Thứ tư, 17/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Phát huy lợi thế khí hậu, đất đai màu mỡ, nguồn nước ổn định, những năm qua, nhân dân xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, đã tích cực triển khai mô hình trồng rau sạch theo quy trình VietGAP, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", huyện Vân Hồ đã có 7 sản phẩm đặc trưng của địa phương được công nhận sản phẩm OCOP. Hiện nay, huyện Vân Hồ triển khai, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đánh giá lại các sản phẩm và phát triển sản phẩm mới, nâng tầm sản phẩm đặc sản địa phương.
Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành thu hoạch các loại cây ăn quả, như mận hậu, xoài, nhãn chín sớm và đang tích cực chăm sóc, nhằm phục hồi, bảo đảm cây sinh trưởng, phát triển tốt cho vụ sau.
Những năm qua, cây nhãn đã trở thành cây trồng chủ lực, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, mang lại việc làm, thu nhập cho nông dân huyện Sông Mã. Đặc biệt, nhãn Sông Mã đã tạo được thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường thế giới.
Hiện nay, huyện Mai Sơn đang có 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao chế xuất từ sâm, gồm: Cao sâm, rượu cao sâm và rượu sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH một thành viên đầu tư xây dựng Thành Long. Sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý, có giá thành cao đang được trồng tại huyện Mai Sơn.
Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã mang lại thu nhập cao cho các bên tham gia, góp phần nâng cao đời sống người dân. Đồng thời, người tiêu dùng tiếp cận nông sản, thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả phù hợp. Tuy nhiên, việc liên kết chuỗi nông sản còn gặp khó khăn, cần có giải pháp tháo gỡ, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất.
Trong những năm qua, huyện Sông Mã luôn được quan tâm, triển khai nhiều giải pháp thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư ứng dụng công nghệ, tạo vùng cây ăn quả chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được xem là “chìa khóa” để các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống phân phối lớn trong nước và xuất khẩu.
Cùng với đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, huyện Phù Yên chú trọng phát triển nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm chủ lực của địa phương. Đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu Phù Yên đã khẳng định vị thế trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao về chất lượng.
Mộc Châu có khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng phù hợp phát triển nông nghiệp. Phát huy lợi thế, huyện Mộc Châu đã tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.