Thứ hai, 29/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thương hiệu mỹ phẩm Việt lấy lại chỗ đứng trên sân nhà

Huyền Trang
- 14:29, 24/12/2023

(DNTO) - Dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ ngoại nhưng nhiều thương hiệu mỹ phẩm nội địa Việt Nam đang dần lấy được thị phần và tỏ ra không hề kém cạnh với các “ông lớn” quốc tế.

Người tiêu dùng Việt ngày càng ưa chuộng thương hiệu mỹ phẩm nội địa. Ảnh: T.L.

Người tiêu dùng Việt ngày càng ưa chuộng thương hiệu mỹ phẩm nội địa. Ảnh: T.L.

“Miếng bánh” nhiều kẻ nhăm nhe

Dữ liệu từ Satista công bố cho thấy doanh thu của thị trường bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam trong năm 2022 đạt mức 2,2 tỷ USD, dự kiến đạt 2,69 tỷ USD vào năm 2027. Trong năm 2023, Statista dự đoán doanh thu từ thị trường bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam đạt mức 2,36 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) của thị trường bán lẻ mỹ phẩm Việt giai đoạn 2023 – 2027 ước đạt 3,32%.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp ngoại quốc, kéo theo cuộc đua khốc liệt của rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm quốc tế gia nhập thị trường Việt Nam. 

Theo số liệu do Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm TP.HCM, Hàn Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt Nam với 30% thị phần. EU đứng ở vị trí thứ hai với 23%, tiếp theo là Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%) và Mỹ (10%), các quốc gia còn lại đóng góp 7%.

Trong đó, các thương hiệu quốc tế chuyên về dòng dược mỹ phẩm như La Roche Posay, Vichy, Kiehl’s, Clinique, Avene… đang đánh vào phân khúc cao cấp, với mức giá dao động từ 1.000.000 VNĐ cho sản phẩm dược mỹ phẩm đặc trị nồng độ cao. Còn các thương hiệu nội địa Việt như THORAKAO, Sao Thái Dương… hướng tới phân khúc bình dân đến cao cấp.

Tuy nhiên, nhiều sản phẩm mỹ phẩm Việt còn hạn chế về dây chuyền công nghệ chưa đủ hiện đại, bao bì chưa bắt mắt và thiếu chiến lược xây dựng thương hiệu và không tận dụng triệt để các kênh quảng bá tới người tiêu dùng.

Gần đây, thị trường mỹ phẩm Việt đang nổi lên nhiều “local brand” (thương hiệu nội địa) đầu tư chuyên nghiệp vào sản phẩm, thương hiệu và quản trị doanh nghiệp. Một số cái tên có thể kể tới như Cocoon, Cỏ cây Hoa lá, Cỏ mềm, M.O.I, E&G Beauty… Nhưng những thương hiệu này vẫn còn ít so với tiềm năng thị trường mỹ phẩm của Việt Nam.

Muốn đi xa cần chuẩn bị tốt

Tần suất trang điểm và Skin Care của người dùng Việt trong năm 2022. (Nguồn: Q&Me)

Tần suất trang điểm và Skin Care của người dùng Việt trong năm 2022. (Nguồn: Q&Me)

Bà Vũ Hoài Anh (Tracy Vũ), chuyên gia tư vấn chiến lược và thương hiệu doanh nghiệp, Giám đốc chiến lược của hệ sinh thái BrandMarCom DigiMind Group, cho biết các thương hiệu lớn trên thế giới như Obagi, Klairs, La Roche- Posay… đã có hàng chục, hàng trăm năm xây dựng thương hiệu. Trong khi thị trường mỹ phẩm Việt Nam vẫn phân mảnh, chỉ có một số nhỏ thương hiệu xây dựng thương hiệu thành công.

