quản lý giáo dục có nhiều tiến bộ. Giáo dục và đào tạo ở những vùng khó khăn và đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm hơn. Chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông mới được ban hành; phương pháp giảng dạy và học tập có bước đổi mới; hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo ngày càng mở rộng và có hiệu quả tích cực. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Chi đầu tư cho giáo dục và đào tạo được tăng cường. Cơ chế, chính sách cho giáo dục và đào tạo từng bước được đổi mới, đời sống của đội ngũ nhà giáo có phần được cải thiện.

Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn bộc lộ những yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Dư luận cho thấy, ở những khâu quan trọng của công tác giáo dục và đào tạo còn những vấn đề nổi cộm. Một biểu hiện đáng quan tâm là hầu như con em các gia đình có điều kiện kinh tế, trong đó có cả các nhà giáo thường cho con đi học ở nước ngoài. Theo thống kê sơ bộ, số sinh viên đại học và học viên trên đại học ở nước ta đang học tại nước ngoài lên tới cả trăm ngàn, chi phí cho việc du học lên tới hàng tỉ USD. Đây đúng là hiện tượng không bình thường có liên quan đến niềm tin của xã hội về công tác giáo dục, đào tạo trong nước.

Vấn đề hệ trọng nhất cần xem xét là tư duy về giáo dục đào tạo, là triết lý giáo dục và mô hình giáo dục. Hiện nay chúng ta chưa định hình một cách bài bản mô hình giáo dục đặc thù của Việt Nam cũng như phương pháp giáo dục mang tính khoa học và hiệu quả của Việt Nam. Từ giáo dục mầm non đến giáo dục ở cấp học phổ thông, học sinh của ta chỉ thấy học và học, kiến thức thu được còn ít nhưng sách vở học trò thường quá nhiều, đeo nặng trên vai. Trẻ nhỏ phải được vừa học, vừa chơi, không nên bắt phải học ngày, học đêm, bài tập về nhà quá nhiều, làm mất cả  những hoạt động, vui chơi thường xuyên của tuổi thơ hiếu động.

tanghoathayco

Chương trình và nội dung sách giáo khoa cũng đang là vấn đề cần được xem xét. Cần áp dụng mọi giải pháp kiên quyết nhất để xóa bỏ tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan như gánh nặng đối với cả học sinh và các bậc phụ huynh. Cần tránh sự áp đặt những bài giảng mẫu, những khuôn sáo mẫu của giáo viên làm mất tư duy sáng tạo của các em nhỏ.

Công tác đào tạo đại học và sau đại học cũng xuất hiện nhiều vấn đề đáng quan tâm. Trong khi một số trường đại học nước ta đã sánh vai với các trường tiên tiến trên thế giới, thì có không ít trường đại học chất lượng đào tạo kém. Dư luận vừa qua đã phê phán mạnh mẽ về một số cơ quan đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ với cách làm cẩu thả, thiếu khoa học.

Để khắc phục những hạn chế đó, giải pháp căn cơ là phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới từ quan điểm tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đổi mới ở tất cả các cấp học, ngành học, sao cho sau hành trình qua các cấp học, học sinh của chúng ta phát huy được tố chất thông minh của người Việt, tự tin, năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực chất lượng cao cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Khi giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu, thì việc “tôn sư trọng đạo” cần được phát huy và thực hiện bằng những cơ chế, quyết sách cụ thể và được cả xã hội quan tâm như một lẽ đương nhiên.

Thấm đượm lời dạy của Bác Hồ vĩ đại “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” càng cho thấy rõ “trồng người” là sự nghiệp rất vinh quang, cao cả và trọng trách của các nhà giáo là vô cùng lớn lao.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta dành sự tôn vinh và tri ân sâu sắc đối với các nhà giáo, đội ngũ tiên phong trong “sự nghiệp trồng người”.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Năm 2024, giá trị Việt Nam trong 158 tỷ USD của ngành công nghiệp công nghệ số là 32%. Chúng ta đặt mục tiêu giá trị Việt Nam sẽ đạt trên 50% vào năm 2030. Đây là mục tiêu rất cao nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy gia công.
8 giờ
Thời sự - Chính trị
Mặc dù xuất nhập khẩu năm qua cán đích gần 800 tỷ USD nhưng chưa thực sự bền vững do vẫn phụ thuộc nhiều vào khối FDI. Khi các doanh nghiệp nội địa chiếm thế thượng phong, lúc đó những thành quả xuất nhập khẩu mới vững chắc.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng ngày 10/1, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) tổ chức khai trương Trung tâm Thương mại SATRA Võ Văn Kiệt (Centre Mall Võ Văn Kiệt) tại 1466 đường Võ Văn Kiệt, phường 3, quận 6, TP.HCM.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 8/1, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan vụ việc trên mạng xã hội lan truyền thông tin "lãnh đạo Ngân hàng ACB đánh bạc hàng chục triệu USD", người phát ngôn Bộ Công an cho biết hiện Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của cả hai bên.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025. Theo đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng 2 con số là hoàn toàn khả thi nếu Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế xanh phát triển. Muốn vậy cần có cơ chế để tạo thuận lợi cho dòng vốn xanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ Bộ Công Thương quý IV năm 2024 và gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp năm mới 2025. Tại đây, lãnh đạo Bộ giải đáp một loạt vấn đề nóng được dư luận quan tâm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17, chiều ngày 7/1.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Vượt qua nhiều thách thức, GDP năm 2024 tăng 7,09%, cao hơn nhiều so với dự báo của các tổ chức quốc tế, cùng với đó là hàng loạt chỉ tiêu khởi sắc khác là tiền đề quan trọng để "lấy đà" đón năm 2025 thuận lợi, khi cả nước đang hừng hực khí thế, tự tin, khát vọng chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo vị Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể sẽ sớm áp dụng các biện pháp tang thuế nhằm cân bằng cán cân thương mại, giảm thâm hụt với các nước đối tác như Ấn Độ, Trung Quốc, EU và cả Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Biến động kinh tế thế giới và chính sách bảo hộ thương mại từ các cường quốc có thể làm giảm đà tăng trưởng của Việt Nam. Thêm vào đó, áp lực từ giá dầu, hàng hóa thế giới và biến động tỷ giá vẫn có thể ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu và sức mua của người tiêu dùng trong nước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Những quyết định đột phá trong cải cách thể chế trong năm vừa qua sẽ giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Thủ đô 2024 cho phép khai thác 2 bên bờ sông Hồng để phát triển công nghiệp văn hóa. Đây là cơ hội xây dựng, khai thác những công trình thương mại, dịch vụ phát triển những hoạt động kinh doanh phục vụ người dân và khách du lịch...
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%. Trong đó, ngành Công Thương đã có đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Gần ba thập niên tham gia ASEAN đánh dấu quá trình trưởng thành của Việt Nam trên “sân chơi” hội nhập và đối ngoại. Từ chỗ học hỏi, làm quen, Việt Nam đã nỗ lực trên tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm” nhằm duy trì hòa bình và phát triển bền vững. 
3 tuần
Xem thêm