Cao hơn sản phẩm là thương hiệu và nhiều hệ giá trị khác. Bài học thành công từ các thương hiệu lớn của nước ngoài là sáng tạo các sản phẩm đột phá, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ hướng tới mọi đối tượng, xây dựng thương hiệu nhờ các chuyên gia, tạo trải nghiệm khách hàng thú vị, tiếp cận đa dạng và phù hợp với mọi loại da.

“Doanh nghiệp có thể đầu tư rất nhiều vào các KOL để tăng doanh thu trước mắt nhưng giá trị thương hiệu sẽ không được tiếp tục duy trì trong năm tiếp theo. Nhưng nếu đầu tư vào thương hiệu, doanh nghiệp sẽ duy trì được thương hiệu và đi cùng khách hàng hàng trăm năm”, bà Tracy nói.

Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ thị trường buộc thương hiệu mỹ phẩm Việt phải liên tục tìm cách đổi mới mình. Đó cũng là lý do sau 3 năm hoạt động E&G Beauty công bố chiến lược tái định vị thương hiệu.

Ở lần tái định vị này, bà Dương Thị Thanh Mai, Tổng Giám đốc Thương hiệu Mỹ phẩm E&G cho biết thương hiệu vượt qua ranh giới của một nhãn hiệu mỹ phẩm, trở thành phong cách sống của người tiêu dùng. Yếu tố personalization (cá nhân hóa) được thương hiệu đặt trọng tâm vào việc cá nhân hoá vẻ đẹp của con người thông qua việc phát triển đa dạng các dòng sản phẩm thích ứng mọi nhu cầu, lứa tuổi.

“Từ sản phẩm mặt nạ dưỡng da, chúng tôi định hướng phát triển đa dạng sản phẩm trong năm 2024. Chúng tôi có thế mạnh làm việc với các phòng lab tiên tiến tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2024 sẽ ra mắt tối thiểu 10 sản phẩm, tức ít nhất mỗi tháng sẽ ra mắt 1 sản phẩm”, bà Mai nói.

Đại diện E&G cho biết nhiều sản phẩm nội địa có chất lượng không thua kém sản phẩm quốc tế nhưng chưa được nhiều người tiêu dùng biết tới do chưa chú trọng branding (xây dựng thương hiệu). Vì vậy ở lần tái định vị này, E&G sẽ lấy branding làm nền tảng đầu tiên, không chỉ làm branding cho thương hiệu mà làm branding cho từng bộ sản phẩm, dựa trên từng đối tượng và từng nền tảng.  Đặc biệt, năm nay, sẽ tiến đến sân chơi thương mại điện tử một cách mạnh mẽ.

Với việc các thương hiệu mỹ phẩm đều lựa chọn bán hàng chủ yếu qua sàn thương mại điện tử.  Ông Tín Lê, Founder kiêm CEO Adtek, chuyên gia marketing online, khuyến nghị cần phải xử lý tốt một số vấn đề. Thứ nhất là đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố tiên quyết để thu hút và giữ chân khách hàng. Thứ hai là giấy phép cần làm rõ với các sàn thương mại điện tử để khi lên chiến lược truyền thông không gặp trục trặc liên quan đến việc này.

Ngành mỹ phẩm đang cạnh tranh khốc liệt trên sàn thương mại điện tử. Định vị thương hiệu là yếu tố cốt lõi trên sàn. Cần có chiến lược bán hàng vì không phải cứ mang hàng lên bán là có doanh thu. Phải kết hơp sâu sát với sàn để thực hiện chiến lược này để tăng doanh thu và tối ưu chi phí. Bởi nếu cứ đem lên bán thì chi phí bị đội lên rất cao.

"Cần xác định rõ vai trò của kênh bán hàng thương mại điện tử, kênh nào kênh phễu, kênh nào để tăng doanh thu. Không phân biệt rõ vai trò của từng kênh thì sẽ xảy ra trường hợp “dẫm chân lên nhau”, chi phí dành cho các kênh đó sẽ gia tăng, kể cả kênh đang hot nhất", ông Tín Lê nói.

 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
1 tuần
Xem thêm